Một lời ác ý, trăm năm chịu khổ

Theo giáo lý Phật giáo, khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người. Chúng ta chỉ cần nói một lời ác ý, trăm năm chịu khổ.

Đỗ Thu Nga
06:00 14/01/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Truyện cổ Phật giáo "một lời ác ý, trăm năm chịu khổ" là minh chứng rõ ràng nhất về khẩu nghiệp. Đọc xong, chắc chắn bạn sẽ biết cách cẩn thận hơn trong từng lời ăn tiếng nói của mình:

Có một người xuất gia từ giáo pháp của Như Lai, hay luyện tập thiền định. Một lần, ông ta đi đến thôn nhỏ, nghỉ lại qua đêm trong một ngôi chùa.

Đầu tiên, ông ta ngồi tĩnh tâm như thường làm, chuẩn bị tiến vào trạng thái định. Tuy nhiên, lúc này các vị sư trong chùa bắt đầu tụng kinh, khiến tâm của ông ta không thể tĩnh như nước.

Người này liền nghĩ: "Hôm nay thiền định vào giữa đêm thôi!". Đến nửa đêm, các nhà sư vẫn tụng kinh, ông ta lại nghĩ: "Để gần sáng bắt đầu!".

Đến gần sáng, ông ta bắt đầu ngồi xếp[ bằng tâm gần tiến vào thế thiền định, các nhà sư lại lớn tiếng tụng kinh. Bởi vì không đạt được nguyện vọng của mình, trong lòng ông ta khó chịu.

Lần này ông ta đã thật sự giận dữ đến mức nói: "Nhà sư trong giáo pháp Như Lai này từ sáng đến tối kêu như ếch”. Vì lời này mà sau khi mất, ông ta chuyển kiếp biến thành con ếch xanh.

Mot-loi-ac-y-tram-nam-chiu-kho-8

Phật dạy, hai đại bi kịch của con người sẽ đẩy họ tới khổ đau và tuyệt vọng, đó là chiếm được thứ mình muốn và không chiếm được thứ mình muốn. 

Chú ếch ngụ gần nhà một người chăm sóc gia súc tên Hoan Hỷ, sống cách Phật không xa, nghe tiếng Phật giảng pháp, ông ta liền chống gậy đứng nghiêm để nghe. Lúc này chú ấy do người xuất gia chuyển kiếp đang ngồi bên bờ sông, bị chiếc gậy của người chăn gia súc không may chống lên lưng. 

Dù rất đau nhưng chú ếch xanh rất thiện lương nghĩ rằng: "Nếu mình kêu ra tiếng, nhất định làm cho tâm người chăn gia súc hoảng hốt, ảnh hưởng đến việc nghe Phật pháp của ông ta”.  Thế nên chú ếch cứ vậy mà chịu đau đớn. Đồng thời còn thể hiện tấm lòng thanh tịnh của mình với Thích Ca. Vì vậy mà sau khi chết được cư ngụ trong thiên cung của Tứ đại thiên vương. 

Câu chuyện này tuy không dài nhưng có thể thấy: Vì lời nói không hay về tiếng tụng kinh của các đệ tử Như Lai đã tạo nghiệp chướng, trong 500 kiếp phải rơi vào thân phận của một chú ếch. Nhưng cũng vì thế mà ngộ ra, có lòng tấm lòng thanh tịnh và cuối cùng thoát khỏi thân phận con ếch, được sinh ra tại Ngũ đại thiên vương. 

Theo Kinh Phật, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.

Vậy mới nói, ác giả ác báo, thiện giả thiện lai, vậy nên cần phải tránh điều ác, tu tâm dưỡng tính làm điều thiện. Giải trừ khẩu nghiệp, trăm sự đều lành.

Xem thêm: Lời Phật dạy: Con người làm được 3 điều này hậu vận ắt sẽ có phúc phần

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận