Ôn thi tốt nghiệp: Nâng cấp bài văn về "sức sống tiềm tàng của Mị"
Thông qua sức sống tiềm tàng của Mị, Tô Hoài bộc lộ là một nhà văn nhân đạo, nhân văn, sâu sắc và cao cả.
Trên cánh đồng văn chương Việt Nam, có nhà văn độc canh bằng một loại thể. Tiêu biểu cho khuynh hướng này phải kể đến nhà văn Kim Lân – nhà văn cả đời đi về với đất, với người, với cuộc sống nông thôn thuần hậu (nói như Nguyên Hồng) lại có nhà văn thâm canh tăng vụ bằng nhiều loại thể. Tiêu biểu ta phải kể đến nhà văn Tô Hoài. Tính đến nay sự nghiệp của Tô Hoài đã già nửa thế kỷ. Ông là tác giả của khoảng trăm đầu sách, hàng nghìn bài báo với nhiều thể loại phong phú và đa dạng. Nhưng nhắc đến Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám, người yêu văn không thể không nhắc tới "Dế mèn phiêu lưu kí"; sau Cách mạng tháng Tám với tập "Truyện Tây Bắc" gồm ba truyện ngắn: "Cứu đất cứu Mường", "Mường Giơn giải phóng" và "Vợ chồng A Phủ". Những năm gần đây người ta lại xôn xao nhắc đến ông với "Cát bụi chân ai" và tiểu thuyết "Ba người khác". Đến nay "Vợ chồng A Phủ" vẫn là cái mốc thách thức của nhà văn Tô Hoài. Truyện được giải thưởng văn nghệ 1954-1955 là một truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài miền núi Tây Bắc. Tác phẩm được đưa vào trong chương trình giảng dạy như một kiệt tác của Tô Hoài. Truyện xoay quanh cuộc đời của người con gái Mèo nghèo khổ, xinh đẹp nết na được Tô Hoài phát hiện và thể hiện với sức sống tiềm tàng bất diệt. Đó là Mị – nhân vật chính trong tác phẩm này. Thông qua sức sống tiềm tàng của Mị, Tô Hoài bộc lộ là một nhà văn nhân đạo, nhân văn, sâu sắc và cao cả. Văn hào Nga Sê- khốp đã từng nói: "Một người nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy". Và Tô Hoài là một nhà văn như thế.
Tô Hoài là nhà văn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tô Hoài sáng tác theo xu hướng hiện thực, thiên về phản ánh những sự thật của cuộc sống đời thường trong những trang viết bình dị, tinh tế và đầy chất thơ, bộc lộ vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về cuộc sống, đặc biệt là đối với những phong tục tập quán độc đáo của nhiều vùng đất khác nhau, có sự gần gũi, gắn bó với cuộc sống và con người miền núi khiến những tác phẩm viết về đề tài miền núi trở thành mảng sáng tác quan trọng và có giá trị của Tô Hoài. Truyện ngắn Vợ chồng A phủ được sáng tác năm 1952 in trong tập truyện Tây Bắc (1953). Vợ chồng A phủ không chỉ là truyện ngắn hay nhất trong tập Truyện Tây Bắc nói riêng, trong mảng sáng tác của Tô Hoài về đề tài miền núi nói chung mà còn là một tác phẩm có giá trị của văn xuôi Việt Nam hiện đại khi phản ánh chân thực và sinh động con đường của nhân dân miền núi cao Tây Bắc đi theo cách Mạng.
Mị là một cô gái xinh đẹp, tài hoa. Cô có tài thổi sáo, thổi đàn môi, Mị uốn chiếc látrên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo, trai làng vì mê tiếng sao mà ngày đêm thổi sáo đi theo Mị, đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị. Sức quyến rũ mạnh mẽ của tiếng sáo cho thấy cái tài và cái tình của người thổi sáo. Có lẽ, Mị đã gửi bao tình cảm, biết bao khát khao vào tiếng sáo ấy khiến vẻ đẹp trong tâm hồn nhạy cảm, trong trái tim thiết tha yêu sống của cô đã thông qua tiếng sáo mà làm rung động mê đắm lòng người. Mị là người con gái có tính cách mạnh mẽ, tự chủ. Cũng như nhiều cô gái khác, Mị khao khát yêu và có người yêu theo sự lựa chọn của trái tim mình. Trước món nợ của cha mẹ và ý định bắt Mị về làm dâu gạt nợ của nhà thống lí, Mị tha thiết xin được ở nhà cuốc nương, trồng ngô trả nợ thay cho cha mẹ, Mị khóc xin cha “đừng bán con cho nhà giàu” – cô muốn tự quyết định số phận của mình mà không chấp nhận biến mình thành thứ hàng hóa gả bán cho nhà giàu. Mị vốn là cô gái có trái tim vị tha, nhân hậu. Ở nhà với cha mẹ, Mị là người con rất hiếu thảo, nết na, chăm chỉ. Mị tự nguyện làm việc trả nợ thay cho bố mẹ; khi bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí, không chịu nổi kiếp sống đọa đày đau khổ Mị muốn tự giải thoát bằng cái chết, vậy mà vì thương bố, sợ làm liên lụy đến bố, Mị lại gạt nước mắt, chấp nhận quay về nhà thống lí, chấp nhận sống tiếp cuộc đời nô lệ nhọc nhằn, khổ ải, cuộc sống đáng sợ hơn cả cái chết.
Phải chăng tâm hồn Mị đã hoàn toàn nguội lạnh? Cô Mị một thời trẻ đẹp, yêu đời nay đã hoàn toàn an phận trong cuộc sống nô lệ, sống mà như chết ấy? Không, ngòi bút của nhà văn không chỉ hướng vào cái ảm đạm, nét mặt u tối của cuộc đời mà còn thiết tha hướng tới phía sự sống và ánh sáng, để khơi gợi nó lên. Tô Hoài đã đi sâu vào tận cùng ý thức và trong đáy sâu tiềm thức nhân vật, cho thấy vẫn còn le lói chút ánh sáng và hơi ấm của niềm ham sống, của khát khao hạnh phúc. Như dưới lớp tro dày nguội lạnh kia vẫn ủ chút than hồng, chỉ chờ một ngọn gió thổi đến là lại bùng lên. Trong truyện ngắn Chí Phèo, ngòi bút nhân đạo của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao còn khơi bùng lên những khát vọng hạnh phúc và lương thiện ở Chí Phèo, một kẻ tưởng như không còn đời sống tâm linh của con người với một hình thái không còn là nhân dạng nữa. Và Tô Hoài cũng góp thêm vào truyền thống nhân đạo của văn học ta một tiếng nói có sức mạnh.
Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người miền Tây Bắc khi mùa xuân đến đã được miêu tả trong những đoạn văn thật trữ tình, giàu chất thơ để làm nền cho sự hồi sinh sức sống của nhân vật. Đó là cảnh những đứa trẻ con tinh nghịch đốt những lều canh nương để sưởi lửa, hình ảnh những cái váy hoa đem ra phơi trên những mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ; sắc vàng ửng của cỏ gianh trong gió và rét dữ dội, hình ảnh những đám trai gái đánh pao, chơi quay, thổi khèn, thổi sáo say sưa; đặc biệt là âm thanh tiếng sáo gọi bạn tình lửng lơ ngoài đầu núi. Những âm thanh, màu sắc, hình ảnh ấy đã tạo nên bức tranh mùa xuân đẹp thơ mộng, nồng nàn, rạo rực tình yêu, tràn trề sức sống. Đó là những yếu tố ngoại cảnh góp phần gọi dậy những khát vọng tình yêu và hạnh phúc vẫn âm ỉ đâu đó trong lòng Mị.
Biểu hiện đầu tiên của sự hồi sinh sức sống trong lòng Mị là chi tiết Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bổi hổi. Người đàn bà vô cảm thờ ơ với tất cả, nay không chỉ chú ý lắng nghe tiếng sáo từ xa vọng lại, cô còn hình dung ra bóng người lấp ló đầu núi thổi sáo gọi bạn tình, còn nhận ra sắc thái thiết tha, bổi hổi của tiếng sáo, thậm chí người đàn bà âm thầm câm lặng ấy đã nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. Bằng cách ấy, cô đã trở về với quá khứ, nhớ lại những giai điệu ngọt ngào từ thuở xa xôi, đã bắt đầu mở lòng mình để đón nhận và hòa vào âm thanh nồng nàn của tình yêu gửi trong tiếng sáo. Sau đó, Mị lén lấy rượu ra uống. cảnh Mị uống rượu được miêu tả thật tinh tế, thể hiện chân thực những biến đổi âm thầm mà dữ dội trong tâm hồn người đàn bà tưởng như đã nguội tắt sức sống. Cô uống ừng ực từng bát- uống như để say, để quên, uống như một người đang chết khát; uống như muốn dùng cái men say của rượu để dìm đi những nuối tiếc, khát khao và phẫn uất đột ngột bùng cháy trong lòng; uống như muốn mượn cái đắng cay của rượu làm vơi đi những cay đắng trong lòng Mị uống rượu và lại nghe văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Từ văng vẳng không chỉ gợi tả tiếng sáo ở xa, đó còn là những âm thanh của hoài niệm đưa Mị trở về với tiếng sáo và bài hát của người bạn tình năm xưa, khiến Mị như trở lại với cô gái xinh đẹp tài hoa thuở nào, uống chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. người đàn bà tưởng như không còn sợi dây liên hệ với cả hiện tại và quá khứ, không thiết nghĩ đến tương lai, nay lịm mặt – sống về ngày trước với bao nhiêu khát vọng tình yêu, khát vọng tuổi trẻ. Ảo giác của quá khứ mãnh liệt đến mức gần như xóa mờ những bất hạnh của hiện tại khiến Mị thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng, mị bất ngờ nhận ra mình trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Ý thức được mình hãy còn trẻ, lòng cũng như trẻ lại, Mị bỗng muốn được đi chơi, được tới những đám vui, những cuộc vui, hòa vào không khí rạo rực của mùa xuân, của tình yêu, hạnh phúc. Nhưng ý muốn được đi chơi trong đêm hội mùa xuân như mọi người đàn bà khác ở Hồng Ngài lại khiến Mị nhớ ra bao nhiêu năm nay, A Sử không bao giờ cho Mị đi chơi, mà Mị cũng chẳng thiết đi. Nhớ đến điều đó, Mị cũng đồng thời nhận thức sâu sắc tình trạng phi lí trong cuộc hôn nhân của mình khi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Cái thực tế đau khổ mà cô đã quen, đã thờ ơ chấp nhận đến mức không còn tưởng đến sự chết nữa, nay bỗng trở nên phi lí tới không thể chấp nhận. Mị đột ngột muốn chết, nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, mị sẽ ăn cho chết ngay... chết để không phải nhớ lại quá khứ và những ước mơ, khao khát của mình, nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra. Muốn chết là biểu hiện mãnh liệt nhất, dữ dội nhất của sự thức tỉnh lòng ham sống, lòng khát khao hạnh phúc, niềm khát khao ấy tạo ra sự xung đột gay gắt với tình trạng vô nghĩa lý của thực tại. khi bắt đầu nhận ra sự xung đột gay gắt với tình trạng vô nghĩa của thực tại. khi bắt đầu nhận ra nỗi cay đắng, phẫn uất trong lòng mình, cảm thấy không thể tiếp tục chấp nhận kiếp sống tủi cực đau đớn, cũng có nghĩa là Mị đã thoát ra khỏi tình trạng lầm lũi vô cảm suốt bao năm nay.
Vậy mà, dù đã trở lại với thực tại tàn nhẫn, suốt đêm mùa xuân ấy, quá khứ vẫn nồng nàn tha thiết trong nỗi nhớ của Mị với hơi rượu tỏa, tiếng sáo rập rờn, tiếng chó sủa xa xa... Mị phải sống trong giằng xé đau đớn giữa những khát khao cháy bỏng vừa hồi sinh và thực tại phũ phàng đang hiện hữu ngay trong sợi dây trói và căn buồng giam đầy bóng tối. Sức sống cùng những khát vọng đã trở lại và cũng đã bị vùi lấp tàn nhẫn, nhưng sau đêm hội mùa xuân ấy, có lẽ nó sẽ còn mãi ám ảnh, thao thức trong lòng Mị, dù chỉ là mơ hồ, xa thoảng. Sau bao nhiêu năm tháng, Mị đã tỉnh táo nhận ra thân phận trâu ngựa của mình, đã thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa nhà thống lí. Khi đã nhận ra sự khổ ải, cảm nhận về sự khổ ải sẽ càng thấm thía. Từ nay, có lẽ Mị sẽ không thể yên ổn với những suy nghĩ buông xuôi, cam chịu của mình để tiếp tục sống cảnh trâu ngựa cho đến chết. Khát vọng hạnh phúc, khát vọng tình yêu trong tuổi trẻ đã hồi sinh, đã bị vùi dập và đang chờ đợi một ngọn gió thổi bùng lên lần thứ hai.
Sau đêm tình mùa xuân năm ấy, thái độ và dáng vẻ bên ngoài của Mị dường như quay về với con người cũ, nhẫn nhục và vô cảm. Tuy nhiên, sức sống vẫn âm ỉ tiềm tàng đâu đó trong lòng Mị, đó là điều mà thậm chí chính Mị cũng chưa tự nhận ra. Có lẽ cô vẫn nghĩ lòng mình đã chết hẳn và không thể ngờ sức sống mãnh liệt ấy sẽ trở về với cô trong một đêm đông lạnh lẽo ở Hồng Ngài. Sự vô cảm với nỗi đau của cả người khác và chính mình được thể hiện trong những chi tiết miêu tả thái độ, tâm tư của Mị khi hàng đêm ra sưởi lửa, hơ tay ở bếp lửa gần nơi A Phủ bị nhà thống lí bắt trói đứng ở cây cọc ngoài trời. Có tới mấy đêm, Mị thờ ơ, không đoái hoài đến cảnh một người con trai bị trói, bị đói và rét đang chờ chết bên cạnh mình. Mị cũng ý thức được sự vô cảm của mình khi thản nhiên thổi lửa, hơ tay bên cạnh một người sắp chết, thậm chí cô còn nghĩ rằng nếu A Phủ có là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi. Thật ra thì cô không chỉ thờ ơ với nỗi khổ của A Phủ, bản thân mình bị A Sử đánh ngã xuống cửa, cô còn dửng dưng, không thấy bất bình, chẳng hề sợ hãi, đêm sau, Mị vẫn ra ngồi sưởi như đêm trước.
Nhưng một cái gì đó chưa chết hẳn trong lòng Mị mới đột ngột thức dậy trong một đêm khi ngẫu nhiên Mị quay sang và nhìn thấy dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ. Một người con trai khỏe mạnh, cường tráng bây giờ hốc hác thê thảm với hai hõm má đã xám đen khi bị trói đứng chờ chết. Một người con trai ngang tàng mạnh mẽ bây giờ phải lặng lẽ khóc, dòng nước mắt không thể kiềm chế vì quá cay đắng, không thể che dấu vì không thể tự lau đi được. Dòng nước mắt đàn ông lấp lánh trong ánh lửa khiến nỗi thống khổ, sự đau đớn và bất lực cùng cực của con người trở nên hiện hữu sống động. Cảnh tượng ấy làm Mị nhớ lại cảnh mình cũng từng bị trói, cũng từng khóc cay đắng, nước mắt cũng chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Nỗi đau đớn, tủi cực của mình trong quá khứ đã giúp Mị nhận ra nỗi đau của chính mình, sự đồng cảnh đã dắt dẫn cho trái tim vô cảm thờ ơ của Mị trở về với những sự đồng cảm đầu tiên. Hình dung ra cái chết của mình nếu tiếp tục bị trói như thế; nhớ tới cái chết của người đàn bà ngày trước ở nhà thống lí; nghĩ đến cái chết của A Phủ sắp tới – Mị bất chợt nhận ra tất cả những cái chết ấy đều có nguyên nhân từ sự tàn bạo của cha con nhà thống lí Pá Tra, lòng thương thân thức dậy tình thương người, lòng nhân hậu dẫn đến sự căm hờn, phẫn uất: chúng nó thật độc ác! Với bản thân mình, Mị có vẻ như đã cam chịu: ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây, nhưng trong lòng Mị lại phảng phất nghĩ về sự vô lí trong cái chết của A Phủ: người kia việc gì phải chết thế. Sau bao nhiêu năm tháng sống trong sự thờ ơ vô cảm, có lẽ đây là ý nghĩ đầu tiên Mị dành cho người khác, bất bình thay cho người khác. Xúc cảm của trái tim nhân hậu vị tha tiếp tục đậm nét hơn khi Mị nhận ra tình cảnh của A Phủ: chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết... Những từ chết xuất hiện liên tiếp trong tâm trí Mị cũng là một biểu hiện rõ nhất của niềm ham sống một lần nữa đã trở lại với Mị, trở lại với sự kinh hoàng về cái chết, với mỗi phẫn uất về cái chết của những con người hiền lành lương thiện, những con người cùng cảnh ngộ. Nghĩ tới việc nếu A Phủ trốn thoát, Mị phải chết thay, Mị cũng không thấy sợ. Như vậy, nguyên nhân khiến Mị cởi trói cho A Phủ không phải vì sợ liên lụy mà là sự thúc đẩy của cảm giác bất bình, phẫn uất, do sự thức tỉnh của lòng nhân hậu, thương người, sự đồng cảm với những người cùng cảnh ngộ, là sự cùng dậy tự phát, đột ngột mà quyết liệt trong sự bức bách khắc nghiệt của hoàn cảnh. Dẫu vậy, khi rút sao cắt dây trói cho A Phủ, Mị vẫn như đang làm theo sự mách bảo của tiềm thức mơ hồ tồn tại trong một tấm lòng nhân hậu vẫn chưa hoàn toàn bị hủy hoại, vì thế nên khi gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, có lẽ lúc ấy, lí trí của Mị mới chợt nhận ra tiềm thức thức đã xui khiến cô làm một việc thật ghê gớm!
Giải thoát cho A Phủ, Mị cũng đồng thời thoát ra khỏi trạng thái vô cảm, lặng lẽ, trái tim nhân hậu hồi sinh thì đồng thời khát vọng sống cũng hồi sinh. Mị đã không còn vô cảm với nỗi đau khổ của người khác thì cũng đến lúc không thể tiếp tục vô cảm với nỗi đau khổ của chính mình. Có lẽ, sau giây phút đứng lặng trong bóng tối, nhìn A Phủ lao vụt đi, hình ảnh một con người trên bờ vực của cái chết đang mạnh mẽ thoát ra khỏi chốn địa ngục trần gian, tìm cho mình sự sống khiến Mị đột ngột hiểu điều mình cần phải làm ngay
Giải thoát cho A Phủ, Mị cũng đồng thời thoát ra khỏi trạng thái vô cảm, lặng lẽ, trái tim nhân hậu hồi sinh thì đồng thời khát vọng sống cũng hồi sinh. Mị đã không còn vô cảm với nỗi đau khổ của người khác thì cũng đến lúc không thể tiếp tục vô cảm với nỗi đau khổ của chính mình. Có lẽ, sau giây phút đứng lặng trong bóng tối, nhìn A Phủ lao vụt đi, hình ảnh một con người trên bờ vực của cái chết đang mạnh mẽ thoát ra khỏi chốn địa ngục trần gian, tìm cho mình sự sống khiến Mị đột ngột hiểu điều mình cần phải làm ngay bấy giờ, ngay lập tức, đó là tự giải thoát đời mình khỏi sự thống trị, đày ải, trói buộc tàn bạo của cường quyền và thần quyền trong suốt bao năm qua. Sau đó, tác giả đã miêu tả những hành động của Mị trong những câu văn ngắn cùng những động từ mạnh mẽ, gấp gáp: Mị cũng vụt chạy ra... Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp... Mị nói, thở... không còn những dòng độc thoại nội tâm, dường như những hành động của Mị nhanh hơn cả lý trí, những hành động chịu sự chi phối của khát vọng sống vốn luôn tồn tại đâu đó trong tiềm thức, khát vọng sống đã đột ngột thức dậy mãnh liệt và bất ngờ trong lòng Mị. Người đàn bà lặng lẽ, vô hồn, vô cảm ấy đang hối hả tự cứu mình, người đàn bà câm lặng như tảng đá ấy đã cất lên tiếng nói xin được giải thoát: A Phủ cho tôi đi; người đàn bà hơn một lần muốn chết ấy nay khẩn thiết mong được sống, mong được theo A Phủ bởi nỗi kinh hoàng trước cái chết: ở đây thì chết mất. Khát vọng sống mãnh liệt đã thức tỉnh hoàn toàn như sự thức tỉnh khát vọng tuổi trẻ, tình yêu trong đêm tình mùa xuân và không còn dừng lại ở ảo giác hay khát khao mà đã trở thành những hành động quyết liệt, triệt để chống lại số phận, chống lại vòng cương tỏa độc ác của cha con nhà thống lí, giành lại cho mình quyền được sống, quyền được tự do. Thành công của vợ chồng A Phủ là nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Vợ chồng A Phủ cũng là thiên truyện tràn đầy chất thơ khi thể hiện những rung cảm của nhà văn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người, đồng thời có khả năng truyền được cảm xúc ấy đến người đọc. Nghệ thuật trần thuật của Tô Hoài mang tính truyền thống nhưng cũng rất uyển chuyển, sáng tạo từ cách giới thiệu nhân vật đặc biệt ấn tượng với cốt truyện vừa liền mạch theo trình tự thời gian vừa đan xen những hồi ức, pha trộn giữa quá khứ và hiện tại, giữa những mơ hồ của tiềm thức với những lộn xộn chồng chéo của tâm tư..., nhờ thế mà mạch truyện biến đổi sinh động hấp dẫn mà vẫn mạch lạc. nhiều đoạn được sử dụng thứ ngôn ngữ nửa trực tiếp giúp người đọc nhận ra vẻ đẹp trong đời sống nội tâm của nhân vật, vừa tạo được sự đồng cảm giữa nhà văn, nhân vật và người đọc. Ngôn ngữ của Tô Hoài giản dị, phong phú, đầy sáng tạo. Lời văn mượt mà, sâu lắng, trữ tình, giàu tính tạo hình và sức truyền cảm sâu sắc. Ngôn ngữ vừa có sự vận dụng cách nói hồn nhiên, giàu hình ảnh của người miền núi, vừa giữ được tính chuẩn mực của ngôn ngữ văn học. Những hành động bất ngờ, quyết liệt cho thấy Mị đã cắt đứt sợi dây trói hữu hình đang giam cầm A Phủ để giải cứu cho đồng loại, đồng thời cũng cắt đứt sợi dây vô hình của thần quyền để giải phóng cho chính mình. Nếu như đêm tình mùa xuân gắn với khát vọng hạnh phúc, thì đêm đông cứu A Phủ lại gắn liền với khát vọng tự do trong Mị - một con người tưởng như đã bị nô lệ hóa hoàn toàn. Lần thứ nhất, Mị nhận được sự tác động theo chiều hướng tích cực từ ngoại cảnh, bản thân Mị chỉ định giải thoát trong chốc lát. Lần thứ hai không có sự hỗ trợ từ ngoại cảnh, sự trỗi dậy ở lần thứ hai mạnh mẽ quyết liệt hơn. Mị đã giải thoát mình khỏi sự giằng buộc của cả cường quyền lẫn thần quyền. Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của kí ức, khát vọng sống tự do đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu, Mị giải thoát cho A Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình. Hành động táo bạo và đầy bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. Trong lòng Mị luôn tiềm ẩn cả sức sống tiềm tàng, khát khao được hưởng hạnh phúc, càng bị vùi dập thì khát khao trong Mị càng trỗi dậy, với hành động này Mị đã chiến thắng số phận. Nàng Kiều bị xô đẩy vào cuộc sống thanh lâu ô nhục, đã bao lần cố sức vùng vẫy thoát ra, và tấm lòng nhớ cha mẹ, nhớ người yêu vẫn tha thiết đau đớn suốt ngần ấy năm trời lưu lạc. Nhân vật Tám Bính của Nguyên Hồng, sống cuộc đời một “Bỉ vỏ” dưới đáy xã hội, bị khinh khi săn đuổi nhưng vẫn không nguôi khát khao một cuộc sống lương thiện trong sạch. Chỉ có điều là những tác giả văn học quá khứ đã không tìm ra con đường giải thoát cho những nạn nhân đau khổ ấy trong tác phẩm của họ, còn cô Mị - cũng như nhiều nhân vật khác trong tác phẩm văn học cách mạng hiện đại thì đã tìm thấy con đường giải phóng thực sự , tìm thấy sự thực hiện những ước vọng chân chính của mình trong quá trình đến với cách mạng, dưới ánh sáng của Đảng.
bấy giờ, ngay lập tức, đó là tự giải thoát đời mình khỏi sự thống trị, đày ải, trói buộc tàn bạo của cường quyền và thần quyền trong suốt bao năm qua. Sau đó, tác giả đã miêu tả những hành động của Mị trong những câu văn ngắn cùng những động từ mạnh mẽ, gấp gáp: Mị cũng vụt chạy ra... Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp... Mị nói, thở... không còn những dòng độc thoại nội tâm, dường như những hành động của Mị nhanh hơn cả lý trí, những hành động chịu sự chi phối của khát vọng sống vốn luôn tồn tại đâu đó trong tiềm thức, khát vọng sống đã đột ngột thức dậy mãnh liệt và bất ngờ trong lòng Mị. Người đàn bà lặng lẽ, vô hồn, vô cảm ấy đang hối hả tự cứu mình, người đàn bà câm lặng như tảng đá ấy đã cất lên tiếng nói xin được giải thoát: A Phủ cho tôi đi; người đàn bà hơn một lần muốn chết ấy nay khẩn thiết mong được sống, mong được theo A Phủ bởi nỗi kinh hoàng trước cái chết: ở đây thì chết mất. Khát vọng sống mãnh liệt đã thức tỉnh hoàn toàn như sự thức tỉnh khát vọng tuổi trẻ, tình yêu trong đêm tình mùa xuân và không còn dừng lại ở ảo giác hay khát khao mà đã trở thành những hành động quyết liệt, triệt để chống lại số phận, chống lại vòng cương tỏa độc ác của cha con nhà thống lí, giành lại cho mình quyền được sống, quyền được tự do. Thành công của vợ chồng A Phủ là nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Vợ chồng A Phủ cũng là thiên truyện tràn đầy chất thơ khi thể hiện những rung cảm của nhà văn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người, đồng thời có khả năng truyền được cảm xúc ấy đến người đọc. Nghệ thuật trần thuật của Tô Hoài mang tính truyền thống nhưng cũng rất uyển chuyển, sáng tạo từ cách giới thiệu nhân vật đặc biệt ấn tượng với cốt truyện vừa liền mạch theo trình tự thời gian vừa đan xen những hồi ức, pha trộn giữa quá khứ và hiện tại, giữa những mơ hồ của tiềm thức với những lộn xộn chồng chéo của tâm tư..., nhờ thế mà mạch truyện biến đổi sinh động hấp dẫn mà vẫn mạch lạc. nhiều đoạn được sử dụng thứ ngôn ngữ nửa trực tiếp giúp người đọc nhận ra vẻ đẹp trong đời sống nội tâm của nhân vật, vừa tạo được sự đồng cảm giữa nhà văn, nhân vật và người đọc. Ngôn ngữ của Tô Hoài giản dị, phong phú, đầy sáng tạo. Lời văn mượt mà, sâu lắng, trữ tình, giàu tính tạo hình và sức truyền cảm sâu sắc. Ngôn ngữ vừa có sự vận dụng cách nói hồn nhiên, giàu hình ảnh của người miền núi, vừa giữ được tính chuẩn mực của ngôn ngữ văn học. Những hành động bất ngờ, quyết liệt cho thấy Mị đã cắt đứt sợi dây trói hữu hình đang giam cầm A Phủ để giải cứu cho đồng loại, đồng thời cũng cắt đứt sợi dây vô hình của thần quyền để giải phóng cho chính mình. Nếu như đêm tình mùa xuân gắn với khát vọng hạnh phúc, thì đêm đông cứu A Phủ lại gắn liền với khát vọng tự do trong Mị - một con người tưởng như đã bị nô lệ hóa hoàn toàn. Lần thứ nhất, Mị nhận được sự tác động theo chiều hướng tích cực từ ngoại cảnh, bản thân Mị chỉ định giải thoát trong chốc lát. Lần thứ hai không có sự hỗ trợ từ ngoại cảnh, sự trỗi dậy ở lần thứ hai mạnh mẽ quyết liệt hơn. Mị đã giải thoát mình khỏi sự giằng buộc của cả cường quyền lẫn thần quyền. Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của kí ức, khát vọng sống tự do đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu, Mị giải thoát cho A Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình. Hành động táo bạo và đầy bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. Trong lòng Mị luôn tiềm ẩn cả sức sống tiềm tàng, khát khao được hưởng hạnh phúc, càng bị vùi dập thì khát khao trong Mị càng trỗi dậy, với hành động này Mị đã chiến thắng số phận. Nàng Kiều bị xô đẩy vào cuộc sống thanh lâu ô nhục, đã bao lần cố sức vùng vẫy thoát ra, và tấm lòng nhớ cha mẹ, nhớ người yêu vẫn tha thiết đau đớn suốt ngần ấy năm trời lưu lạc. Nhân vật Tám Bính của Nguyên Hồng, sống cuộc đời một “Bỉ vỏ” dưới đáy xã hội, bị khinh khi săn đuổi nhưng vẫn không nguôi khát khao một cuộc sống lương thiện trong sạch. Chỉ có điều là những tác giả văn học quá khứ đã không tìm ra con đường giải thoát cho những nạn nhân đau khổ ấy trong tác phẩm của họ, còn cô Mị - cũng như nhiều nhân vật khác trong tác phẩm văn học cách mạng hiện đại thì đã tìm thấy con đường giải phóng thực sự , tìm thấy sự thực hiện những ước vọng chân chính của mình trong quá trình đến với cách mạng, dưới ánh sáng của Đảng.
Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị đã cho chúng ta một lần nữa lại thấy được Tô Hoài đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung. Tô Hoài đã rất cảm thông và xót thương cho số phận hẩm hiu, không lối thoát của Mị. Thế nhưng bằng một trái tim nhạy cảm và chan chứa yêu thương, Tô Hoài đã phát hiện và ngợi ca đốm lửa còn sót lại trong trái tim Mị. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn sáng lên ở đó. Đồng thời qua tác phẩm, Tô Hoài cũng đã khẳng định được chân lý muôn đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh để chống lại nó dù đó là sự vùng lên một cách tự phát như Mị. Lại nhớ đến một ý của Hêghen: phải đẩy tới chóp đỉnh của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình vẻ mới hiện ra. Những trang văn đẹp lời đẹp ý bậc nhất trong truyện ngắn này có lẽ thảy đều diễn đạt cái sự sống nhiều hình vẽ trên chóp đỉnh mâu thuẫn đó.
Xem thêm: Sự tài tình của nhà văn Tô Hoài với chi tiết "nắm lá ngón" trong Vợ chồng A Phủ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận