Một số mẩu chuyện vui về Nguyễn Tuân [kỳ 1]: Nhà văn với chú bé thích chen ngang và nhà phê bình cơ hội

Nhận xét về bậc đàn anh thân thiết, nhà văn Kim Lân từng viết: "Nguyễn Tuân, anh là người sung sướng nhất". Và quả vậy, nhìn cuộc đời của Nguyễn Tuân thì thấy, dù có những lúc gian nan nhưng ông vẫn là người "sung sướng".

Đỗ Thu Nga
14:49 29/08/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà văn Nguyễn Tuân (1910 – 1987) ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.

Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như Vang bóng một thời, Một chuyến đi,…

Sinh thời, ông luôn là tâm điểm thu hút mọi sự chú ý trên văn đàn. Ngày ông tạ tế, Báo Văn nghệ có làm một số đặc biệt để tưởng nhớ ông. Đến nay, khó có số báo nào tập hợp được nhiều bài viết hay về một tác giả như số báo dành cho Nguyễn Tuân. 

Mot-so-mau-chuyen-vui-ve-Nguyen-Tuan-ky-1]

Những dịp kỷ niệm ngày sinh và ngày mất của ông, anh em trong văn giới đều không quên. Cũng trên tinh thần như vậy, vào năm 2010, tờ an ninh thế giới cuối tháng đã tổng hợp lại một số mẩu chuyện vui có tính giai thoại về nhà văn Nguyễn Tuân nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Sống Đẹp xin chia sẻ lại một số mẩu chuyện này và chia thành 2 kỳ:

Nguyễn Tuân với chú bé thích chen ngang

Sinh thời, nhà văn Nguyễn Tuân có thói quen đến uống bia ở quầy bia Cổ Tân. Bấy giờ bia còn là loại hiếm nên đôi khi nhà văn cũng phải xếp hàng như mọi người và bởi vậy mà ông được chứng kiến không ít cảnh chen ngang. Lần ấy, nhà văn già rất ngạc nhiên khi thấy một chú bé - tay xách một cái can to - ở đâu bỗng chạy đến, lách vào đứng ngay trước mặt ông. Nhà văn nắm lấy vai chú bé, hỏi ngay:

- Này, cháu làm gì thế?

Đứa bé ngước mắt nhìn ông già rồi trả lời hết sức thản nhiên:

- Thưa bác, cháu xếp hàng mua bia cho bố cháu.

- Thế thì - Nhà văn già cúi xuống đứa bé - Cháu hãy nhìn kỹ bác đây này: Bác già rồi. Đầu bác hói, tóc bác bạc, cằm bác có râu. Nhớ chưa?

Mot-so-mau-chuyen-vui-ve-Nguyen-Tuan-ky-1-h
Chân dung nhà văn Nguyễn Tuân

- Dạ thưa bác, cháu nhớ rồi - Lần này đứa bé trả lời có vẻ ngần ngại. Song nó vẫn băn khoăn - Nhưng thưa bác, nhớ thế để làm gì ạ?

Nhà văn già điềm nhiên trả lời:

- À, để rồi ngày mai nhỡ bác có đến sau thì nhớ cho bác chen ngang với nhé.

Đứa bé im lặng, đỏ bừng mặt... Nó đã hiểu.

Nguyễn Tuân với nhà phê bình cơ hội

Ai cũng biết Nguyễn Tuân vốn là người không ưa gì các nhà phê bình văn học. Ông từng nói rằng, ông mong các nhà phê bình "bất tử", để khi xuống âm phủ ông không phải sống chung với họ. Bởi vậy mà một lần, một nhà phê bình (vốn nổi tiếng là một kẻ cơ hội, đục nước béo cò) lần tìm đến chơi với ông.

Mot-so-mau-chuyen-vui-ve-Nguyen-Tuan-ky-1-r
Gian trưng bày các kỷ vật của nhà văn Nguyễn Tuân trong Bảo tàng Văn học Việt Nam

Vừa thoáng thấy bóng nhà phê bình kia, Nguyễn Tuân đóng ngay cửa lại. Nhà phê bình đứng ngoài gõ, gọi:

- Nguyễn Tuân ơi, Nguyễn Tuân có nhà không?

Nguyễn Tuân đứng ở sau cánh cửa, nói vọng ra:

- Nguyễn Tuân đi vắng rồi!

Nhà phê bình muối mặt, đành quay trở về.

(Còn tiếp...)

Xem thêm: Nguyễn Tuân - sống chất, chết cũng phải chất: Muốn dùng tiền viếng mua bia đãi bạn bè, lên danh sách kẻ không được đến đám tang

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận