Người lính Trường Sơn năm nào đứng trước nguy cơ vô gia cư khi vợ bệnh tật, con bỏ đi biệt tích vì nợ nần

Dành cả tuổi trẻ chiến đấu độc lập dân tộc, mang trong mình di chứng của chiến tranh nhưng ông Nguyễn Văn Trình chưa một ngày được thoải mái. Ở cái tuổi 80, ông vẫn sống trong nỗi lo mất vợ, vô gia cư, con cái bỏ đi biệt xứ.

Đỗ Thu Nga
07:00 24/05/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cứ đến gần ngày lễ kỷ niệm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ông Nguyễn Văn Trình (1941, ở xã Đại Hùng, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội) lại hồi tưởng về những ngày tháng đẹp nhất cuộc đời mình để quên đi thực tại quá đau khổ. Ông là người lính Trường Sơn năm nào, dành cả thanh xuân chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc. Vậy mà giờ đây khi bước vào cái tuổi "gần đất xa trời", ông lại chứng kiến quá nhiều đau thương từ gia đình.

Theo tờ Vietnamnet, năm 20 tuổi, ông Trình xung phong lên đường nhập ngũ vào chiến trường B với hi vọng góp xương máu mong đất nước sớm giành độc lập. Ông được phân công công tác tại Sư đoàn 470 chuyên làm nhiệm vụ vận tải, "xẻ dọc Trường Sơn" đi cứu nước.

Thuong-vo-chong-nguoi-linh-Truong-Son-dung-truoc-nguy-co-vo-gia-cu-0
Đã 80 tuổi nhưng ông Trình chưa ngày nào được sống thảnh thơi khi vợ bị bệnh, con nợ nần bỏ đi biệt tích

Chiến tranh khốc liệt với những đêm sốt rét rừng, bữa cơm vội vàng khiến ông Trình mắc bệnh sốt rét ác tính, nấm tóc, viêm thương vị dạ dày nặng. Song thời điểm đó, nghĩ đến cảnh đất nước cho liền một dải, ông không muốn về hậu phương điều trị mà tiếp tục ở lại cùng đồng đội đến tận ngày giải phóng.

Do một loạt biến chứng từ thời còn chiến đấu khiến cơ thể ông Trình suy nhược trầm trọng. Vào tháng 10/1975, sau khi Bắc Nam sum họp 1 nhà, đơn vị cho ông xuất ngũ về quê. Biết hoàn cảnh của ông, chính quyền xã Đại Hùng phân công ông phụ trách máy nổ, máy nghiền lúa gạo tại trại chăn nuôi xã.

Cũng vì di chứng chiến tranh, vợ chồng ông chi sinh được 1 cậu con trai là anh Nguyễn Tất Thành (1986). Tưởng đây sẽ là chỗ dựa cho vợ chồng lúc về già nhưng niềm vui chẳng tầy gang, một loạt biến cố cứ thế ập đến gia đình ông.

Năm 2009, bà Nguyễn Thị Minh (SN 1953, vợ ông Trình) phát hiện bị ung thư vú. Căn bệnh hiểm nghèo buộc bà phải điều trị thời gian dài, cắt bỏ một bên ngực. Do kinh tế khó khăn, vợ chồng vay nhiều nơi với số tiền vài chục triệu đồng để chữa bệnh.

Thuong-vo-chong-nguoi-linh-Truong-Son-dung-truoc-nguy-co-vo-gia-cu-8
Vợ chồng ông Trình còn đứng trước nguy cơ vô gia cư

Bất hạnh vẫn chưa dừng lại, vì làm ăn thua lỗ, con trai ông Trình thế chấp toàn bộ đất đai, nhà cửa vào ngân hàng khiến gia đình đứng trước cảnh không chốn dung thân.

số nợ quá lớn không có khả năng tri trả nên con trai ông Trình bỏ đi biệt tích. Đến năm 2014, con dâu ông Trình bị đột tử. Không còn cách nào khác, đôi vợ chồng già đành gửi cháu nội cho nhà thông gia nuôi nấng, mong cháu có điều kiện ăn học tử tế hơn.

Giờ đây, chi phí trong gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào khoản phụ cấp bệnh binh 1.590.000 đồng/tháng của ông Trình. Số tiền ít ỏi này không đủ để lo bữa cơm qua ngày. Trong khi đó, thời hạn ở nhờ của gia đình ông sắp hết. Bệnh tình của bà Minh vẫn cần dùng đến thuốc thang thường xuyên.

Những ngày sắp tới, vợ chồng ông Trình có thể rơi vào cảnh vô gia cư, không người chăm sóc. Vì thế, rất mong các nhà hảo tâm có thể biết đến hoàn cảnh và chia sẻ khó khăn với vợ chồng người cựu binh Trường Sơn năm xưa.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

Ông Nguyễn Văn Trình. Địa chỉ: Thôn Trung Thượng, xã Đại Hùng, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Số điện thoại: 0333372862.

(Theo Phạm Bắc/Vietnamnet)

Xem thêm: Những năm tháng chật vật, chạy ăn từng bữa của gia đình tí hon tại Hưng Yên

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận