NLXH: Bàn về giữ gìn bản sắc dân tộc

Đề bài: Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm của dân tộc mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta.

Đỗ Thu Nga
15:00 20/05/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

BÀI VIẾT GỢI Ý

 Song song với sự phát triển của đất nước thì hội nhập quốc tế cũng ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, một số văn hoá từ các nước khác du nhập vào nước ta ngày càng nhiều. Việc học hỏi, tiếp thu những cái mới là một điều tốt nhưng ta cũng cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của nước mình. Bởi lẽ giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm của dân tộc mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta. 

Bản sắc dân tộc là những giá trị về văn hoá, những di sản, phẩm chất, tâm lý,… của một dân tộc. Bản sắc dân tộc có thể là tinh thần yêu nước, tính đoàn kết hoặc nó cũng có thể là ý thức cộng đồng trong một dân tộc. Bản năng tồn tại là những khuynh hướng bẩm sinh, vốn có mà không cần thông qua một quá trình rèn luyện hay học hỏi. Vì thế việc bảo vệ và giữ gìn bản sắc dân tộc không chỉ là phương châm của dân tộc mà nó chính là bản năng của mỗi cá nhân. Việc bảo vệ bản sắc dân tộc chính là tự ý thức của mỗi con người, mà không cần trải qua quá trình học hỏi hay rèn luyện. 

Ngày nay, xu thế hội nhập ngày càng phát triển tạo ra cho nước ta sự phát triển nhưng cũng tạo ra những thách thức, khó khăn đối với nước ta. Tiếp thu nền văn hoá tiên tiến là điều cần thiết nhưng bên cạnh đó cũng cần phải giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Phát huy những thế mạnh văn hoá từ lâu đời để làm tiền đề cho sự phát triển văn hoá sau này. Từ ngàn năm xưa, dân tộc Việt Nam ta đã có những văn hoá tốt đẹp, thể hiện đặc trưng của dân tộc như: tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái,… Chẳng hạn trong thời kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc dốc sức chi viện cho miền Nam để kháng chiến chống Mỹ. Hình ảnh đó không chỉ thể hiện tinh thần yêu nước mà còn thể hiện sự đoàn kết, quyết tâm chống giặc của dân tộc ta. Và đến tận ngày nay, những bản sắc ấy vẫn còn tồn tại và được truyền bá cho những thế hệ sau này. Bên cạnh những bản sắc về tinh thần, dân tộc ta cũng có vô số những di sản, thành tựu văn hoá đáng để ngưỡng mộ như: Vịnh Hạ Long,  phố cổ Hội An Hội An hay Cố đô Huế,…đều là những di tích được UNESCO công nhận. 

Giữ gìn bản sắc dân tộc chính là bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc là trách nhiệm của cá nhân mỗi người. Một trong những tiền đề để phát triển đất nước đó chính là phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đó chính là cơ sở, là cốt lõi để đưa đất nước ngày càng phát triển. Việc tiếp thu những nền văn hoá khác là điều cần thiết nhưng cần phải chọn lọc để không làm mất đi đặc trưng bản sắc của quốc gia. Bởi lẽ, bản sắc văn hoá chính là điều làm cho mỗi quốc gia trở nên khác biệt. Bản sắc văn hoá dân tộc là minh chứng cho sự “lâu đời” của một dân tộc, đánh dấu cho một bề dày lịch sử lâu đời. Và việc bảo vệ và giữ gìn được “đặc trưng” ấy trong xã hội ngày nay là một việc vô cùng quan trọng. Mỗi người cần phải không ngừng học hỏi, tiếp thu những cái mới một cách có chọn lọc. Phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quảng bá những hình ảnh đó đến bạn bè quốc tế. Việc giữ gìn, bản sắc văn hoá cũng là một trong những cách bảo vệ đất nước, chống lại các thế lực thù địch, giặc ngoại xâm. Baỏ vệ bản sắc văn hoá dân tộc chính là điều mà mỗi người cần phải tự ý thức và thực hiện.

nlxh-ban-ve-giu-gin-ban-sac-dan-toc

Giữ gìn bản sắc văn hoá là một điều tốt đẹp, tuy nhiên trong xã hội vẫn còn tồn tại một số thành phần chưa thật sự biết cách bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Họ luôn cho rằng nước mình lạc hậu, luôn chạy theo sự phát triển của các nước lớn, cho rằng văn hoá của họ mới là cái phù hợp với bản thân. Thậm chí, có một số người còn có suy nghĩ lệch lạc về đất nước. Họ nên có cái nhìn tổng quan hơn, cũng như tiếp thu một cách có chọn lọc. Không nên chạy theo xu hướng mà bỏ quên đi những giá trị cốt lõi. Bởi khi có những giá trị cốt lõi, đất nước mới có thể phát triển như ngày nay. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc không đồng nghĩa với việc ủng hộ những phong tục cổ hủ, lạc hậu. Bên cạnh việc phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp, ta cũng cần phải bài trừ những phong tục lỗi thời, lạc hậu. Việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là trách nhiệm của mỗi người và bản thân mỗi người cần phải có trách nhiệm với chính mình. Đất nước có phát triển hay không chính là do hành động của mỗi người của chúng ta.

Tóm lại, giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm của dân tộc mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta là vô cùng đúng đắn. Mỗi người cần tự ý thức những việc mình cần làm để có thể bảo vệ được nền văn hoá của dân tộc. Chỉ khi bảo vệ được những giá trị cốt lõi, đất nước mới có tiền đề để ngày càng phát triển hơn trong tương lai. Bản sắc văn hoá dân tộc cũng chính là niềm kiêu hãnh của nhân dân ta trên trường quốc tế.

GỢI Ý DÀN BÀI

1. Mở bài 

- Giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân bài 

a. Giải thích

- Bản sắc dân tộc là những giá trị về văn hoá, những di sản, phẩm chất, tâm lý,… của một dân tộc.

- Bản năng tồn tại là những khuynh hướng bẩm sinh, vốn có mà không cần thông qua một quá trình rèn luyện hay học hỏi.

- Việc bảo vệ bản sắc dân tộc chính là tự ý thức của mỗi con người, mà không cần trải qua quá trình học hỏi hay rèn luyện. 

b. Bàn luận 

- Ngày nay, xu thế hội nhập ngày càng phát triển tạo ra cho nước ta sự phát triển nhưng cũng tạo ra những thách thức, khó khăn đối với nước ta.

- Tiếp thu nền văn hoá tiên tiến là điều cần thiết nhưng bên cạnh đó cũng cần phải giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

- Phát huy những thế mạnh văn hoá từ lâu đời để làm tiền đề cho sự phát triển văn hoá sau này.

- Giữ gìn bản sắc dân tộc chính là bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc là trách nhiệm của cá nhân mỗi người.

- Đó chính là cơ sở, là cốt lõi để đưa đất nước ngày càng phát triển.

c. Phê phán

- Giữ gìn bản sắc văn hoá là một điều tốt đẹp, tuy nhiên trong xã hội vẫn còn tồn tại một số thành phần chưa thật sự biết cách bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

- Thậm chí, có một số người còn có suy nghĩ lệch lạc về đất nước.

- Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc không đồng nghĩa với việc ủng hộ những phong tục cổ hủ, lạc hậu.

- Bên cạnh việc phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp, ta cũng cần phải bài trừ những phong tục lỗi thời, lạc hậu.

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề. 

Xem thêm: NLXH: Làm chủ cảm xúc của bản thân

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận