Tục bó chân của người Hoa từng du nhập vào Sài Gòn - Chợ Lớn?
Đàn ông Trung Hoa thời xưa cho rằng, phụ nữ có đôi bàn chân càng nhỏ thì càng đẹp, ai chân to thì bị coi là xấu, khó lấy chồng. Do đó, tục bó chân trở thành tiêu chuẩn của cái đẹp để phụ nữ có thể kết hôn. Và tục này du nhập đến Sài Gòn - Chợ Lớn vào thế kỷ 20.
Tục bó chân tồn tại ở Trung Quốc trong khoảng thời gian dài hàng nghìn năm, trải qua nhiều triều đại phong kiến. Đến nay thì đã bị bãi bỏ.
Tục lệ làm đẹp kỳ quặc này xuất hiện ở thời nhà Tống do nền Nho giáo Trung Hoa bị nghiêm khắc và khô khan hóa. Nhưng tục này phổ biến nhất là vào thời nhà Thanh.
Có nhiều câu chuyện kể về sự xuất hiện của tục bó chân nhưng chuyện về Triệu Phi Yến - cung phi của Hán Thành Đế là được nhắc nhiều nhất. Cụ thể, khi nhảy múa, nàng đã cuốn những miếng vải lụa quanh bàn chân của mình. Hán Đế Thành vì ấn tượng với hình ảnh đó nên gọi là "Kim Liên Tam Thốn" (Gót sen ba tấc". Sau đó, ông ra lệnh cho những cung phi khác trong triều cũng bắt chước.
Có một câu chuyện khác cũng được nhắc đến trong các tài liệu không chính thức về nàng Giáng Phi sống ở thời Nam Bắc Triều. Mặc dù khác nhau về tên nhân vật nhưng câu chuyện trên đầu có 1 điểm chung với nhau là tập tục bó chân này được khởi phát trong tầng lớp thượng lưu. Về sau, bó chân đã trở nên phổ biến ở mọi tầng lớp trong xã hội phong kiến Trung Quốc.
Tục bó chân trở nên phổ biến cũng do nguyên nhân về thẩm mỹ. Thời xưa, đàn ông Trung Hoa cho rằng, phụ nữ chân càng nhỏ thì càng đẹp, ai chân to thì bị coi là xấu, khó tìm chồng. Vì thế, tục bó chân được thực hiện như một tiêu chuẩn bắt buộc để phụ nữ có thể kết hôn.
Ngoài ra, việc bó chân được xem là một giải pháp để kiểm soát và củng cố đức hạnh của nữ giới. Người ta tin rằng, những người đàn bà với đôi chân nhỏ sẽ không thể rời khỏi nhà dễ dàng, từ đó không thể có cơ hội ngoại tình.
Để có một đôi chân hoàn hảo, quá trình bó chân bắt đầu khi bé gái từ 2 - 5 tuổi. Người mẹ hoặc bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái hoặc cháu trước khi khung xương hoàn chỉnh. Thường thì thời điểm thích hợp nhất là vào mùa đông, vì lúc này trẻ sẽ bị tê lạnh nên cảm giác đau đớn bớt đi.
Đầu tiên là ngâm chân vào trong nước ấm có chứa lá dược thảo và máu động vật để làm mềm chân. Tiếp đó là cắt sạch móng chân, càng sâu càng tốt để tránh bị nhiễm trùng khi trưởng thành.
Để các cô gái giữ được bình tĩnh và thả lỏng tinh thần trước khi thực hiện bước tiếp theo, bàn chân của họ được xoa bóp nhẹ. Sau đó, các ngón chân sẽ cuộn tròn dưới bàn chân bằng cách ấn mạnh. Từng ngón chân bị bẻ gãy và cuộn vào trong những dải băng ướt bằng lụa dài 3m và rộng 5cm.
Người thực hiện bó chân sẽ siết chặt dải băng đến khi nó cạn nước, khéo giật mạnh về phía gót chân cho đến khi thành hình "gót sen" như mong muốn. Để việc bó chân trở nên đơn giản hơn, đôi khi người ta sẽ tạo ra những vết cắt sâu trong lòng bàn chân.
Quy trình này được lặp đi lặp lại 2 ngày 1 lần trong suốt 2 năm trời. Sau 2 năm, bàn chân "gót sen" sẽ được giữ nguyên hình dạng đến suốt đời. Một lần bó lại, dải băng sẽ được quán chặt hơn lần trước và đương nhiên sẽ rất đau đớn.
Sau này các chuyên gia lý giải, bệnh phổ biến nhất khi bó chân là nhiễm trùng. Dải băng quấn chặt sẽ làm quá trình lưu thông máu đến các ngón chân bị tắc nghẽn hoàn toàn hay móng chân sẽ không thể mọc ra, đâm vài thịt lâu ngày dẫn đến thối rữa, vào trường hợp rụng cả ngón chân. Đây là căn bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Bên cạnh đó, bó chân khiến khả năng đi lại bị hạn chế. Nghiêm trọng hơn là tình trạng khuyết tật do gãy xương và nhiễm trùng nghiêm trọng.
Đến đầu thế kỷ 20, tục bó chân vẫn tồn tại ở Trung Quốc và du nhập vào Sài Gòn - Chợ Lớn. Những người cai trị thuộc tộc Mãn châu triều đại nhà Thanh (1644 - 1912) không thể chấp nhận được tập tục này nhưng cũng không thể thành công trong việc ngăn chặn nó.
Những năm cuối thế kỷ 19, nhiều người lên tiếng phản đối về tục này. Tuy nhiên, phải đến tận năm 1920 thì nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của tục lệ này mới trở nên phổ biến.
Đến năm 1928, Quốc dân đảng người Hán tuyên bố lập kế hoạch bãi bỏ tục bó chân, yêu cầu các thiếu nữ dưới 15 tuổi để bàn chân phát triển bình thường. Đến năm 1949, sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, tục bó chân đã bị nghiêm cấm. Đến năm 1960, về cơ bản đã chấm dứt hoàn toàn.
Xem thêm: Những tục lệ văn hóa kỳ quái chỉ có ở Ấn Độ vẫn tồn tại đến hôm nay
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận