Người bất hiếu thực hành pháp sám hối có tẩy hết tội lỗi không?

Có không ít người trong quá khứ từng nói lời bất hiếu, đối xử không tốt với cha mẹ. Giờ nghĩ lại thấy hối hận tìm đến pháp sám hối. Liệu pháp sám hối có giải trừ hết sạch tội nghiệp này không?

Đỗ Thu Nga
06:00 21/04/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong kinh Nghiệp báo sai biệt, Đức Phật dạy: Người hay làm náo loạn cha mẹ, khiến cha mẹ sinh tâm lo buồn sẽ bị quả báo nhiều bệnh tật. Cha mẹ là người đã chịu bao vất vả cho chúng ta hình hài, yêu thương chúng ta vô bờ bến. Khi con đau ốm, cha mẹ đau khôn xiết, khi con bệnh tật, cha mẹ mất ăn mất ngủ... Tình thương và sự hy sinh của cha mẹ là thế nhưng cũng không ít lần chúng ta làm cha mẹ phiền lòng, đau khổ vì sự vô tâm, ngỗ nghịch của mình. 

Trong hàng ngàn tội lỗi ở đời, bất hiếu là tội nghiệp nặng nhất, nghiệp báo rất lớn. Vậy khi nhận biết mình đã mắc tội bất hiếu thì thực hiện pháp sám hối có thể xóa hết được tội lỗi không?

Nguoi-bat-hieu-thuc-hanh-phap-sam-hoi-co-tay-het-toi-loi-khong-7
Bất hiếu là tội nghiệp lớn nhất ở đời

Theo tổ tư vấn báo Giác Ngộ, người từng phạm tội bất hiếu mà biết quay đầu sám hối thì vẫn có thể cứu vãn mọi chuyện.

Trước tiên, người con từng có hành vi bất hiếu nên trở về bên cha mẹ, bộc bạch, tỏ bày hết tất cả những tâm tư trong lòng của mình bằng một niềm ăn năn chân thành. Những lời xin lỗi, cầu mong cha mẹ tha thứ cho những lỗi lầm đã qua của bạn dù muộn nhưng có tác dụng vô cùng to lớn cho việc tháo gỡ, trị liệu và chữa lành những niềm đau.

Cùng với sự thành khẩn, tha thiết của bạn, chúng tôi tin rằng, cha mẹ sẽ gạt nước mắt và nở nụ cười vì vốn dĩ "đánh người chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại” và “mẹ già hơn trăm tuổi còn thương con tám mươi”; vì thương con là thuộc tính, bản chất của cha mẹ.

Nguoi-bat-hieu-thuc-hanh-phap-sam-hoi-co-tay-het-toi-loi-khong-3

Kế đến, người con từng có hành vi, suy nghĩ bất hiếu phải tu tập niệm ân, quán chiếu thật sâu sắc để thấy rõ thâm ân sanh dưỡng của cha mẹ to lớn không thể sánh với bất cứ điều gì trên đời này. Nhờ niệm ân mà tình cảm của bạn đối với cha mẹ ngoài thương kính còn được thăng hoa trở thành thiêng liêng, bất khả xâm phạm. 

Khi bạn đã xác quyết được điều ấy rồi thì chí hiếu là phẩm chất đạo đức vốn dĩ của bạn. Từ đây, bạn không còn lo lắng gì về những nông nổi có thể dẫn đến sự thất lễ đối với các đấng sanh thành nữa.

Quan trọng nhất là thể hiện sự hiếu thảo với cha mẹ bằng những việc làm thiết thực mà bạn có thể thực hiện. Từ việc thăm hỏi, phụng dưỡng, kính trọng, vâng lời cha mẹ cho đến tự hoàn thiện bản thân đều là những việc hiếu nghĩa. Làm được những điều ấy với tâm thành là cách ăn năn, sám hối thiết thực nhất. 

Ngoài ra, bạn cũng nên phát nguyện lễ sám, thọ trì các bộ sám văn như Thủy sám, Lương hoàng sám v.v… với tâm nguyện hối lỗi và phát nguyện sống hiếu thảo để phần nào giảm thiểu nghiệp lực, khiến cho phước đức tăng trưởng đồng thời làm nền tảng cho sự hiếu thảo của bạn ngày càng vững chắc và thăng hoa.

Xem thêm: Nhất định không được bỏ qua bài này: Làm người đừng để mất phước báu rồi mới lo cầu tìm

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận