Trắc nghiệm yêu văn học: "Nhà văn của những người cùng khổ" là ai?

Trong nền văn học Việt Nam, có 1 vị tác giả được mệnh danh là "nhà văn của những người cùng khổ". Các tác phẩm của ông luôn viết về những số phận có hoàn cảnh éo le.

Đỗ Thu Nga
09:09 20/07/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ai được mệnh danh là “nhà văn của những người cùng khổ”?

A. Tô Hoài

B. Nguyên Hồng

C. Nam Cao

ĐÁP ÁN: B - NGUYÊN HỒNG

Nhà văn Nguyên Hồng (1918–1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng. Ông sinh ra tại phố Hàng Cau (/nay thuộc phường Trần Hưng Đạo, TP Nam Định, tỉnh Nam Định). 

Cha ông làm cai đề lao, sau thất nghiệp, gia cảnh sa sút, lại nghiện ngập và mắc bệnh lao, phải sống nghèo túng trong tâm trạng kẻ bất đắc chí. Mẹ ông là người ngoan đạo, tần tảo, hiền hậu, giàu đức hi sinh nhưng sống không có hạnh phúc trong gia đình nhà chồng.

Nha-van-cua-nhung-nguoi-cung-kho-la-ai-0
Nhà văn Nguyên Hồng

Nguyên Hồng mồ côi cha năm 12 tuổi. Ông đã trải qua nhiều cay đắng trong cuộc đời. Mẹ ông lén lút đi bước nữa nên bị gia đình nhà chồng ruồng bỏ, hắt hủi, không được tự do gần gũi, chăm sóc con. Nguyên Hồng sống nhờ vào bà nội cùng cô ruột và chịu sự rẻ rúng, khinh nghiệp của cô.

Tuổi thơ của nhà văn Nguyên Hồng đã trải qua những ngày tháng nhiều cay đắng và tủi cực vì đói ăn, thiếu mặc, thiếu cả tình thương. Ông đã phải đi đánh đáo kiếm tiền ăn học và chung đụng với đủ mọi hạng trẻ hư hỏng của các lớp "cặn bã" nơi vườn hoa, cổng chợ, bến tàu, bến ô tô, bãi đá bóng.

Đến năm 16 tuổi, ông mới học hết bậc tiểu học. Sau đó ông phải thôi học cùng mẹ ra Hải Phòng kiếm sống. Nguyên Hồng đã xin việc nhiều nơi nhưng vẫn thất nghiệp.  Dừng lại ở xóm Cấm, Hải Phòng, Nguyên Hồng sống bằng nghề dạy học tư cho con em của những người lao động nghèo.

Nguyên Hồng ham đọc sách từ nhỏ. Ông thường dành tiền thuê sách để đọc và dường như đọc hết những quyển sách mình thích ở cửa hàng cho thuê sách tại Nam Định. Loại sách Nguyên Hồng thích thuở nhỏ là truyện lịch sử Trung Hoa, trong đó những nhân vật có khí phách ngang tàng, trung dũng, những hảo hán chiếm cảm tình của ông nhiều nhất.

Ông bắt đầu nghề cầm bút từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây ra tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ vỏ".

Nha-van-cua-nhung-nguoi-cung-kho-la-ai-7

Trong tiểu thuyết “Bỉ vỏ” chính là tầng lớp người dưới đáy xã hội mà ông hết sức thương cảm. Nguyên Hồng cũng được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và trẻ em , hai đối tượng bất hạnh giống như hình ảnh của ông và người mẹ thời thơ ấu.

Chính vì có tuổi thơ vô cùng bất hạnh, cay đắng nên khuynh hướng sáng tác của ông chủ yếu nhắm vào đối tượng là người cùng cực nhất trong xã hội. Ngay từ tác phẩm đầu tay, ông đã hướng ngòi bút về những người nghèo khó gần gũi mà ông yêu thương với một sự cảm thông sâu sắc, với tâm hồn của một người từng trải. Nhà văn Nguyên Hồng được nhận định rằng ông là nhà văn của phụ nữ và trẻ em vì hai đối tượng (bất hạnh) này xuất hiện nhiều trong các tác phẩm giống như hình ảnh của ông và người mẹ thuở nhỏ.

Nha-van-cua-nhung-nguoi-cung-kho-la-ai-8

Tóm lại, Nguyên Hồng là một nhà văn lao động nghệ thuật  say mê và bền bỉ như một người thợ. Ông là tấm gương sáng cho các con noi theo.

Có một đam mê mà ông đã truyền lại cho các con, đó chính là đam mê với đọc sách. Con nhà văn Nguyên Hồng từng nói: Đọc sách là đam mê của ông và ông muốn các con mình cũng vậy. Gia đình luôn túng thiếu nhưng trong nhà vẫn có 2 tủ sách. Mỗi lần xuống Hà Nội giao bản thảo hay lấy tiền nhuận sách, ông đều mua sách về cho các con đọc. Ông yêu cầu các con cầm quyển sách để đọc không được gập lại bởi theo ông ‘làm thế như bẻ quặt cánh của con chim bồ câu’. Đọc xong ông buộc con xếp ngay ngắn, đúng chiều trên giá sách để lúc cần có thể tìm thấy ngay. Thường thì ông dịu dàng. Nhưng nếu đánh mất sách, “ông sẽ gầm lên như một con hổ”.

Xem thêm: Trắc nghiệm yêu văn học: Ai là người khởi xướng trào lưu "thơ điên" trước 1945?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận