NLXH: Làm chủ cảm xúc của bản thân

Bạn đã bao giờ tự hỏi “Làm thế nào để làm chủ cảm xúc của bản thân?”.

Đỗ Thu Nga
10:45 15/04/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet
nlxh-lam-chu-cam-xuc-cua-ban-than

“Bạn có quyền tức giận, đồng nghĩa với việc bạn có quyền tha thứ” – Jeffrey Fry. Mỗi chúng ta đều có sự lựa chọn, cảm xúc của bạn do chính bản thân bạn quyết định chứ không phải ai khác, bạn đã bao giờ tự hỏi “Làm thế nào để làm chủ cảm xúc của bản thân?”. Làm chủ cảm xúc là khả năng nhận diện, theo dõi, phân biệt được cảm xúc của bản thân để từ đó đưa ra những quyết định, hành động phù hợp với những tình huống khác nhau. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta thường đối mặt với nhiều áp lực và căng thẳng từ cuộc sống hàng ngày. Một trong những kỹ năng quan trọng để vượt qua những thách thức này là khả năng làm chủ cảm xúc bản thân bởi vì khi bạn có khả năng điều khiển và quản lý cảm xúc một cách hiệu quả, bạn có thể đạt được sự cân bằng và hạnh phúc trong cuộc sống. Đôi khi, bạn có xu hướng chối bỏ hoặc giấu đi những cảm xúc không thoải mái, như sự tức giận, sợ hãi hoặc buồn bã. Tuy nhiên, việc từ chối cảm xúc chỉ khiến chúng trở nên mạnh hơn và khó kiểm soát hơn. Thay vì vậy, bạn nên học cách làm bạn với những cảm xúc của mình, nhận biết chúng và chấp nhận rằng chúng là một phần tự nhiên của cuộc sống. Người biết làm chủ cảm xúc của bản thân là người giữ bình tình trong mọi tình huống, tìm ra cách khéo léo để giải quyết vấn đề trong mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp, hài hòa, luôn nhận được sự yêu mến, trân trọng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin được ví với “siêu anh hùng” thời hiện đại bởi vì ông là một nhà lãnh đạo tài ba, nổi tiếng với kĩ năng ngoại giao lúc cương lúc nhu, đưa nước Nga từng bước trở thành cường quốc hùng mạnh trên thế giới. Để làm được điều đó, ngài Tổng thống phải là một người có khả năng làm chủ cảm xúc của bản thân để có thể luôn tự tin trong giao tiếp, giữ vững tinh thần lạc quan, đầy năng lượng. Mỗi chúng ta cần phải phân biệt giữa làm chủ bản thân và không dám đối diện với cảm xúc thật của bản thân, để bản thân bị chi phối bởi những hành động mất kiểm soát dẫn tới những sai lầm đáng tiếc. Bên cạnh đó, ta cần phải lan tỏa năng lực cảm xúc tích cực vứi mọi người xung quanh. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp đau lòng và thương tâm do không kiểm soát được cảm xúc của bản thân như chàng trai 20 tuổi đâm trọng thương người yêu cũ vì mâu thuẫn tình cảm, con gái dùng xăng thiêu sống mẹ,… Đây là những hành vi đáng lên án do không làm chủ được cảm xúc gây ra. “Cuộc sống rất ngắn ngủi. Người duy nhất bị tổn thương sau xung đột lại chính là bạn. Hãy tha thứ cho tất cả mọi người, bao gồm cả bản thân mình” – Tom Giaquinto.

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)

- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).

- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)

2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)

- Giải thích các khái niệm liên quan.

- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.

+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.

+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.

- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.

3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)

+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.

Xem thêm: NLXH 200 chữ: "Dẫu phải khi cay đắng dập vùi, Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận