Nhà văn Kim Lân: Nỗi buồn của "đứa con người vợ lẽ" và chuyện về món quà cuối cùng tặng Nguyễn Tuân

Giỏ phong lan đang nở - món quà cuối cùng của Kim Lân tặng khiến Nguyễn Tuân rất ngạc nhiên và vui thích. Mấy ngày sau, "ông vua tùy bút" từ giã cõi trần mang theo sự cảm động về món quà cuối cùng của người bạn tri kỷ.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà văn Kim Lân (tên thật là Nguyễn Văn Tài, 1920 - 2007), quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (nay là phường Đông Ngàn, TP Từ Sơn, Bắc Ninh). Mặc dù chỉ học hết bậc tiểu học nhưng văn chương chữ ngữ trong đầu ông rất rộng lớn. 

Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Một số truyện (Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa,...) mang tính chất tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân thời kỳ đó.

Kim Lân không chỉ nổi tiếng với các tác phẩm về làng quê, ông còn khiến người đời chú ý bởi sự tài hoa và những thú chơi khá "ngông".

"Đứa con của vợ lẽ"...

Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền (SN 1946), con gái đầu trong 7 người con của nhà văn Kim Lân cho biết: “Sinh thời thầy tôi thường mang nhiều mặc cảm”.

Sau khi vợ cả mất, cha của nhà văn Kim Lân lấy thêm vợ 2 nhưng người vợ này không sinh được con nên cụ lấy thêm vợ 3. Người vợ 3 sinh được 2 con trong đó có Kim Lân. Không chỉ mặc cảm là con vợ lẽ, ông còn mang nỗi niềm con của người dân ngụ cư (mẹ ông là người Hải Phòng).

Nha-van-Kim-Lan-va-tinh-ban-tri-ky-voi-nha-van-Nguyen-Tuan
Nhà văn Kim Lân

Theo Vietnamnet, ông có bạn thân và sau này là anh vợ - nhà quay phim NSND Nguyễn Đăng Bảy. Cả hai đều yêu thích vở cải lương Đường về San Hậu. Vì vậy, ông có lấy bút danh là Đổng Kim Lân và Nguyễn Đăng Bảy lấy tên là Khương Linh Tá (hai nhân vật trong vở cải lương).

Trong một lần trả lời phỏng vấn về lý do dẫn đến nghề cầm bút, nhà văn chia sẻ: "Tôi ở trong gia đình bị khinh rẻ, ngoài xã hội cũng bị coi thường vì tôi là con vợ 3 - một người ngụ cư. Chính vì muốn đòi cho mình sự công bằng với bạn bè, với làng xóm tôi chọn cách viết. Đây là cách để chứng tỏ mình không thua gì anh em, không thua gì ai. Các anh con nhà giàu, làm việc này việc kia, được học hành đến nơi đến chốn, còn tôi thì tôi viết".

Chàng trai đất Kinh Bắc hào hoa

Thời còn bé, nhà văn Kim Lân nổi tiếng ở làng là người tài hoa. Ông thành lập nhóm bạn là các thanh niên trong làng để tạc tượng, diễn kịch, vẽ tranh... 

Như đã chia sẻ bên trên, ông bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm nổi tiếng của ông là: Làng, Vợ nhặt, Đứa con của người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa... phản ánh không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng.

Nha-van-Kim-Lan-va-tinh-ban-tri-ky-voi-nha-van-Nguyen-Tuan-0
Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, con gái nhà văn Kim Lân

Ông cũng được dư luận chú ý nhiều khi đi vào những đề tài tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê như đánh vật, thả chim, chọi gà... với các tác phẩm: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn...

“Ông nội tôi là người nổi tiếng ở làng về các thú chơi của vùng đồng bằng Bắc Bộ như chơi hoa, chơi chim cảnh… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thầy tôi. Thầy cũng mê trồng cây, nuôi chim, cá... và sau này một phần không nhỏ các tác phẩm của thầy tôi cũng đi sâu về các thú chơi này”, bà Nguyễn Thị Hiền kể.

Bên cạnh sáng tác văn học, nhà văn Kim Lân còn tham gia đóng phim và kịch. Các tác phẩm mà ông từng góp mặt như: Làng Vũ Đại ngày ấy, Chị Dậu, Vợ chồng A Phủ, Hà Nội 12 ngày đêm...

Người văn sĩ thích chơi hoa

Con gái nhà văn Kim Lân tâm sự, ông đặc biệt thích chơi hoa. Lúc bà còn nhỏ, cả gia đình 9 người sống trong căn nhà nhỏ ở xóm Hạ Hồi (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhưng góc nhà nào cũng được Kim Lân trang trí rất đẹp bằng các chậu bông.

Hằng ngày, nhà văn lấy nước từ chiếc điếu cày của mình, pha thêm với nước lã rồi tỉ mỉ lau từng chiếc lá cho bóng, đẹp. Để hoa lan nở đẹp như ý, ông còn chăm bẵm hằng ngày bằng bã chè. Khi những cánh hoa nở rực rỡ trên lan can hoặc cửa sổ, ông có thể dành cả buổi ngồi ngắm...

“Hồi bé tôi được coi là người đưa thư lãng mạn của thầy tôi. Mỗi lần cây nở được bông hoa đẹp thầy tôi lại hái một cành bảo tôi mang sang tặng "người bạn vàng" của mình là nhà văn Nguyễn Tuân”, bà Hiền tâm sự.

Nữ họa sĩ kể tiếp: “Lần đó, thầy tôi trồng một cây đào. Một ngày cây nở hoa đỏ rực cả góc vườn. Trong đó có một cành có dáng vẻ khá đặc biệt. Phần cuối cành đào bừng nở hoa như hình dáng đuôi cáo.

Thầy tôi cắt cành đẹp đó bảo tôi mang tặng bác Nguyễn Tuân. Lúc nhận cành hoa từ tay tôi, nhà văn Nguyễn Tuân lặng người rồi nói: “Con biết sao thầy con chăm hoa rất đẹp không?”. Thấy tôi chần chừ, bác Tuân nói tiếp: “Là vì thầy con yêu hoa nên nó mới nở đẹp thế này”.

Nha-van-Kim-Lan-va-tinh-ban-tri-ky-voi-nha-van-Nguyen-Tuan-9
Kim Lân - nhà văn của làng quê, đồng ruộng

Bên cạnh thú chơi cây, nhà văn Kim Lân còn thích sưu tầm đồ cổ. Kim Lân và Nguyễn Tuân thường trao đổi, bàn luận về các món đồ này.

Có lần, Kim Lân sưu tầm được một đồ vật quý giá, được xem là vật "đinh" trong bộ sưu tập của mình. Nhà văn Nguyễn Tuân sang chơi nhìn thấy thì không khỏi xuýt xoa. Lần thứ 2 sang chơi, Nguyễn Tuân tiếp tục ngắm và xuýt xoa về món đồ đó. Lần thứ 3 sang, Nguyễn Tuân lại ngắm… Đến lần thứ 4, Nguyễn Tuân đánh bạo nói: “Ông tặng lại tôi món này đi”.

Như đã đoán trước ý bạn, Kim Lân đành miễn cưỡng đồng ý. “Tuy nhiên lúc Nguyễn Tuân về, thầy tôi nằm vật ra ghế. Thầy than: “Ôi giời ơi, thế là mất vật "đinh" nhất của tôi rồi”, bà Hiền nhớ lại.

Lần khác, nhà văn Kim Lân được bạn tặng cho một con chim sẻ lửa rất đẹp. Cụ nâng niu chiếc lồng có con chim quý này. Một hôm các con đi làm về thấy nhà văn mặt tái xanh. Theo đó trong lúc cho chim ăn, nhà văn Kim Lân sơ ý đã làm con chim bay mất.

Nuối tiếc con chim, nhà văn không ăn, không ngủ. Ông liên tục mang cái lồng không ra ngoài trời, bỏ thức ăn vào trong để nhử con chim quay lại. Kể chuyện này, con gái nhà văn không khỏi bật cười.

Tri kỷ và giỏ hoa lan cuối cùng tặng bạn

Nhà văn Kim Lân được đánh giá là người sống rất nghĩa khí với bạn bè. Con gái ông kể: "Khoảng sau 1980, một lần thầy tôi từ Hà Nội vào TP.HCM gặp tôi mà không hề báo trước. Thầy nói : "Con cho thầy ít tiền và ra chợ mua cho thầy ít quần áo".

Sau đó thầy tất tả quay ra Hà Nội dù tôi cố nài nỉ thầy ở lại chơi. Cuối cùng thầy mới kể: "Thầy cần tiền và quần áo không phải cho thầy mà để giúp một người bạn đang gặp khó khăn”.

Nha-van-Kim-Lan-va-tinh-ban-tri-ky-voi-nha-van-Nguyen-Tuan-6
Nhà văn Kim Lân (trái) và nhà văn Nguyễn Tuân

Cũng theo bà Hiền, có khoảng thời gian gia đình bà sống ở phố Lý Thường Kiệt, thấy nhà rộng không ở hết, Kim Lân liền mời gia đình nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đến ở cùng.

Những ngày cuối đời của Nguyễn Tuân, Kim Lân biết cụ là người thích hoa, nhất là phong lan. Đang giữa mùa hè 1987, nhà văn đạp xe đi tìm khắp Hà Nội nhưng không tìm được phong lan.

Xin được nhà một người quen giò phong lan đang nở, Kim Lân mừng rỡ vội đem vào bệnh viện tặng Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân đang ngủ, Kim Lân không dám gọi, chỉ nhẹ nhàng đặt hoa trên đầu giường.

Cụ nói: "Khi nào tỉnh dậy Nguyễn Tuân sẽ biết ai tặng". Món quà này khiến nhà Nguyễn Tuân rất ngạc nhiên và vui thích.

Mấy ngày sau, nhà văn Nguyễn Tuân đã từ giã cõi trần mang theo sự cảm động về món quà cuối cùng của một người bạn tri kỷ.

(Theo Wikipedia, Vietnamnet)

Xem thêm: Nguyễn Tuân - sống chất, chết cũng phải chất: Muốn dùng tiền viếng mua bia đãi bạn bè, lên danh sách kẻ không được đến đám tang

Đọc thêm

Nhà văn Nguyễn Công Hoan là người thông minh, hài hước. Cuộc sống của ông gắn với rất nhiều giai thoại vui trong đó có chuyện, ông bị kẻ khác "mạo danh" với mục đích lừa tình.

Giai thoại vui về Nguyễn Công Hoan: Nhà văn lão làng và tên lừa đảo 'trẻ không tha, già không thương'
0 Bình luận

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời, văn đàn Việt Nam "lòng buồn không tả nổi". Ông sống một đời nghèo nhưng văn chương huy hoàng.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã 'náo động' cõi văn chương thế nào?
0 Bình luận

Ít ai biết được cách đây gần 30 năm, Hoàng Nhuận Cầm từng viết bài thơ "tiên tri" về sự ra đi của mình, trong đó có câu: "Nếu tôi chết trời xanh bình lặng, Thêm một vì sao nữa rụng rơi".

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm từng viết thơ 'tiên tri' về sự ra đi của chính mình
0 Bình luận


Bài mới

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Băn khoăn chuyện lấy chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Dù đã biết gia cảnh nhà anh trước đó, nhưng tận mắt chứng kiến tôi vẫn rất “sốc”, băn khoăn suy nghĩ mãi về việc có nên lấy chồng hay không…

Amway hợp tác chiến lược cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nâng cao sức khỏe cộng đồng

Tập đoàn Amway mới đây đã công bố chương trình hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Sự kiện đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong hành trình tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.

Đề xuất