Vài kiến thức cơ bản khi tìm hiểu lý luận văn học về thơ ca

“Thơ không phải là một nghề, đó là một cách sống. Nó là một chiếc giỏ không, bạn đặt cuộc sống của mình vào đó và khiến một cái gì đó ra đời từ đó”.

Đỗ Thu Nga
5 ngày trước Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thơ ca là gì?

“Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Từ điển thuật ngữ văn học, nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb ĐHQG, H, 1999).

Đặc trưng của thơ ca

- Thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú; thơ được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau, nhưng dù thuộc loại hình nào thì yếu tố trữ tình vẫn giữ vai trò cốt lõi trong tác phẩm.

- Nhiệm vụ chính của thơ là gợi lên cho ý thức nhận thấy sức mạnh của cuộc sống tinh thần và tất cả những gì lay động, làm xúc động người đọc. Thơ không chú trọng miêu tả sự vật bên ngoài, không kể các sự việc xảy ra mà nghiêng về biểu hiện các cảm xúc nội tâm, những tình cảm, cảm nhận của con người trước sự việc, giúp ta hiểu hơn con người chủ thể bên trong.

- Thơ là sự biểu lộ tình cảm mãnh liệt. Nó đòi hỏi nhà thơ phải có sự rung động mạnh mẽ từ bên trong, sự giày vò, chấn động trong tâm hồn, buộc tác giả phải sống rất sâu vào thế giới nội tâm của mình. Thiếu tình cảm chân thành, sâu sắc, nhà thơ không thể làm được thơ, họa chăng chỉ có những câu vần vè, chắp nối.

- Thơ được làm từ những rung cảm chân thật của nhà thơ. Chính những rung cảm chân thật đó đã làm thơ có hồn, có hơi thở, có sự sống. Cũng chính sự rung cảm đó góp phần làm nên chất nhạc cho thơ với những âm thanh luyến láy, những từ trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc và những cách ngắt nhịp có giá trị gợi cảm.

- Nhân vật trữ tình (cũng gọi là chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình) là người trực tiếp cảm nhận và bày tỏ niềm rung động trong thơ trước sự kiện. Nhân vật trữ tình là cái tôi thứ hai của nhà thơ, gắn bó máu thịt với tư tưởng, tình cảm của nhà thơ. Tuy vậy, không thể đồng nhất nhân vật trữ tình với tác giả.

vai-kien-thuc-co-ban-khi-tim-hieu-ly-luan-van-hoc-ve-tho-ca-7
Ảnh minh họa

- Thơ là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ tuy biểu hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư, nhưng những tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại, đó là cầu nối dẫn đến sự đồng cảm giữa người với người trên khắp thế gian này.

Một số nhận định về thơ ca

1. “Thơ là tình của tình nhưng không phải là những cảm xúc hời hợt mà là lý trí đã

chín muồi nhuần nhuyễn. Bài thơ bao giờ cũng gói ghém bên trong một chiều

sâu suy nghĩ, chứa đựng ít nhiều chân lý tinh tế của cuộc đời”

(Phương Lựu - Nhà nghiên cứu phê bình lý luận văn học)

2. “Thơ trước hết phải mang tính chất tình cảm. Tình cảm trong thơ gắn trực tiếp

với chủ thể sáng tạo nhưng không phải là một yếu tố đơn độc, tự nó nảy sinh và

phát triển. Thực ra đó chính là quá trình tích tụ những cảm xúc, những suy nghĩ

của nhà thơ do cuộc sống tác động và tạo nên. Không có cuộc sống, không có thơ”.

(Nhà văn M. Gorki)

3. “...Thơ của tôi là cánh cửa

Không cho ai mở dễ dàng

Thơ của tôi là hợp chất được làm

Từ tức giận, tình yêu và xấu hổ...

Là tất cả, thơ ơi chỉ trừ không là vô nghĩa”.

(Raxun Gamzatốp – Nhà thơ Liên Xô cũ)

4. “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”.

(Nhà thơ Tố Hữu)

5. “Hãy biết rằng chính quả tim ta đang nói và thở than lúc bàn tay đang viết",

"nhà thơ không viết một chữ nào nếu cả toàn thân không rung động”.

(Nhà thơ Pháp Alfred de Musset)

6. “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”.

(Nhà văn Anatole France)

7. “Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim con người”.

(Nhà thơ William Wordsworth)

8. “Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi”.

(Nhà thơ Puskin)

9. “Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể

Muối lắng ở ô nề, thơ đọng ở bể sâu”.

(Nhà thơ Chế Lan Viên)

10. “Thời gian hủy hoại các lâu đài, nhưng lại làm giàu những vẫn thơ”.

(Nhà văn Jorge Luis Borges)

11. “Làm thơ, tuy quý cổ kính đạm bạc, nhưng phong phú rực rỡ không thể không có,

cũng ví như tùng bách có thêm đào lý, có vải lụa còn thêm gấm vóc”.

(Tạ Trăn)

12. “Để trong lòng là chí, ngụ ra ý là thơ. Người có sâu, cạn cho nên thơ mờ có tỏ,

rộng hẹp khác nhau. Người làm thơ không ngoài lấy trung hậu làm gốc, ý nghĩa

phải hàm súc, lời thơ phải giản dị”.

(Nguyễn Cư Trinh)

13. “Câu thơ hay là câu thơ có khả năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên

trong kí ức của con người”.

(Tiến sĩ Chu Văn Sơn)

14. “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa từ từ ngữ. Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông

xuống trang bản thảo. Hạt ngọc mới nhấy của mình tìm được do phong cách riêng

của mình mà có”.

(Nhà văn Tô Hoài)

15. “Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim. Xưa nay thơ vẫn

là cuộc đời, là lương tri, là tiếng gọi con người hãy quay về bản chất thực của mình

để vươn lên cái chân, thiện, mỹ, tới tầm cao của khát vọng sống, tới tầm cao của giá

trị sống”.

(Nhà phê bình văn học Hoài Thanh)

16. “Người xưa trong ý có giấu những điều không thể nói ra, mới mượn vần thơ để

truyền đi những điều mình muốn nói. Nếu trong lòng không cảm xúc mà chỉ vẽ vời

lòe loẹt thì làm sao mà có thể có những vần thơ tuyệt diệu”.

(Thẩm Đức Tiềm)

17. “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó

hoàn thiện từ bên trong”.

(Nhà thơ R.Tagore)

18. “Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá

thể. Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh để nói cái to tát của xã hội, cái tốt

đẹp của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo, anh phải có cá tính, anh phải

trau dồi cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời anh phải đấu

tranh để cái việc sự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa”.

(Nhà thơ Xuân Diệu)

19. “Thi ca là khoảng cách ngắn nhất giữa hai con người. Thi ca là cái bóng được

chiếu bởi những ngọn đèn đường của trí tưởng tượng”.

(Lawrence Ferlinghetti)

20. “Thi ca là những hình vẽ vĩnh cửu trong trái tim của tất cả mọi người”.

(Lawrence Ferlinghetti)

21. “Hồn thơ vừa là mẫu số chung cho toàn thể tác phẩm của một thi sĩ, vừa là

đơn vị sáng tạo của một thi sĩ đối với các thi sĩ khác, kể cả những thi sĩ cùng một

thời đại, một khuynh hướng chịu chung một ảnh hưởng (đôi khi) cả trong cùng

một trường phái”.

(Trần Nhựt Tân)

Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp: Phân tích các tác phẩm trọng tâm 12 vận dụng lý luận văn học

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận