NLXH: "To be or not to be" - tồn tại hay không tồn tại

Một câu hỏi ngỡ chừng như đơn giản, nhưng để trả lời được nó bạn phải trải qua cả một quá trình...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mỗi chúng ta đều đến thế gian này một lần, vì vậy hãy sống một lần thật nhiệt huyết, thật bản lĩnh. Tại sao phải cứ chần chừ, phải đợi chờ cơ hội, khi chính chúng ta đang dần lãng phí nó. Cơ hội chỉ đến một lần và chỉ dành cho người thật sự xứng đáng.

To be or not to be - tồn tại hay không tồn tại.

Một câu hỏi ngỡ chừng như đơn giản, nhưng để trả lời được nó bạn phải trải qua cả một quá trình

Ở đây có ai từng đặt giống chấm hỏi rằng, mình là ai? Và mình được sinh ra để làm gì? Giống tôi không ?

Bạn thật sự có thể trả lời được câu hỏi này?

Có một truyện cười kể rằng một người vào trong quán rượu chán nản kêu lên: “I can not find the meaning of my life.” (Tôi không thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống). Một người khác nói: “Try on Google!”

Đó chỉ là một câu chuyện vui cười thôi nhưng thực tế trong cuộc sống đã bao nhiêu lần trong đời chúng ta thắc mắc xem liệu ý nghĩa của cuộc sống này là gì và cũng bao nhiêu lần chúng ta cảm thấy chán nản như người trong quán rượu kia vì không biết mình sống trên đời này làm gì?

Và em cũng như thế cũng từng như người đàn ông ở trong quan rượu kia. Từng là người chẳng biết lí do mình tồn tại là gì? Và tiếp theo mình sẽ làm gì trong tương lai nữa. Cứ thế cuộc sống bấp bênh, rồi từ từ trôi qua một cách vô nghĩa như vậy đó.

nlxh-to-be-or-not-to-be-ton-tai-hay-khong-ton-tai-7

Ngày đó, bản thân tôi là một người học rất yếu, em tư ti lắm, có muốn làm gì cũng chẳng dám làm, vì em biết nếu có xung phong thì liệu có ai công nhận điều đó với tôi. Tôi rụt rè, thu mình lại vào chính vỏ bọc mình tạo ra.

Ngày đăng kí thi tuyển sinh, tôi quyết định bỏ thi, chính đó là sự lựa chọn đúng đắn trong thời điểm đó của cuộc đời tôi. Chắc các bạn cũng đang rất mắc cười nhưng sự thật là như vậy. Tôi rụt rè, tôi cho mình là kẻ vô dụng, chẳng làm được gì. Tôi thu mình với xã hội, và quyết định đặt chân vào trường nghề. Khi học ở đó, môi trường học tập không siết chặt, tôi bung xoã theo ý mình muốn, la cà quậy phá rất nhiều, tôi cảm thấy là mình tự tin hơn, cứ ngỡ là mình đã tìm được con người bị đánh mất của mình ở đấy nhưng sự thật không như tôi nghĩ. Tuổi trẻ thời gian thanh xuân của tôi, thật sự không còn nhiều nữa rồi. Thế là tôi quyết định đặt chân vào ngôi trường Vĩnh Viễn, và tôi quyết định tìm lại chính bản thân mình, tìm lại một Đăng Khoa và phải sống một cuộc đời. Một bước đi mới đã thay đổi cuộc đời của tôi, Tôi như được sống lại một lần nữa, tôi có thể học tập thể hiện chính những điều mà nhiều bạn cho là vô nghĩa kia thành những điều có ý nghĩa tại nơi đây. Tôi hiểu được giá trị của bản thân và tìm được chính mình tại đây, đã sống hạnh phúc và đã biến mình trở thành phiên bản tốt hơn của mình qua từng ngày. Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi bản thân đã không bỏ cuộc. Và tin chắc rằng tất cả mọi người ở đây cũng sẽ tìm được một phiên bản tốt hơn hạnh phúc hơn ở bên trong mình.

Chúng ta chỉ sống một lần trong đời mà thôi, vì vậy, sống làm sao cho có ý nghĩa là một điều quan trọng và là điều mà mọi người đều quan tâm.

Nên nhà thơ Xuân Diệu có câu thơ nói lên triết lý sống của ông là chúng ta chỉ sống một lần trong đời mà thôi, vì vậy, sống làm sao cho có ý nghĩa là một điều quan trọng và là điều mà mọi người đều quan tâm:

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”

Hay đại văn hào Shakespeare có một câu nói nổi tiếng cả thế giới về triết lý sống của con người ở đời: “To be or not to be, that is the Question.” (Sống hay không sống, đó là vấn đề).

Câu nói này lần đầu tiên xuất hiện trong hồi III, cảnh I của vở kịch “Hamlet” được Shakespeare viết vào năm 1603. Lúc này hoàng tử xứ Đan Mạch đang băn khoăn giữa sự sống và cái chết. Sống thì sẽ phải sống như thế nào khi mà cuộc đời là: the sea of troubles – the slings and arrows – the thousand natural shocks (một biển trời rắc rối - những ná bắn và cung tên – và hàng ngàn những cú sốc).

Nhưng chàng cũng chẳng mấy chắc chắn về những gì sẽ đến sau khi chết: the dread of something after death (những nỗi khiếp đảm ngay sau cái chết). Hamlet băn khoăn không biết phải làm gì trong lúc này nên mới đặt ra câu hỏi “To be or not to be”. “Sống hay không sống” có nghĩa là chịu đựng hay vùng lên đấu tranh để giành được tự do và có được cuộc sống đích thực.

Không sống không có nghĩa là chết, mà nghĩa là tồn tại (exist). Tồn tại và sống hoàn toàn khác nhau vì tồn tại chỉ đơn giản là bạn có mặt trên cõi đời này mà thôi, còn sống có nghĩa là bạn phải làm cho cuộc đời mình trở nên có ý nghĩa bằng cách cống hiến hết mình cho đời. Sống có nghĩa là bạn phải có nhiệt huyết, phải có ước mơ và cố gắng hết mình để hoàn thành ước mơ đó.

Đừng chỉ tồn tại trên cõi đời này, mà hãy sống, sống thật ý nghĩa và trọn vẹn. Ranh giới giữa sống và tồn tại vô cùng mong manh. Nếu chỉ tồn tại trên cõi đời này mà chẳng làm gì có ý nghĩa, thì ta đang phí phạm cuộc đời, phí phạm hành trình - chuyến đi đến nhân gian này. Hãy cố gắng sống và đặt niềm tin vào hành động. Thay đổi tư duy và bắt đầu cái nhìn mới về cuộc sống, suy nghĩ tích cực và tự mình quyết định cho tương lai của bản thân, đừng mãi sống dưới bóng tối do bản thân tạo ra.

Điều đẹp nhất sẽ luôn chờ bạn ở phía trước, hãy sống chứ đừng tồn tại. Phải hiểu được chính mình trước khi thấu hiểu được thế gian. Bởi vì tất cả chúng ta đều xứng đáng được sống và hạnh phúc.

(Lâm Hải Đăng Khoa)

Xem thêm: NLXH: Hiện tượng "chảy máu chất xám"

Đọc thêm

Đức Phật khuyên chúng ta rằng: "Chớ vội tin điều gì chỉ vì nó là truyền thống được truyền lại qua nhiều thế hệ". 

NLXH: Bàn về hành trình lĩnh hội tri thức theo lời khuyên của Đức Phật
0 Bình luận

Đề bài: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: "Có thành công không phải là có tất cả, thất bại không phải là mất tất cả".

NLXH: Có thành công không phải là có tất cả
0 Bình luận

 “Khi con người ta vẫn còn trên đời, tưởng rằng còn nhiều thời gian, nhiều cơ hội. Thực ra cuộc đời là một phép trừ, gặp nhau một lần, ít đi một lần”.

NLXH: Sống như không bao giờ chết, hay như sẽ chết bất cứ lúc nào?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất