Triệu phú thầm lặng Hugh Hoffman: Sống giản dị, khi qua đời để lại hàng triệu USD làm từ thiện
Dẫu là triệu phú nhưng ông Hugh Hoffman sống vô cùng giản dị. Khi qua đời, ông còn để lại hàng triệu USD làm từ thiện, ủng hộ sự phát triển của địa phương.

Hugh Hoffman, từng là một nhà môi giới chứng khoán, qua đời ở tuổi 91. Mặc dù là một triệu phú, sở hữu số tài sản khổng lồ, nhưng ông sống kín đáo, giản dị, không gây nhiều chú ý.
Ông sống trong một trang trại khiêm tốn ở vùng ngoại ô phía đông Cincinnati, bang Ohio (Mỹ). Ông qua đời trong vòng tay của những người bạn và gia đình yêu quý. Di chúc của ông cho thấy ông muốn giúp đỡ các tổ chức ở nơi ông sinh sống.
Người đàn ông trầm tính và chu đáo
Người thân của ông mô tả ông là người kín đáo, trầm lặng và khiêm tốn. Ông từng đi khắp thế giới, yêu thích thiên nhiên và sở thú. Ông rất thông minh, rộng lượng và rất quan tâm đến thế giới.
Khi qua đời, ông để lại khối tài sản trị giá 270,5 triệu USD làm từ thiện, đóng góp vào hoạt động của một số tổ chức ở địa phương.
Steve Bullock, cháu trai của ông cho biết ông đã đến thăm châu Phi, châu Á, Nam Cực và Nam Mỹ, thậm chí còn đi du lịch qua sông Amazon. Ông chưa bao giờ kết hôn và không có con.
"Ông rất giản dị. Ông thích mặc áo sơ mi polo và quần kaki. Đó là một người đàn ông rất khiêm tốn, vô cùng tốt bụng", anh cho biết.

Hoffman kiếm bộn tiền bằng cách đầu tư một cách khôn ngoan, chi tiêu tiết kiệm. Herbert Bullock, cháu trai của ông và cũng là một luật sư, điều hành khối tài sản khổng lồ sau khi Hoffman qua đời. Anh gọi điện cho Jeff Corney, người đứng đầu Trung tâm thiên nhiên Cincinnati để thông báo về việc họ sẽ nhận được "món quà lớn".
"Thật sự, tôi bị sốc khi nhận cuộc điện thoại ấy. Tôi đã phải hỏi lại 2 lần để chắc chắn về số tiền trung tâm nhận được", Jeff Corney cho biết.
Ông Hoffman từng là giám đốc Trung tâm thiên nhiên cách đây nhiều thập kỷ. Con số chính xác không được tiết lộ, theo Cincinnati.
Ước tính, ông Hoffman dành tặng cho Trung tâm thiên nhiên Cincinnati khoảng 20 triệu - 25 triệu USD; Sở thú Cincinnati sẽ nhận được khoảng 50 triệu USD; 100.000 USD cho Trung tâm Bảo tàng Cincinnati; 100.000 USD cho Trung tâm vườn Cincinnati; 100.000 USD cho Khu bảo tồn Little Miami; khoảng 70 triệu USD cho các tổ chức từ thiện "nghiên cứu hoặc điều trị bệnh xơ cứng teo cơ một bên".
Xem thêm: Tỷ phú nông dân Tiền Giang chi hàng trăm triệu làm từ thiện mỗi năm
Đọc thêm
Nhờ thành công nuôi trồng nấm quý hiếm, lão nông Cà Mau này đã kiếm bộn tiền, trở thành "tỷ phú nông dân".
Nhiều năm qua, "tỷ phú nông dân" Lâm Văn Phấn ở Sóc Trăng đã bỏ tiền túi cũng như vật động các nhà hảo tâm để làm từ thiện cho người nghèo.
Ban đầu chỉ trồng bán nấm nhỏ lẻ, nay người phụ nữ này đã thành "tỷ phú nông dân" khi nuôi cấy, nhân giống thành công đông trùng hạ thảo.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.