Tử tế không kể giàu nghèo: Sống một đời nghĩa hiệp, cứu người chới với giữa sóng nước

Mấy chục năm bám sông bám nước, ông Võ Thu Anh cũng không nhớ đã có bao nhiêu lần cứu sống người chới với giữa dòng...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chỉ cần nghe tàu gặp nạn, người đuối nước, ông Võ Thu Anh (60 tuổi, thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi) lại lao đi, bởi ông hiểu lằn ranh sinh tử rất mong manh, chậm chân là không kịp.

Giấy khen của chính quyền địa phương như lời cảm ơn những đóng góp của người đàn ông sống bên chân sóng miệng nước này. Đó cũng là thứ duy nhất có thể khơi dậy ký ức và giúp ông lờ mờ nhớ về những người được mình cứu. 

Ông Anh bảo rằng: "Trí nhớ tôi tệ lắm nên tôi dành cho những việc cần nhớ mỗi ngày, tôi không nhớ những người mình đã cứu bởi tôi không cần ai trả ơn cả".

"Sống mấy năm đâu, giúp được ai thì giúp"

Những ngày trời vào hạ oi bức, ghé về Nghĩa An, doi đất bị vây quanh bởi sông Phú Thọ và biển cả gió thổi lồng lộng. Làng chài chật ních, đa số đàn ông đã đi biển, một số bám trường đà sửa tàu, thi thoảng mới thấy bóng dáng một vài người đàn ông đang độ tuổi lao động, còn phần lớn là con nít, phụ nữ. 

Nghĩa An từng là làng chài tỉ phú với những phiên biển trúng vài tỉ đồng từ nghề giã cào. Nghề tận diệt ấy cho người dân Nghĩa An trù phú rất nhanh rồi lặng lẽ thoái trào khi "biển cạn".

Ông Võ Khánh, phó chủ tịch UBND xã Phổ An, kể về doi đất hứng bão gió này, chẳng năm nào vào mùa mưa bão mà cán bộ xã không căng mình kêu gọi tàu bè vào nơi neo trú. 

Xong rồi cả hệ thống chính trị đi giúp dân chằng chống nhà cửa, nhà nào không kiên cố lại di dời người dân đến nơi an toàn. 

"Nghĩa An dù nghèo giàu có bận nhưng lòng nghĩa hiệp thì thời nào cũng có. Như chú Võ Thu Anh cứu người, giúp tàu mắc cạn không biết bao nhiêu lần", ông Khánh nói.

Ông Khánh kể về người chú cùng quê với sự tự hào thấy rõ. Buổi sáng cách đây một tháng, chính quyền xã Nghĩa An nhận được thông tin có tàu đánh bắt hải sản đang vào bờ thì tàu phá nước, đang chìm dần trên sông Phú Thọ. 

Chính quyền ra đến nơi đã thấy ông Anh đang cùng anh em ngư dân bàn bạc phương án cứu tàu. "Tính chú Anh là vậy, nghe ai có chuyện là hào hiệp giúp liền", ông Khánh tâm tình.

Kể về chuyện đó, ông Anh cười xòa xua tay: "Có chi mà kể trời, sống được mấy năm đâu, giúp được ai thì giúp". Những người dân bên cạnh "hùa" theo mới đẩy nhịp kể chuyện cứu tàu nhiều hơn từ chính ông Anh. 

Sáng đó, ông và vợ đang ăn sáng thì nghe có tàu chìm trên sông Phú Thọ, ông bảo vợ ăn trước, còn mình quơ nắm dây thừng cùng dăm chiếc thùng phuy nhựa chạy ra sông.

Lúc này, chiếc tàu mất tăm dưới dòng nước, ngư dân ngồi thừ bên mép sông, thở dài. Vực dậy tinh thần, ông Anh bảo mọi người mang dây thừng lặn xuống nước tìm những vị trí dọc thân tàu cột chặt. 

song-mot-doi-nghia-hiep-cuu-nguoi-choi-voi-giua-song-nuoc-0
Ông Anh cột lại mái nhà của mình đề phòng gió lốc

Khi tính toán, cân đối dây thừng, ông Anh cùng ngư dân lại gồng mình cột những sợi dây thừng vào thùng phuy nhựa. "Mấy cái thùng phuy lợi hại lắm, dùng sức đó mới nâng được tàu lên, chứ sức người biết bao nhiêu cho đủ", ông Anh nói.

Dưới sức gánh của thùng phuy, chiếc tàu cá dần dần nổi lên. Ông Võ Tình, chủ tàu cá, "mừng hết lớn" khi con tàu tưởng chừng không thể trục vớt được cứu. Ông Tình cảm kích sự giúp đỡ của ông Anh và xin được hậu tạ. Nghe đến đó, ông Anh xua tay từ chối. Với ông, đó là việc nghĩa không đổi chác bằng tiền.

Tôi không cần trả ơn

Tinh thần nghĩa hiệp luôn theo cả cuộc đời ông, hơn 20 năm qua chẳng thể nhớ hết số lần ông Anh chung sức trục vớt tàu thuyền bị chìm ở khu vực cửa biển Cửa Đại và sông Phú Thọ. 

Nhiều ca khó, chủ tàu lại là người ngoài tỉnh đến gặp ông Anh nhờ giúp, ông lại ra hiện trường tìm phương án cứu tàu. "Thú thật trí nhớ tôi tệ lắm, tôi không nhớ giúp ai cả", ông Anh nói. Gợi mãi, ông mới nhớ được vài cái tên chủ tàu cùng địa phương như Võ Văn Trúc, Lê Tấn Thành, Nguyễn Ty...

Ông Anh không sợ hiểm nguy, nhưng ở biển có "lời nguyền cứu người đền mạng", dù thực hư chẳng ai biết nhưng điều ấy ít nhiều "bám" sâu vào tâm trí của những người ăn sóng, nằm gió. Suốt cuộc đời ra tay nghĩa hiệp, ông Anh cũng lấy đi nước mắt của các con rất nhiều lần. 

Ông Anh kể tầm 20 năm trước, các con còn nhỏ, mỗi lần nghe cha đi cứu tàu, cứu người lại chạy ra ôm chân giữ lại, rồi khóc nức nở. Nhìn thấy cảnh đó, nhiều lúc ông cũng chạnh tâm nhưng rồi lòng lại như lửa đốt. Và rồi ông vẫn lao đi.

22 năm trước, tàu cá của ông Lê Thắng Nở (xã Nghĩa An) vừa vào đến cửa biển Cửa Đại thì bị sóng đánh chìm. Ngư dân trên tàu kiệt sức, họ cố bám mũi tàu giữ lại sinh mệnh. 

Sóng lớn ầm ầm, gió rít từng cơn, đứng trên bờ nhìn thấy anh em chới với, ông Anh quyết định đánh liều. "Mạng mình quý thì mạng mọi người cũng quý, ai cũng có vợ con phải lo, tôi đánh liều", ông Anh nói.

Cái ngày đó vẫn còn lưu trong tâm trí của người dân Nghĩa An, ông Anh cột sợi dây thừng vào cây dừa bên mép nước, rồi nắm đầu dây còn lại bơi ra biển. Khoảng cách chỉ chừng 150m, nhưng lại rất xa bởi sóng gió quá lớn, sức người không địch lại. 

Quần với sóng giật, cuối cùng ông cũng tiếp cận được con tàu và đưa sáu ngư dân vào bờ. Lúc biết mọi người an toàn, ông cũng không còn sức để đứng.

Chuyện đã quá lâu, ngư dân Lê Thắng Nở dày dạn sóng gió ngày nào đã già nua. Nhưng mỗi khi nhắc lại ông Nở không thôi cảm kích. Cái khoảnh khắc sinh mệnh đứng giữa lằn ranh ấy làm sao quên được. 

"Chúng tôi vừa vào cửa biển thì tàu bị sóng đánh chìm. Anh em đều kinh nghiệm, nhưng sóng quá khủng khiếp không ai bơi được vào bờ, đành bám vào mũi tàu. Nói thật, chắc chỉ có lòng nghĩa hiệp anh Anh mới dám lao ra cứu người lúc đó", ông Nở nói.

Những người lớn tuổi ở Nghĩa An lược đếm số người ông Anh từng cứu sống, dù không đầy đủ nhưng ít nhất cũng bảy người. Cách đây khoảng chục năm, ông Anh lao xuống dòng sông Phú Thọ cứu người tự tử. 

Phút giây ấy như ánh đèn flash, kịp lóe lên cho một khoảnh khắc rồi tắt hẳn. Vậy mà đến giờ bà Nguyễn Thị Bông (vợ ông Anh) vẫn rùng mình mỗi khi nhắc về. Bà Bông kể hai vợ chồng đang đi trên cầu thì thấy một bóng người lao xuống nước tự tử, việc xảy ra ngay trước mắt. Bà Bông chưa kịp định thần, đã thấy chồng nhảy ùm xuống nước.

Bà Bông run rẩy gọi chồng giữa màn đêm u tịch, điều duy nhất bà biết chồng còn sống là tiếng tay ông đập ầm ầm dưới nước, bơi nhanh về phía cô gái. 

"Đó là một cô gái trẻ, quê ở xã Nghĩa Thương (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi), vì buồn chuyện tình cảm nên tự vẫn. Cứu xong, vợ chồng tôi và người dân ngồi lại khuyên can cô gái cho đến khi người thân đưa cô gái về nhà, tôi mới bắt đầu khóc. 

Tôi khóc vì mừng cả chồng và cô gái không sao, khóc cho cả những nỗi lo nếu chẳng may chồng xảy ra bất trắc thì tôi thành góa phụ, rồi ai gồng gánh nuôi con", bà Bông tâm tình.

Nghĩa hiệp

40 năm gắn với biển, ở tuổi 60 ông Anh qua rồi cái thời đi biển dài ngày làm thuê cho các chủ tàu, giờ ông lui về với con tôm, con cá gần bờ. Mỗi lần biển trở sóng, trời nổi bão, ông Anh lại đi giúp xóm làng dù trận bão nào nhà ông cũng sứt mẻ ít nhiều.

"Ông Anh là vậy, giúp ai là ổng giúp à. Ổng hay nói ổng vui khi thấy mình còn giúp được người khác", ông Hồ Văn Sơn (hàng xóm) nói.

Ông Anh có nụ cười hiền và đôi mắt trầm buồn. Ẩn bên trong là nghĩa cử cao đẹp, với ông cứu người không cần trả ơn, vậy nên ông chẳng muốn nhớ ai. Với ông, chỉ cần người mình từng giúp có cuộc sống hạnh phúc ở đâu đó là vui rồi.

"Tôi tin, sau khi họ trải qua lần cận kề cái chết, sẽ sống tốt và biết trân quý sinh mạng mình và ra tay giúp đỡ người khác", ông Anh nói.

(Theo Tuổi trẻ)

Xem thêm: Tử tế không kể giàu nghèo: Ông Tám Dữ chạy xe ôm lấy tiền mua vật liệu đi vá đường

Đọc thêm

Cha mẹ nào cũng dạy con làm người tử tế, nhưng vẫn có những nguyên tắc cần phải tuân theo. Đặc biệt con không nên tử tế trong 4 tình huống dưới đây, đừng để lòng tốt của mình bị lợi dụng.

Làm người tử tế không phải lúc nào cũng tốt: 4 tình huống cha mẹ dạy con nên tránh xa
0 Bình luận

Theo anh Sơn, chút khó khăn và mệt mỏi của bản thân chẳng thể sánh bằng niềm vui khi giúp được đồng bào đang gặp khó khăn giữa tâm chấn động đất ở Nhật Bản.

 Tử tế không kể giàu nghèo: Gom nước uống, lái xe vào tâm chấn động đất hỗ trợ đồng hương
0 Bình luận

Chị Nguyễn Thị Năm là người phụ nữ tật Nguyền nhưng rất năng nổ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt việc đứng lớp để truyền đạt kỹ năng, cảm hứng sống cho rất nhiều người cùng cảnh ngộ.

 Tử tế không kể giàu nghèo: Vượt lên tật nguyền giúp người cùng cảnh ngộ
0 Bình luận


Bài mới

Cuộc đời truyền cảm hứng của thợ cắt tóc lớn tuổi nhất thế giới

Bà Shitsui Hakoishi (108 tuổi) vừa được kỷ lục Guiness Thế giới công nhận là ''thợ cắt tóc nữ lớn tuổi nhất thế giới'' với 94 năm tuổi nghề và chưa có ý định nghỉ hưu.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 giờ trước
Những “hiệp sĩ” miệt mài đi hút đinh trong đêm

Thời gian qua, hình ảnh những chiếc xe máy tự chế rong ruổi khắp mọi nẻo đường tại TP.Bạc Liệu để hút đinh đã trở nên vô cùng quen thuộc với bà con nơi đây.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 13 giờ trước
Nhóm bạn trẻ “Phủ xanh biên giới biển” với hoạt động trồng cây tại Mũi Né

Chiến dịch “Phủ xanh biên giới biển” được Cộng đồng Xanh Việt Nam tổ chức với mục đích góp phần cải thiện cảnh quan và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
60 năm giữ cờ Tổ quốc mãi tung bay ở Hiền Lương 

Năm xưa, ông Nguyễn Đức Lãng chính là người được nhận trọng trách may cờ Tổ quốc tại cầu Hiền Lương, nơi giới tuyết chia cắt 2 miền Nam - Bắc. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Đề xuất