PGS.TS Trần Đắc Phu lý giải việc có "hộ chiếu vaccine" nhưng vẫn phải cách ly 14 ngày khi nhập cảnh vào Việt Nam

Hiện Bộ Y tế vẫn chưa thay đổi biện pháp phòng chống dịch COVID-19 nên người có "hộ chiếu vaccine" nhập cảnh vào Việt Nam vẫn phải cách ly 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm 2 lần.

Đỗ Thu Nga
16:09 11/03/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hộ chiếu vaccine là một loại tài liệu giấy tờ chứng minh 1 cá nhân đã  tiêm 2 mũi vaccine  COVID-19. Đây được xem là một cách cứu cánh cho ngành công nghiệp không khói - du lịch

Tuy nhiên, hộ chiếu vaccine chưa có hiệu lực tại Việt Nam. Bởi trong những ngày qua có nhiều người nhập cảnh vào Việt Nam có hộ chiếu vaccine nhưng vẫn phải cách ly 14 ngày cũng như lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 2 lần theo đúng quy định phòng chống dịch. 

Lý giải về điều này Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế cho biết: Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có thay đổi trong các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 cũng như cách ly người nhập cảnh có "hộ chiếu vaccine". 

Ông Phu chia sẻ thêm, từ trước đến nay, các bệnh truyền nhiễm, việc có vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để phòng, chống bệnh. Ví dụ để phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các nước đã áp dụng việc chứng nhận việc tiêm vaccine khi đi lại như với dịch tả, dịch hạch, bệnh sốt vàng (chỉ lưu hành ở châu Phi, lây qua muỗi đốt lây cho người ở châu Phi và người khác đến châu Phi)…

vi-sao-co-ho-chieu-vaccine-van-phai-cach-ly-khi-nhap-canh-vao-viet-nam

Tương tự, việc có "hộ chiếu vaccine" cũng có những điểm lợi. Người đã tiêm vaccine, nếu thực sự miễn dịch khi sang nước khác không bị lây bệnh và không làm lây truyền dịch bệnh. Như vậy sẽ giải tỏa được khó khăn cho ngành du lịch, hàng không, đi lại, phát triển kinh tế… Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến các rủi ro.

Trước đây nghiên cứu vaccine cần 4 - 5 năm thậm chí đến 10 năm nhưng vaccine COVID-19 được điều chế khẩn cấp do tình hình dịch bệnh. Vì thế, có một số vấn đề chưa biết hết được như các vaccine khác nhau, hiệu lực bảo vệ khác nhau; có vaccine chưa biết được giảm lây nhiễm như thế nào, chỉ giảm mức độ nặng của bệnh, giảm triệu chứng, cũng chưa biết kháng thể bảo vệ tồn tại trong cơ thể bao lâu…

Thêm nữa, virus biến đổi liên tục nên vaccine có thể không hiệu quả hoặc ít hiệu quả hơn với các biến chủng mới. Đồng thời cũng không loại trừ trường hợp có "hộ chiếu vaccine" giả. 

Chính vì thế mỗi quốc gia căn cứ vào đánh giá rủi ro, lợi ích, hợp tác giữa các bên để có hình thức áp dụng phù hợp. Có thể kết hợp "hộ chiếu vaccine" với xét nghiệm để giảm thời gian cách ly, ông Phu nhấn mạnh.

Trước đó tại buổi khởi động chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam tổ chức cuối tuần trước, GS.TS Nguyễn Thanh Long cũng cho biết: Hệ thống tiêm chủng của Việt Nam sau này sẽ liên thông với quốc tế, sau này là "hộ chiếu vắc xin", quản lý toàn bộ bằng QR code. Người tiêm ngừa vaccine tại Việt Nam cũng được cấp giấy chứng nhận đã tiêm. Đồng thời cập nhật thông tin trên hồ sơ sức khỏe cá nhân điện tử. 

Để quản lý thông suốt và đồng bộ chiến dịch tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ quản lý dữ liệu từng người tiêm trên hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân. Việt Nam hiện đã hoàn tất hơn 97 triệu hồ sơ.

Nữ bác sĩ hoãn cưới nhiều lần vì dịch là người được tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên ở TP.HCM

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận