Trắc nghiệm yêu văn học: Ai là người khởi xướng trào lưu "thơ điên" trước 1945?

Người khởi xướng trào lưu "thơ điên" trước 1945 là người có những vần thơ mới mẻ, lạ lùng, nhưng đôi khi cũng kỳ dị. 

Đỗ Thu Nga
08:59 19/07/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà thơ nào khởi xướng ra trường thơ loạn, thường được gọi nôm na là "thơ điên" trước năm 1945?

A. Xuân Diệu

B. Hàn Mặc Tử

C. Lưu Trọng lư

ĐÁP ÁN: HÀN MẶC TỬ

Đầu những năm 1930, văn hóa Việt Nam diễn ra cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện làn sóng thơ mới. Cuộc vận động đề xướng sử dụng các thể loại thơ mới, không tuân theo lối vần luật, niên luật của thể loại thơ cổ diễn ra mạnh mẽ.

Cuộc canh tân này đi vào lịch sử văn học với tên gọi phong trào Thơ mới. Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1932-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.

Và ở giai đoạn này, có rất nhiều tên tuổi nhà văn, nhà thơ xuất hiện với cá tính sáng tạo độc đáo, được nhiều thế hệ yêu mến: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Huy Cận, Thế Lữ, Chế Lan Viên...

Hàn Mặc Tử chính là người đầu tiên khởi xướng trào lưu "thơ điên" trước năm 1945. Theo tìm hiểu, năm 1936, Bình Định xuất hiện một nhóm thơ được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" hay còn gọi là nhóm thơ Bình Định. Gần mười năm tồn tại 1936-1945, nhóm chỉ có bốn thành viên là Quách Tấn, Hàn Mặc Tử, Yến Lan và Chế Lan Viên.

Ai-la-nguoi-khoi-xuong-trao-luu-tho-dien-truoc-truoc-1945-0
Nhà thơ Hàn Mặc Tử

Khoảng thời gian đó, Hàn Mặc Tử biết Yến Lan vừa hoàn thành một tập thơ viết về đề tài chiến tranh, nhan đề Giếng loạn. Tập thơ đã gợi cho Hàn Mặc Tử cái tên của trường phái mà ông định thành lập.

Sau đó, Hàn Mặc Tử lại được Chế Lan Viên tặng tập Điêu tàn (1937). Hàn Mặc Tử nhận thấy trong nhóm thơ tính khuynh hướng thể hiện rất rõ trong sáng tác của từng người nên ông đề xướng việc thành lập "trường thơ loạn".

Hàn Mặc Tử nói: "Lâu nay chúng ta làm toàn những loại thơ điên loạn, xem ra có đủ nhân tố để dựng một trường thơ, trường thơ điên loạn. Rồi chúng ta sẽ tiếp tục có tuyên ngôn bổ sung khi in tập thơ chung của trường thơ loạn".

Trong bài tựa tập thơ Điêu tàn do chính tác giả Chế Lan Viên viết, có đoạn:

Hàn Mặc Tử viết: Làm thơ tức là điên. Tôi thêm: Làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người mơ, Người say, Người điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu, Nó thoát Hiện Tại. Nó xáo trộn Dĩ vãng. Nó ôm trùm Tương Lai.

Thơ của các thi sĩ "trường thơ loạn" tràn ngập trăng, hồn, máu, bóng ma, sọ người, xương cốt, tinh tủy. Tất cả say sưa bước chân vào thế giới rùng rợn đó.

Riêng Hàn Mặc Tử năm 1938 cũng có tập Thơ điên, gồm ba phần Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên.

Xem thêm: Nguyễn Tuân - sống chất, chết cũng phải chất: Muốn dùng tiền viếng mua bia đãi bạn bè, lên danh sách kẻ không được đến đám tang

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận