Mobile Money khác gì ví điện tử và Mobile Money có tiềm ẩn rủi ro không?

Mobile Money được dự báo sẽ khuấy động thị trường thanh toán. Song Ngân hàng Nhà nước cho rằng, Mobile Money tiềm ẩn rủi ro chưa thể lường trước được.

Đỗ Thu Nga
09:55 15/03/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mobile Money là gì và Mobile Money khác gì ví điện tử?

Mobile Money (hay tiền di động hoặc dịch vụ thanh toán di động) là dịch vụ cho phép người dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ, hàng hóa có giá trị nhỏ. 

Mới đây, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 316 thí điểm Mobile Money trong 2 năm. Việc thí điểm này nhằm tận dụng hạ tầng dữ liệu, mạng lưới viễn thông để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời tăng cường việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Việt Nam.

Có thể Mobile Money còn khá mới mẻ nên nhiều khách hàng chưa biết bản chất của nó. Theo bài viết của VnExpress, bản chất của Mobile Money là chuyển đổi hình thức từ sử dụng tiền mặt sang tiền điện tử theo tỷ lệ 1:1. Có nghĩa là, đơn vị cung cấp dịch vụ Mobile Money (theo Quyết định 316 là nhà mạng) không tạo ra lượng tiền mới đưa vào lưu thông.

Tiền trong tài khoản Mobile Money gắn với SIM nhưng phải tách biệt với tài khoản viễn thông. Bởi tài khoản viễn thông thực tế còn có thêm tài khoản khuyến mại, nếu cho phép sử dụng để thanh toán sẽ không đảm bảo nguyên tắc về chuyển đổi theo tỷ lệ 1:1. 

Hình thức này tương tự như thẻ ATM. Khi khách hàng nộp tiền vào thì sẽ nhận được 1 khoản tiền điện tử có giá trị tương đương. Đáng nói, khách hàng không thể quy đổi số dư tài khoản viễn thông sang tài khoản thanh toán. Khách hàng sẽ không được trả lãi với số dư để trong tài khoản thanh toán Mobile Money.

mobile-money-khac-gi-vi-dien-tu-va-co-tiem-an-rui-ro-khong
Viettel, VNPT và Mobifone là 3 nhà mạng đủ tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ Mobile Money

Bên cạnh đó, tiền trong tài khoản Mobile Money của nhà mạng phải được mang bảo đảm tại ngân hàng. Không sử dụng cho mục đích khác ngoài thanh toán.

Theo Quyết định 316, mỗi khách hàng chỉ được mở 1 tài khoản Mobile Money tại 1 nhà mạng. Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng phải có SIM chính chủ, SIM này hoạt động được tối thiểu 3 tháng và được nhà mạng định danh, xác thực theo quy định về đăng ký thuê bao di động. Khách hàng có thể nạp/rút tài khoản Mobile Money tại điểm giao dịch của nhà mạng, từ tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử của nhà mạng đo.

Khách hàng có thể dùng tiền trong tài khoản Mobile Money để thanh toán hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận loại tiền điện tử này. Ngoài ra, chủ thuê bao di động có thể chuyển tiền sang tài khoản Mobile Money của người khác trong cùng 1 nhà mạng. Cũng có thể chuyển sang tài khoản thanh toán tại ngân hàng và ví điện tử do nhà mạng cung cấp. 

Thế nhưng, khách hàng dùng Mobile Money sẽ không được nhà mạng trả tiền lãi hàng tháng và cũng như tài khoản ngân hàng, bị cấm cho thuê, mượn, tặng, bán tài khoản và thông tin tài khoản.

Hiện tại có 3 nhà mạng đủ điều kiện thí điểm Mobile Money là: Viettel, VNPT và Mobifone. Trong đó, Mobifone vừa được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hôm 9/3.

Có rất nhiều người đặt câu hỏi: Vậy Mobile Money có khác gì ví điện tử và Mobile Payment không? Người dùng có thể hiểu như sau: Ví điện là tài khoản điện tử thường được tích hợp vào ứng dụng điện thoại, được xem là 1 ví đựng tiền lẻ giúp người dùng thanh toán tại các điểm chấp nhận offline và online. Bất kỳ tài khoản ngân hàng nào liên kết với ví điện tử và một chiếc điện thoại smartphone đều có thể sử dụng và giao dịch bằng ví điện tử.

Trong khi đó, Mobile Money là tài khoản điện tử được mở dựa trên thuê bao di động cũng dùng để thanh toán hàng hóa có giá trị nhỏ. Song người dân không cần phải có tài khoản ngân hàng cũng có thể đăng ký, sử dụng dịch vụ. Điều quan trọng nhất, đó phải là SIM chính chủ, dùng tối thiểu 3 tháng.

Một điểm khác biệt có thể thấy rõ nhất, hạn mức giao dịch hàng tháng bằng tiền di động chỉ 10 triệu đồng. Trong khi đó ví điện tử gấp 10 lần (tức là 100 triệu/tháng).

Mobile Money là một dạng tiền điện tử còn Mobile Money là tài khoản điện tử được mở dựa trên thuê bao di động. Mobile Payment mô tả các giao dịch thanh toán được thực hiện qua thiết bị di động nói chung gồm mobile banking của ngân hàng, ví điện tử và có thể bao gồm cả Mobile Money...

Mobile Money có tiềm ẩn rủi ro gì không?

Sau khi Quyết định 316 của Chính phủ được ban hành thí điểm trong 2 năm, nhiều người đặt câu hỏi, liệu Mobile Money có tiềm ẩn rủi ro gì không?

Giải đáp vấn đề này, 24h đã có cuộc trao đổi với Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, Mobile Money là dịch vụ mới, chưa được quy định tại văn bản pháp lý hiện hành và có thể tiềm ẩn rủi ro phát sinh mà thời điểm hiện tại chưa thể lường trước được. 

Do đó, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng, các Bộ ngành phải tiếp tục hoàn thiện chính sách trong quá trình thực hiện thí điểm và sau khi tổng kết đánh giá sau 2 năm thực hiện. 

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 316/QĐ-TTG phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). Hạn mức không quá 10 triệu/tháng/tài khoản cho tổng giao dịch.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, để làm được điều này thì các doanh nghiệp viễn thông cần khẩn trương xây dựng Hồ sơ đề nghị triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Quyết định 316/QĐ-TTg.

mobile-money-khac-gi-vi-dien-tu-va-co-tiem-an-rui-ro-khong
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh cho rằng, Mobile Money là dịch vụ mới, chưa được quy định tại văn bản pháp lý hiện hành và có thể tiềm ẩn rủi ro phát sinh mà thời điểm hiện tại chưa thể lường trước được

Phía Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện thẩm định các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý. Sau khi triển khai, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với NHNN và Bộ Công an trong công tác quản lý doanh nghiệp viễn thông, thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc thí điểm an toàn, hiệu quả, không để tội phạm lợi dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật.

Phó Thống đốc chia sẻ thêm, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi, nắm bắt thông tin phản ánh của dư luận liên quan đến việc thí điểm  Mobile Money để kịp thời phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an xử lý các vướng mắc, phát sinh.

Ở một diễn biến khác, chia sẻ về con đường phát triển và tiếp cận khách hàng của Mobile Money, ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc VietUnion - đơn vị cung cấp nền tảng thanh toán Payoo cho rằng: Mobile Money có lợi thế để phát triển. Tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình vận hành và triển khai đến người dùng cuối trong thời gian thí điểm. 

Với những người chưa quen với thanh toán điện tử, các nhà mạng sẽ phải bỏ ra nhiều công sức, chi phí để giáo dục người dùng. Bên cạnh đó, họ cũng khó lòng triển khai một mình, cần sự phối hợp của các đơn vị trung gian thanh toán để phổ cập tới cả người dùng và điểm bán hàng.

Tuy nhiên, Mobile Money vẫn được dự báo sẽ khuấy động thị trường thanh toán, trong bối cảnh các ông lớn viễn thông đang thể hiện rất rõ tham vọng lấn sân làm thanh toán.

Khám phá cuộc sống của công nhân tại mỏ vàng Kupol: Nhận lương khủng, ở trong trại thể giá 40 triệu USD

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận