Người phụ nữ tử vong sau khi ghép phổi của bệnh nhân COVID-19: Chỉ 1% người nhận tạng gặp trường hợp này
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, việc truyền virus từ người hiến tạng sang người nhận rất hiếm, chỉ xảy ra dưới 1% người nhận tạng.
Theo NBC News, một người phụ nữ sống ở Michigan (Mỹ) đã nhiễm COVID-19. Nữ bệnh nhân qua đời sau 2 tháng được cấy ghép phổi.
Các bác sĩ ở Trường Y thuộc Đại học Michigan cho biết, người hiến tạng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng các cuộc kiểm tra đều xác định người này không hề có triệu chứng. Thậm chí các xét nghiệm đều cho kết quả âm tính.
Đây là trường hợp đầu tiên virus SARS-CoV-2 lây qua cấy ghép nội tạng được ghi nhận tại Mỹ. Cơ quan y tế sau đó phát hiện, bác sĩ xử lý phổi của người hiến tạng cũng đã nhiễm SARS-CoV-2. Thế nhưng người này đã được điều trị và đã bình phục.
Các chuyên gia y tế đã tổ chức một cuộc đánh giá ngay sau khi bệnh nhân qua đời và xác định, sự cố trên là ca duy nhất được xác nhận trong gần 40.000 ca cấy ghép trong năm 2020 ở Mỹ. Từ trường hợp này, giới ý khoa đã kêu gọi những cuộc kiểm tra kỹ lưỡng hơn đối với phổi của những người hiến.
Tiến sĩ Daniel Kaul - Giám đốc Dịch vụ cấy ghép của Michigan Medicine cho biết, các bác sĩ sẽ không sử dụng phổi nếu kết quả kiểm tra cho thấy dương tính với COVID-19.
Cũng theo vị bác sĩ này, phổi mà bệnh nhân nữ trên được ghép là của một phụ nữ tử vong sau tai nạn xe hơi. Gia đình nạn nhân đã đồng ý hiến tạng cho một nữ bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi mãn tính.
Trước khi ghép tạng các bác sĩ đã tiến hành kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 và cả người nhận và người hiến đều cho kết quả âm tính với virus gây bệnh COVID-19.
Tuy nhiên, sau 3 ngày phẫu thuật, người nhận tạng xuất hiện tình trạng sốt, huyết áp giảm, khó thở. có dấu hiệu nhiễm trùng phổi. Bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng và gặp các vấn đề về tim.
Bệnh nhân suy kiệt nhanh chóng và các bác sĩ đã dùng cả ECMO (tim phổi nhân tạo) để cố gắng cứu sống nhưng không được. Sau 61 ngày cấy ghép, nữ bệnh nhân đã qua đời. Các bác sĩ lúc này tiến hành xét nghiệm SARS-CoV-2. Các mẫu thử cho kết quả dương tính.
Nghi ngờ về nguồn gốc gây bệnh, các bác sĩ đã tiến hành lấy mẫu từ người hiến tạng sau 48 giờ khi phổi được lấy ra, kết quả âm tính.
Còn theo gia đình, người này không có triệu chứng bệnh, không du lịch trong thời gian dần đây và không tiếp xúc với người bệnh.
Các bác sĩ tiến hành lấy mẫu dịch ở sâu bên trong phổi của người hiến tạng. Mẫu dịch này cho kết quả dương tính. Như vậy, có thể khẳng định, người hiến tạng nhiễm COVID-19 trước khi bị tai nạn giao thông.
Một báo cáo gần nhất của Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết, đã tiến hành xem xét 8 ca bệnh mắc COVID-19 có thể do hiến tạng nhưng nguồn lây bệnh được kết luận có khả năng từ cộng đồng hoặc cơ sở y tế.
Hiện tại, các chuyên gia y tế không chắc liệu các cơ quan khác có bị ảnh hưởng bởi COVID-19 hay không. Nhưng những người hiến tạng từ giờ sẽ được xét nghiệm SARS-CoV-2 chặt chẽ hơn để không xảy ra trường hợp tương tự.
Dẫu vậy, từ ca tử vong trên đã nhấn mạnh thêm sự cần thiết của việc lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 nhất là ở những nơi có nguy cơ cao. Việc truyền virus từ người hiến tạng sang người nhận rất hiếm, chỉ xảy ra dưới 1% người nhận tạng.
Lịch trình di chuyển tại Công ty Fuji Bakelite của nam công nhân nghi nhiễm COVID-19 ở Hưng Yên
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận