Quan điểm: "Con tôi phải có tài sản thừa kế để làm vốn vào đời"
Thấm tình cảnh khó khăn của nhiều đứa con không có tài sản thừa kế, tôi quyết tâm dành dụm để con có bệnh phóng vào đời...
Tác giả Tuệ (VnExpress) nêu quan điểm: "Tôi thấy nhiều người sai lầm khi xem thường tài sản thừa kế của cha mẹ. Có một công thức rằng: của cải = tư liệu sản xuất + phương thức suất = đầu vào sản phẩm + trình độ vận hành. Cho nên, chúng ta đừng có thần thành hóa trình độ vận hành của mình mà coi khinh tư liệu sản xuất nữa" (Bài viết: Những người mộng mơ xem thường tài sản thừa kế).
Sau đó, tác giả Mr Ngọc có chia sẻ rằng, đồng ý với quan điểm cả tác giả Tuệ. Người này đưa ra các lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình như sau:
Ông bà, cha mẹ cực khổ tạo ra giữ gìn tài sản cốt cũng là để cho con cháu của họ bớt (không) phải cực khổ, và có điểm tựa vững chắc để phát triển hơn cho các thế hệ sau. Tất nhiên, việc để tài sản thừa kế cũng phải đi kèm với sự giáo dục về tri thức để thế hệ sau phát huy được tiềm lực của tài sản thừa kế và tiếp tục vươn lên.
Thực tế, ở xã hội ta, có không ít người ác cảm với những người được thừa kế từ cha mẹ. Họ nghĩ những đứa con nhận tài sản thừa kế của cha mẹ đều có năng lực kiếm tiền kém cỏi và mang tư tưởng ỷ lại, ngồi chờ sung rụng. Tôi không đồng tình với suy nghĩ này.
Bản thân tôi cũng may mắn được thừa kế tài sản của bố mẹ để lại (khoảng 4 tỷ đồng vào năm 2009). Từ đó đến nay, tôi cố gắng giữ gìn, sử dụng hiệu quả và không ngừng phát triển số tài sản đó. Đến nay, nếu quy ra tiền, tôi đang sở hữu tổng tài sản vào khoảng 20 tỷ đồng. Và tôi chắc chắn sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để sau này dành lại cho con. Tất nhiên, tôi sẽ dạy dỗ con trở thành một người tốt, không hư hỏng, phá của.
Nói thêm về cuộc đời của mình, tôi vốn là dân tỉnh lẻ. Bố mẹ tôi là công nhân, lấy nhau năm 1980 (bên nội và ngoại đều nghèo, không có ruộng đất). Họ làm quần quật, nuôi ba anh em tôi học hết cấp ba. Vì thế, tôi thấm thía cảnh nghèo khó của những đứa con không có tài sản của cha mẹ để làm vốn vào đời.
Năm 1999, sau khi học hết lớp 12 tôi vào Dĩ An (Bình Dương) xin làm công nhân khu công nghiệp để phụ giúp bố mẹ nuôi hai em ăn học. Lương của tôi khi ấy là 600.000 đồng một tháng. Ở trọ đến năm 2003, tôi cũng dành dụm và vay mượn gia đình để mua được một lô đất diện tích 150m2 và xây một căn nhà cấp bốn để cả gia đình ở cho đến nay. Tôi có hai con (đứa lớn học lớp 10, đứa nhỏ học lớp 4), và tôi thấu hiểu việc không có nhà đất, phải ở trọ khổ như thế nào?
Theo thời gian, ba anh em tôi đều lập gia đình, sinh con. Bố mẹ già nghỉ làm, trông cháu nội, ngoại giúp ba con. Họ cho ba anh em tôi mỗi đứa một nền đất để làm nhà và ra ở riêng. Hiện tại, giá trị năm mảnh đất mà bố mẹ tôi mua khoảng 20 tỷ đồng - số tiền quá lớn để anh em tôi mua được với thu nhập hiện giờ (chỉ đủ chi tiêu gia đình).
Thế nên, dù tôi không có khả năng làm giàu, nhưng cũng sẽ cố gắng hết sức để làm bệ phóng vững chắc cho hai con sau này, giúp chúng vươn lên trong cuộc sống. Ông bà ta từ xa xưa đã đúc kết "phú quý sinh lễ nghĩa". Kinh tế luôn phải đi kèm với giáo dục tốt, nên tôi luôn chú ý đến việc giáo dục con cái:
Thứ nhất, tôi muốn dạy dỗ con nên người: học không giỏi cũng không sao, nhưng nhất định phải là người tốt và năng động. Thứ hai, về vật chất và kinh tế, tôi nhất định phải đầu tư tối đa cho con. Vì không có khả năng mua đất và nhà ở Bình Dương, nên năm 2018 tôi xuống Bà Rịa - Vũng tàu mua 2.000 m2 đất để đầu tư cho con sau này, giá khi đó khoảng 1 tỷ đồng (đất tôi mua cách khu công nghiệp khoảng 4 km).
Sau 20 năm, tôi hy vọng mảnh đất sẽ sinh lời để làm của để dành cho con, cháu. Hiện tại giá đất đã lên 2 triệu đồng mỗi m2 - một tín hiệu cho thấy tôi đã đi đúng hướng.
Còn quan điểm của bạn thế nào?
(Theo VnExpress)
Xem thêm: Cổ nhân nói: “Nuôi con gái không dạy thì hại ba đời”, nghĩa là gì?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận