Nguyễn Tuân - sống chất, chết cũng phải chất: Muốn dùng tiền viếng mua bia đãi bạn bè, lên danh sách kẻ không được đến đám tang

Trong 100 người thì 99 người né tránh, ngại nói đến cái chết. Nhưng Nguyễn Tuân thì khác. Lúc sinh thời, ông tự chuẩn bị... cuộc sống cho mình ở "thế giới khác".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguyễn Tuân - "ông vua tùy bút" chơi ngông, tiêu tiền như nước

Nguyễn Tuân sinh ngày 10/7/1910, mất 28/7/1987 tại thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sinh ra trong gia đình nhà Nho, khi Hán học bước vào thời kỳ thoái trào. 

Sinh thời, ngoài tên thật là Nguyễn Tuân, ông còn có nhiều bút danh khác như: Nhất Lang, Thanh Thuỷ, Thanh Hà, Ngột Lôi Nhật, Ngột Lôi Quật, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông là 1 trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông được xem là bậc thầy trong sáng tác và sử dụng tiếng Việt hiện đại. Ông đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật, đợt I, năm 1996.

Lật mở từng trang viết của nhà văn Nguyễn Tuân, không khó để nhận thấy những con người phi thường, những cảm xúc dữ dội, mãnh liệt, những khung cảnh ấn tượng nơi thác ghềnh, rừng thiêng, núi cao, bão, gió - Tất cả được thâu tóm qua lăng kính “vạn hoa” của nhiều ngành nghệ thuật và diễn tả bằng ngòi bút sắc bén, ngang tàng. Dường như, cá tính không thể trộn lẫn ấy nảy sinh từ cẩn tắc, từ trăn trở khôn nguôi trên hành trình đi tìm cái đẹp của một con người rất mực tài hoa mà cuộc sống trong đời thực cũng rất lạ lùng...

Nhiều nhà văn đương thời kể lại, Nguyễn Tuân sớm nổi danh trong làng văn bởi thú chơi ngông, tiêu tiền như rác và có nhưng cách ứng xử vượt lên sự bình thường và tầm thường. Dường như chính nét riêng đó đã thu hút độc giả đến với văn chương của ông. Sự ngang bướng, ương ngạnh đã được ông đem vào từng trang viết khiến người ta phải tò mò, đọc đi đọc lại để khám phá cái chất ngông ấy.

Nha-van-Nguyen-Tuan-va-chuyen-chuan-bi-dam-tang-chinh-minh
Nhà văn Nguyễn Tuân (giữa) cùng họa sỹ Bùi Xuân Phái và nhạc sỹ Văn Cao

Có không ít người nhận xét, đọc văn Nguyễn Tuân "mệt". Và đúng vậy, các con chữ của ông cũng chính là cá tính của nhà văn, cứ nhất quyết phải đúng như thế, phải đứng như thế, không "chữ" nào chịu nhường "chữ" nào khiến người đọc nhiều lúc phải "hụt hơi", bối rối trong mê cung chữ để bắt kịp nội hàm mà ông muốn truyền tải. Và chính điều đó đã giúp ông tạo nên văn vị độc đáo mà ít nhà văn nào có thể "đuổi kịp". Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà ông được nhiều người trong giới văn học và độc giả tôn vinh là "ông vua tùy bút".

Trong cuốn "Cát bụi chân ai", nhà văn Tô Hoài từng viết: "Có người mê Nguyễn Tuân như điếu đổ, từng chữ. Có người chỉ lướt một đoạn đã không chịu được cái giọng khụng khiệng, khệnh khạng. Triết lý và câu văn của Nguyễn Tuân không giống vị hoài sơn trong thang thuốc bắc, ghẻ bổ một tí lại vô thưởng vô phạt. Cái chơi của Nguyễn Tuân cũng thế. Với người này, không thể thiếu Nguyễn Tuân. Người kia thì không chịu đựng được”.

Nhưng nét khinh bạc của Nguyễn Tuân lại là hệ quả của sự cẩn thận và khó tính. Ông khó tính với câu chữ, khó tính với chính cuộc sống của mình nên ông tự đặt ra những quy tắc và không cho phép mình cũng như người khác chạm đến ranh giới đó. Từ trước đến nay, chúng ta đã hiểu nhầm Nguyễn Tuân. Ông không hề phá vỡ quy chuẩn mà ngược lại, ông tôn thờ chuẩn mực. Và sự chuẩn mực ông tạo ra cao hơn mọi lẽ thường.

Nha-van-Nguyen-Tuan-va-chuyen-chuan-bi-dam-tang-chinh-minh-9
Bìa ấn phẩm "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân

Chẳng hạn như, với nhiều người, việc tiếp khách ở nhà là chuyện họ coi là "tuy duyên". Khách đến thì tiếp, gặp bữa thì ăn. Nhưng với Nguyễn Tuân thì khác. Việc tiếp khách cũng khiến ông "đau đầu". Và nó cũng giúp ông tạo ra dấu ấn trong mắt người đương thời. 

Họa sĩ Thu Giang – con gái của cố nhà văn đã chia sẻ, người cha của mình có nhiều cách tiếp (hoặc đuổi) khách mà chỉ có “cụ” mới nghĩ ra. Nguyễn Tuân luôn để cạnh bàn làm việc một cái mâm và một ít đồ ăn trên đó. Nếu người nào mà Nguyễn Tuân không ưa đến nhà, ông sẽ lập tức giở mâm ra và nói “Tôi đang ăn, không tiếp khách”.

Còn ngược lại, với người ông yêu quý, ông sẽ mời đối ẩm cùng. Cũng có nhiều câu chuyện do nhân thế thêu dệt dựa trên tính cách đời thường của ông. Như việc Nguyễn Tuân luôn để trước cửa nhà một tấm biển “Không tiếp các nhà phê bình”. Nhưng sự thật, ông không hề treo cái biển nào như thế. Nếu có, thì chỉ có tấm biển “Nguyễn Tuân đi vắng” khi ông mệt hoặc bận.

Chuẩn bị... đám tang cho chính mình

Nhắc đến cái chết, nhiều người né tránh, không dám đối diện. Nhưng Nguyễn Tuân thì khác. Sinh thời, ông đã chuẩn bị cho buổi ra đi của mình một cách bình thản, lạc quan nhất.

Ông đã có mong muốn rằng tất cả tiền mà người đến viếng dự định mua vòng hoa sẽ để mua một xe xi-téc bia nhằm chiêu đãi bạn bè, uống mừng cho Nguyễn Tuân đã về cõi vĩnh hằng. Quả là một “ý tưởng”, một tâm trạng có “một không hai” khi đón nhận cái chết của chính mình.

Cả đời Nguyễn Tuân ngay thẳng nên ông rất ghét mất kẻ nịnh bợ, giả dối, nhất là các nhà phê bình cơ hội. Ông đã từng nói vui với rất nhiều người rằng, khi ông ra đi, ông sẽ không để cho các nhà phê bình văn học đi đưa tang.

Nha-van-Nguyen-Tuan-va-chuyen-chuan-bi-dam-tang-chinh-minh-7
Vợ chồng nhà văn Nguyễn Tuân

Nhưng có lẽ đó không đơn thuần là câu nói vui bởi sau đó, ông đã làm sẵn một danh sách những người được “mời” và những kẻ không được phép đến đám tang.

Không những chuẩn bị cho buổi ra đi mà Nguyễn Tuân còn lo xa đến giai đoạn ở “phía bên kia” sự sống. Ngoài những vật phẩm mà ông mong muốn vợ con “gửi xuống” như quần áo, bút mực, vàng mã... ông còn yêu cầu phải “gửi” cho ông vài anh phê bình bằng hình nộm để cùng tranh luận với ông, để ông được hỏi: “Xuống đây rồi, ông đã nói thật chưa?”.

Xem thêm: Giai thoại vui về Nguyễn Công Hoan: Nhà văn lão làng và tên lừa đảo "trẻ không tha, già không thương"

Đọc thêm

3 năm qua, dù là trời mưa hay trời nắng, hai nữ sinh Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam vẫn miệt mài bên lớp học miễn phí cho học sinh nghèo.

Ấm lòng lớp học miễn phí ở nhà văn hóa cho học sinh nghèo của hai nữ sinh Hà Nội
0 Bình luận

Giải thưởng Nobel Văn học 2021 đã gọi tên nhà văn gốc Phi Abdulrazak Gurnah. Đây là giải thưởng thứ tư được công bố trong mùa giải Nobel 2021.

Abdulrazak Gurnah - chủ nhân giải Nobel Văn học 2021: 'Nhà văn châu Phi vĩ đại nhất còn sống'
0 Bình luận

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời, văn đàn Việt Nam "lòng buồn không tả nổi". Ông sống một đời nghèo nhưng văn chương huy hoàng.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã 'náo động' cõi văn chương thế nào?
0 Bình luận


Bài mới

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Băn khoăn chuyện lấy chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Dù đã biết gia cảnh nhà anh trước đó, nhưng tận mắt chứng kiến tôi vẫn rất “sốc”, băn khoăn suy nghĩ mãi về việc có nên lấy chồng hay không…

Amway hợp tác chiến lược cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nâng cao sức khỏe cộng đồng

Tập đoàn Amway mới đây đã công bố chương trình hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Sự kiện đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong hành trình tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.

Đề xuất