Văn chương và lịch sử có mối quan hệ mật thiết
"Văn chương và lịch sử có mối quan hệ mật thiết, ngôn ngữ văn chương áp dụng vào tìm tòi, giải mã tư liệu lịch sử để tạo nên tác phẩm cũng nhằm truyền tải tư tưởng cá nhân, nhân sinh quan của tác giả, nó luôn luôn mang tính chủ quan...".
“Lịch sử đương nhiên là quá khứ, nhưng không bao giờ lịch sử ôm trọn quá khứ, mặt khác, những khả năng của diễn giải đã đặt lịch sử vào tình thế bị chất vấn, hoài nghi, đôi khi là cần phải đính chính. Lịch sử là hành trình đi tìm chân lí từ quá khứ, còn văn chương viết về lịch sử lại là hành trình đến với sự thật trong trái tim con người.”
Nhà văn Phạm Thúy Quỳnh cho rằng: “Văn chương và lịch sử có mối quan hệ mật thiết, ngôn ngữ văn chương áp dụng vào tìm tòi, giải mã tư liệu lịch sử để tạo nên tác phẩm cũng nhằm truyền tải tư tưởng cá nhân, nhân sinh quan của tác giả, nó luôn luôn mang tính chủ quan. Không có cái gọi là sự thực lịch sử mà chỉ có cái tiệm cận với sự thực lịch sử, nên việc đi tìm nó, đặc biệt, trong văn chương là bất khả”. Bởi vậy , hư cấu văn chương là điều cần thiết . Mỗi nhà văn khi viết một tác phẩm có chất liệu lịch sử thì điều quan trọng không phải là yếu tố hư cấu hay sự thực lịch sử , mà điều quan trọng nhất là cách nhà văn nhìn về lịch sử ấy và viết về lịch sử ấy như thế nào sao cho thật khéo léo và tinh tế. Nhìn lại những tác phẩm văn học hiện đại về đề tài lịch sử , chúng ta có thể thấy không ít các gương mặt tiêu biểu như Nguyễn Huy Tưởng với các tiểu thuyết "Đêm hội Long Trì", "An Tư công chúa", "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"...; Hà Ân ("Tướng quân Nguyễn Chích", "Quận He khởi nghĩa", "Bên bờ Thiên Mạc", "Trăng nước Chương Dương", "Người Thăng Long"... - tiểu thuyết); Nguyễn Xuân Khánh ("Hồ Quý Ly", "Đội gạo lên chùa" - tiểu thuyết); Nguyễn Huy Thiệp ("Kiếm sắc", "Vàng lửa", "Phẩm tiết" - truyện ngắn); Hoàng Quốc Hải ("Tám triều vua Lý", "Bão táp triều Trần" - tiểu thuyết); Lưu Sơn Minh ("Trần Quốc Toản", "Trần Khánh Dư" - tiểu thuyết); Trần Thanh Cảnh ("Đức Thánh Trần" - tiểu thuyết), Bùi Việt Sỹ ("Con chim ưng và chàng đan sọt" - tiểu thuyết),...
Văn học viết về lịch sử gợi lên cái tiền đề của hiện tại, mượn xưa để nói nay sử như cái cớ, như biểu tượng gửi gắm suy tư về hiện tại, về sự tồn tại, lẽ hưng phế của các giá trị qua thời gian. Lịch sử là cái đã qua, nhưng văn chương viết về lịch sử luôn gắn với hiện tại, bởi người kể chuyện và người nghe chuyện đều là người của hôm nay (ý của Lukács Gyorgy khi bàn về Chân lý lịch sử). Đọc các tác phẩm văn học viết về lịch sử, từ cái nhìn loại hình (Văn học) đến cái nhìn thể loại (Tiểu thuyết, Truyện ngắn), chúng ta có cơ hội tiệm cận với những phiên bản lịch sử khác, đầy hào khí của những thời đại anh hùng đánh giặc giữ nước, những võ công oanh liệt của tiền nhân, những tấm gương anh hùng hào kiệt làm nên đại nghiệp kiến quốc, kinh bang tế thế. Nhưng, cũng tại đó, chúng ta được tiếp xúc với những cuộc đời rất đỗi con người, những đàn ông, đàn bà, những trẻ trai cường tráng và căng đầy huyết sống. Từ bậc vương tôn công tử, lá ngọc cành vàng đến thứ dân manh lệ, từ điện ngọc lầu son đến thôn cùng xóm vắng... đều là con người với tất cả cung bậc xúc cảm, nhu cầu và trải nghiệm sống thường nhật. Văn chương đem lại cho chúng ta cái nhìn gần hơn, đời hơn, và cũng vì thế mà tường tận hơn những ngõ ngách của quá khứ. Như thế, văn chương viết về lịch sử có thể nói là một động hướng, một trào lưu rất đáng kỳ vọng trong đời sống đương đại. Bằng hình thức nghệ thuật ngôn từ, lịch sử tái sinh trong những cảm thức, cảm hứng tươi mới hơn.
Tự cổ chí kim , “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt ra đời với sự tự tôn, khẳng định lãnh thổ Việt Nam trên cương vị là một đất nước vững mạnh, độc lập chủ quyền . Ở tác phẩm , tiếng nói của lịch sử đã đưa tầm vóc của bài thơ trở thành một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam. Những lời thơ đanh thép tựa như những lời tuyên bố hùng hồn đã đánh dấu uy thế của Việt Nam đối với các quân xâm lược:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhất thủ hành khan thủ bại hư”
Tiếp nối tầm vóc uy nghi ấy, bản cáo trạng “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi vừa nhìn lại một quá trình chiến đấu trong lịch sử nước nhà vừa thay lời dân tố cáo tội ác của giặc. Đó như thể là một sự hồi quang lịch sử , một sự đồng vọng về quá khứ để vừa tôn vinh, vừa căm hờn nhưng cũng rất tự hào và tôn kính những thành tựu mà dân tộc cùng nhau tạo nên.Trải qua bao giai đoạn phát triển, lịch sử đã , đang và vẫn sẽ còn tiếp tục trở thành một cây mầm lớn mạnh trong suốt quá trình vun đắp những cây già cổ thụ văn học. Bên cạnh đó, lựa chọn viết về lịch sử, tìm về quá khứ cũng là một trong những dụng ý chính đáng của các văn nghệ sĩ chân chính. Không phải để căm hờn, ai oán kêu than, cũng không hề bi luỵ, trách móc, càng không phải chỉ để mua vui, xuyên tác hay lôi kéo thị hiếu của độc giả. Mà là khi văn học có sử học, khi văn học viết về lịch sử, khi lịch sử được đan xen trong các tác phẩm văn chương chứng tỏ rằng văn học và lịch sử có một mối liên hệ khăng khít và hiển nhiên. Bản thân lịch sử sinh ra vô vàn những cái khác sau này, nó là quá khứ của vạn vật, là quy trình vận hành của nhân gian từ xưa đến nay, ngay cả văn học cũng là một tế bào của lịch sử. Vì chính văn học cũng có lịch sử của riêng nó, đó là các thời kì, các giai thoại hay là những biến cố, những thăng hoa trong suốt chiều dài phát triển.
Có thể, trong ý niệm của mình, nhà văn viết về lịch sử để chiêm ngưỡng lại quá khứ, để khơi dậy lòng tự hào dân tộc, để làm sáng tỏ các góc mờ khuất của quá khứ, từ đó văn chương như một gợi ý, một sự bổ sung, can dự (đầy nghệ thuật) vào việc đánh giá, nhìn nhận lại quá khứ. Cũng trong ý niệm của mình, văn học viết về lịch sử gợi lên cái tiền đề của hiện tại, mượn xưa để nói nay, lịch sử như cái cớ, như biểu tượng gửi gắm suy tư về hiện tại, về sự tồn tại, lẽ hưng phế của các giá trị qua thời gian. Lịch sử là cái đã qua, nhưng văn chương viết về lịch sử luôn gắn với hiện tại, bởi người kể chuyện và người nghe chuyện đều là người của hôm nay (ý của Lukács Gyorgy khi bàn về Chân lý lịch sử).Sự nở rộ của trào lưu viết về lịch sử cho thấy sự quan tâm của các nhà văn đến quá khứ dân tộc. Điều đó nói lên những bận tâm sâu xa, những trăn trở cốt thiết, những hoài nghi hay tin tưởng mãnh liệt trước các giá trị lịch sử. Thế nhưng không vì thế mà văn chương viết về lịch sử không buộc phải trùng khít với lịch sử, tự nó không phải là sự mô tả lịch sử như việc của các sử gia hay thậm chí nó chẳng thể dành cho những kẻ nhằm thỏa mãn trí tưởng tượng tùy tiện hay sự hời hợt với quá khứ, càng không dành cho những kẻ cơ hội ăn bám vào sự kiện, nhân vật của đời xưa. Nhà văn viết về lịch sử , hư cấu lịch sử trên nền tảng thấu hiểu giới hạn cũng như những khả năng - mù mờ của lịch sử. A. Dumas - “Lịch sử chỉ là cái đinh để nhà văn treo bức tranh của mình”, như một điểm tựa về mặt quan điểm. Họ muốn nhấn mạnh đến bức tranh của trí tưởng tượng, hư cấu mà vô tình quên mất rằng, cái đinh vẫn là điều cần được ý thức một cách liên tục, xuyên suốt. Tất cả sẽ đổ ụp xuống khi nhà văn đắp điếm, thêm thắt, tô trát quá nhiều vào bức tranh hư cấu.
“Văn chương viết về lịch sử, có thể một vài khía cạnh nào đó sẽ góp phần soi sáng quá khứ, nhưng ở phần chính yếu, trong tư cách nghệ thuật (không phải lịch sử), văn chương vẫn phải phô bày vẻ đẹp thẩm mỹ, những thông điệp về nhân sinh, nghệ thuật, tư tưởng gợi lên từ quá khứ. Trong tổng thể của một cộng đồng, dân tộc, văn chương viết về lịch sử không nhằm minh định lịch sử mà nhằm tạo ra những khả năng, hướng đến việc kiến tạo giá trị, bản sắc, cho thấy tầm vóc văn hóa, tư tưởng của dân tộc trên hành trình từ quá khứ đến hiện tại cùng khả năng hiện diện ở tương lai".
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận