Trưởng thôn hiến hơn 3700m2 đất xây trường học
Giữa thời buổi tấc đất tấc vàng thế mà ông trưởng thôn La Lang Tiến lại hiến hơn 3.700 m 2 đất cho địa phương xây dựng trường học.

La Lang Tiến, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Hòa Ngải, xã Sơn Định, huyện, Sơn Hòa, Phú Yên) là người dân tộc Chăm. Cách đây nhiều năm, gia đình ông thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi lập gia đình, nhờ chăm chỉ làm ăn, tích lũy, ông Tiến đã có gần 6 ha đất và trồng đủ các loại cây như mì, mía, keo, lúa rẫy…
Gia đình ông cũng mở thêm tiệm tạp hóa để bán hàng cho người dân trong thôn. Nhờ vậy, đời sống gia đình ông ngày càng ổn định.
Năm 2005, ông Tiến được người dân thôn Hòa Ngải tin tưởng bầu làm phó thôn. Nhờ hoạt động tích cực nên đến năm 2009, ông Tiến được kết nạp Đảng và được bầu làm Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Hòa Ngải. Hằng ngày, sau mỗi giờ lên rẫy chăm cây lúa, cây mì, ông dành hết thời gian cho công tác của thôn.
Năm 2020, xã Sơn Định có dự án xây dựng lại Trường tiểu học và THCS Sơn Định (phân trường Hòa Ngải) đã xuống cấp. Tuy nhiên, dự án gặp vướng mắc do diện tích đất của ngôi trường cũ khá chật hẹp, không đảm bảo điều kiện học cho các em học sinh, trong khi quỹ đất của xã lại hạn chế.
Trước tình hình trên, lãnh đạo địa phương đã làm việc với Trưởng thôn La Lang Tiến để tìm cách vận động người dân góp đất xây trường. Vào thời điểm này, cơn sốt đất đã bắt đầu len lỏi khắp nơi, không ai muốn hy sinh diện tích đất của mình để nhà nước xây trường học. Sau nhiều ngày suy nghĩ, trăn trở, ông Tiến quyết định thuyết phục gia đình đồng thuận hiến toàn bộ hơn 3.700 m2 đất trồng mía của gia đình cho xã xây dựng trường học.

Ông Tiến tâm sự: “Ngày xưa, do gia đình khó khăn, nên bản thân tôi cũng chỉ được học đến lớp 9. Sau khi lập gia đình, tôi tạo mọi điều kiện cho con cái học hành. Nhờ vậy, hiện con gái lớn của tôi đã học đại học tại Đà Nẵng, cháu bé thì đang học cấp 3. Con mình được đi học, thì tôi cũng muốn các cháu trong thôn có điều kiện học hành, để sau này vươn lên thoát nghèo”.
Thầy Huỳnh Văn Thành, Hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS Sơn Định, cho biết: “Phân trường Hòa Ngải hiện có 4 lớp, từ khối 1 đến khối 5, với 48 học sinh đang theo học; 100% là học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện cơ sở này đã xuống cấp, lại thiếu phòng học nên không đáp ứng được nhu cầu dạy và học của nhà trường”.
Do được gia đình ông Tiến hiến đất, phân trường Hòa Ngải đã được xây dựng mới với tổng kinh phí trên 1 tỉ đồng, gồm 3 phòng học có diện tích rộng rãi, thoáng mát. Dự kiến trong giai đoạn tiếp theo, phân trường Hòa Ngải sẽ tiếp tục được đầu tư thêm 2 - 3 phòng học, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu dạy học 2 buổi/tuần của nhà trường.
Nhìn ngôi trường mới khang trang vừa mới hoàn thành, chuẩn bị đón những lứa học sinh đầu tiên, ông Tiến vô cùng xúc động, tự hào. “Sau khi con đường bê tông được mở ra, thì các diện tích đất xung quanh đã tăng giá gấp nhiều lần. Thế nhưng, tôi không hề thấy tiếc nuối. Mình là cán bộ, đảng viên, nếu mình không hy sinh lợi ích cá nhân thì rất khó để vận động người khác, dù là việc nhỏ hay lớn. May mắn lớn nhất của tôi là tôi có gia đình, vợ con luôn ủng hộ, đồng tình, để tôi dành toàn tâm, toàn ý cho hoạt động của thôn. Công việc “vác tù và hàng tổng” tuy vất vả, mất thời gian, tâm sức, nhưng lại mang lại cho tôi rất nhiều niềm vui, tự hào”, ông Tiến nói.
“Khi có chủ trương xây dựng phân trường Hòa Ngải nhưng gặp khó khăn về quỹ đất, ông Tiến đã chủ động hiến hơn 3.700 m2 đất rẫy trồng mía của gia đình để xây trường học. Đó là việc làm tốt, hết sức có ý nghĩa, đáng được nêu gương”, ông Nguyễn Quốc Hải, Chủ tịch UBND xã Sơn Định, chia sẻ.
(Theo Thanh Niên)
Xem thêm: Tỷ phú miền Tây thích ở nhà lá, mỗi năm chi vài tỷ làm từ thiện
Đọc thêm
Ông Trình Văn Sỹ không chỉ được biết đến là nông dân sản xuất giỏi, thu nhập tiền tỷ mà còn là người dành tâm huyết cả đời cho các hoạt động thiện nguyện.
Gần 2 năm nay, anh Phong duy trì "tủ đồ từ thiện" trước cửa nhà để giúp đỡ những người khó khăn...
Suốt 20 năm qua, lão nông Ngô Văn Đậu lấy việc thiện làm niềm vui và luôn thấy hài lòng vì đã làm được những điều tự hứa với lòng mình.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.