Cái tâm sáng như ngọc của vị sư thầy cưu mang gần 50 đứa trẻ bất hạnh, "biến" chùa thành bệnh xá cứu người

Ngôi chùa Phước Quang là một bệnh xá thu nhỏ, ở đấy có sư thầy Khiết Hạnh. Suốt 30 năm qua, sư thầy đã cưu mang gần 50 trẻ mồ côi cùng nhiều người neo đơn, tàn tật. 

Đỗ Thu Nga
07:00 12/06/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thầy Hạnh Khiết - người hồi sinh những đứa trẻ bất hạnh

Đứng cách xa cổng chùa Phước Quang (thôn Độc Lập, xã Tịnh Ấp Tây, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) đến vài mét thì vẫn nghe rõ mồn một tiếng cười đùa của trẻ nhỏ trong sân chùa. Cứ mỗi khi thấy có khách đến hành hương hoặc ai đó đến thăm là bọn trẻ lại chạy vào thưa với thầy trụ trì - sư thầy Thích Hạnh Khiết (63 tuổi, trụ trì chùa Phước Quang, TP Quảng Ngãi). 

Thầy Hạnh Khiết có dáng cao mảnh khảnh, một bên mắt không lành lạnh, đó là hậu quả do chiến tranh để lại. Bằng sự từ tốn của mình, thầy Hạnh Khiết bắt đầu chia sẻ về cơ duyên đưa thầy đến với những mảnh đời bất hạnh đang nô đùa trong sân chùa. 

Thầy Hạnh Khiết kể, chùa Phước Quang được xây dựng từ năm 1958, trải qua 3 đời trụ trì. Sư thầy Hạnh Khiết về trụ trì chùa từ năm 1990. Thầy biết nhiều về đông y nên thường xuyên khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.

su-thay-hanh-khiet-va-hanh-trinh-cuu-mang-gan-50-dua-tre-bat-hanh
Có đến 30 người trong số gần 50 đứa trẻ được sư thầy Hạnh Khiết nuôi dạy đã trưởng thành, có công việc ổn định, có gia đình riêng

Trong một lần nọ đi khám bệnh cho người nghèo, thầy Hạnh Khiết nghe người dân nói về một đứa trẻ mới sinh nhưng bị mẹ bỏ rơi. Vốn là người xuất gia tu hành nghe chuyện đau lòng ấy thầy không thể làm ngờ. Thế là thầy nảy ra ý định cưu mang trẻ em bất hạnh. 

"Sau khi nghe người dân kể về đứa bé, tôi liền tìm đến nhà xin về nuôi và đặt tên cho con là Trần Văn Diệu. Nay nay Diệu đã 31 tuổi, có công việc ổn định. Muốn theo Phật đạo, trước tiên phải sống hết mình với đạo nhân. Chính vì vậy, tôi mong muốn các con được nuôi dạy, được yêu thương để trở thành những người có ích cho xã hội, thầy Hạnh Khiết bộc bạch.

Từ sau khi nhận nuôi Diệu, thầy Hạnh Khiết cứ thấy ở đâu có trẻ bị bỏ rơi, có hoàn cảnh gia đình khó khăn không nuôi nổi con là thầy lại nhận về. Có cháu mắc bệnh cái chết cận kề nhưng thầy vẫn nhận về nuôi. 

Thành thử mà nói, điều kiện trong chùa cũng không mấy dư giả nhưng để nuôi bọn trẻ đáng thương ấy, thầy Hạnh Khiến phải làm nhang, đồ ăn chay để bán. Rồi thầy còn chạy đôn chạy đáo đi xin từ thiện. Chùa nhỏ không có giường, thầy đi lấy ván đóng thành từng chỗ nằm, rồi đóng bàn học, đóng ghế để các con có chỗ ngồi học tử tế.

"Tôi là người hành khất, đi xin các nơi về nuôi dưỡng những đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh ăn học thì không có gì xấu. CHỉ cần các con ăn học trưởng thành là tôi vui rồi", thầy Hạnh Khiết chia sẻ.

su-thay-hanh-khiet-va-hanh-trinh-cuu-mang-gan-50-dua-tre-bat-hanh-0
Dù vất vả nhưng sư thầy Hạnh Khiết vẫn cố gắng làm việc, xin quyên góp để cứu giúp những mảnh đời bất hạnh

Chùa Phước Quang chỉ rộng vỏn vẹn 200m2 nhưng tấm lòng của thầy Hạnh Khiết thì bao la không kể xiết. Thầy lúc nào cũng sẵn lòng đón chào những mảnh đời bất hạnh về chùa. Hơn 30 năm qua đã có gần 50 đứa trẻ được thầy nuôi dạy, học hành đến nơi đến chốn. Trong đó có hơn 30 người đã trưởng thành, lập gia đình, công tác ở nhiều ngành nghề khác nhau.

Vào năm 2019, trận bão lịch sử càn quét qua khiến chùa bị hư hỏng nặng nề. Nhưng rất may mắn người dân tại địa phương đã giúp đỡ san sẻ với thầy cùng vượt qua khó khăn.

Nhìn lại hành trình cưu mang những mảnh đời cơ nhỡ của mình, thầy Hạnh Khiết chẳng tự hào mà chỉ cảm thấy hạnh phúc: "Điều làm tôi mừng là các con trưởng thành đều có cuộc sống ổn định, sống lương thiện và dù có đi đâu xa, các con vẫn nhớ về chùa, cùng chia sẻ, hỗ trợ tôi quan tâm, nuôi dưỡng, chăm sóc các em nhỏ tại chùa”.

Hiện tại, thầy Hạnh Khiết đang cưu mang 10 đứa trẻ tại chùa. Chúng đều là những đứa trẻ bị bỏ rơi, gia đình khó khăn không thể nuôi nổi.

Anh Huỳnh Công Dân - đứa trẻ ngày nào được thầy Hạnh Khiết cưu mang chia sẻ: "Thầy đưa tôi về nuôi lúc 10 tuổi. Thầy là cha, là mẹ nuôi nấng tôi nên người. Khi trưởng thành, có việc làm ổn định tôi tiếp tục ở lại chùa giúp thầy chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Đó cũng là cách để trả ơn thầy".

Cái tâm của vị trụ trì biến chùa thành "bệnh xá thu nhỏ"

Với thầy Hạnh Khiết, khó khăn ở đời này có xá gì. Với thầy, nuôi nấng những đứa trẻ bất hạnh thành người tử tế, có ích cho xã hội là niềm vui, là sự giàu có không ai bằng.

Thầy nói, ở đời thầy có 3 niềm vui lớn nhất: Niềm vui thứ nhất là các con được khỏe mạnh; niềm vui thứ hai là các con ăn học trưởng thành và thành danh; niềm vui thứ ba là vào những ngày Tết, ngày lễ các con đều quây quần bên nhau. Những lúc như thế. thầy hạnh phúc lắm.

Thầy Hạnh Khiết tâm niệm, có ít thì cho ít, có nhiều thì cho nhiều, cốt ở cái tâm là chính. Trên đời này còn nhiều người cực khổ nên còn sức khỏe còn làm từ thiện. 

Chính suy nghĩ đó đã thôi thúc thầy Hạnh Khiết không ngừng nhận nuôi trẻ em bất hạnh và thậm chí còn giúp đỡ những cụ già neo đơn, tàn tật. Tháng nào, sư thầy cũng tổ chức phát cơm miễn phí cho các bệnh nhân trong bệnh viện đa khoa huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.

su-thay-hanh-khiet-va-hanh-trinh-cuu-mang-gan-50-dua-tre-bat-hanh-5
Thầy còn "biến" ngôi chùa của mình thành bệnh xá thu nhỏ để khám chữa bệnh cho người dân

Với những đứa trẻ trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng hiếu học, thầy Hạnh Khiết tìm đến tận nơi động viên, chia sẻ. Hết năm học còn dành một phần tiền để hỗ trợ các em.

Vào năm 2004, khi vận động gây dựng được một nguồn quỹ, thầy Hạnh Khiết đã quyết định thành lập Hội khuyến học chùa Phước Quang, mỗi năm trao 120 suất học bổng với số tiền gần 40 triệu đồng cho học sinh nghèo vượt khó ở Quảng Ngãi.

Sư thầy Hạnh Khiết còn "biến" chùa Phước Quang trở thành bệnh xã thu nhỏ. Đây là nơi khám chữa bệnh cho người dân trong vùng. Mặc dù sức khỏe đã yếu đi nhưng thầy Hạnh Khiết vẫn miệt mài chữa bệnh cứu người. Thấy được tấm lòng của thầy, người dân trong vùng cũng chạy qua giúp thầy mỗi người một tay, một chân.

Nhiều cu già mắc bệnh xương khớp đến tìm gặp thầy chữa bệnh. Có người bệnh đến chùa nhiều đến nỗi, thầy phải lấy ván đóng, che thêm chỗ rồi mua thêm giường xếp về cho họ nằm.

“Chỉ cần có một chút thời gian rảnh là tôi lại làm thuốc và nghiên cứu sách y học để có thể cứu được nhiều bệnh nhân hơn. Những bệnh nhân nào nhẹ, tôi khám rồi cho thuốc mang về uống. Còn những người bệnh nặng hơn, tôi giữ lại chùa để tiện theo dõi và điều trị”, sư thầy Hạnh Khiết cho biết.

Tấm lòng cao quý của thầy Hạnh Khiết soi sáng cả ngôi chùa bé nhỏ. Nơi đây tĩnh mịch như hàng nghìn ngôi chùa khác ở Việt Nam, nơi đây ồn ào đông đúc nhưng đó là những tiếng người nói cười hạnh phúc được thầy Hạnh Khiết gieo nhân thiện. 

“Tôi chỉ mong ước mình có sức khỏe để cưu mang thêm nhiều trẻ hơn, nhiều cụ già hơn và giúp đỡ cho nhiều hoàn cảnh khó khăn khác. Mình chịu cực nhưng mang lại niềm vui cho nhiều mảnh đời khó khăn thì cực cũng rất giá trị”, sư thầy Hạnh Khiết trải lòng.

Xem thêm: Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Khi coi thực hành chánh niệm là 1 cách để kiếm nhiều tiền thì bạn không bao giờ chạm tới cái đích của nó

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận