"Mẹ xương, mẹ xương" - kiểu nói ngọng tai hại khiến trẻ chậm nói, tư duy ngôn ngữ kém

Các mẹ hãy bỏ ngay quan niệm, nói ngọng là cách thể hiện sự yêu thương với con thơ. Thực chất nó là kiểu nói ngọng tai hại khiến tư duy ngôn ngữ của bé kém đi.

Đỗ Thu Nga
10:00 17/07/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong mắt mẹ, bé Mì 2 tuổi, nói đớt đớt, ngọng nghịu yêu ơi là yêu. Ngày xưa chăm cả đàn cháu cho các chị, cả mẹ, cả chị và các dì ai cũng phải qua giai đoạn “trẻ lên 3 cả nhà học nói”. Thấy mọi người cứ bắt chước giọng bé ngọng nghịu, mẹ Mì cũng lại làm y hệt như vậy với con.

Mỗi khi dỗ con, mẹ Mì luôn miệng “Mẹ xương, mẹ xương” chứ không nói “Mẹ thương, mẹ thương”. Bất kỳ câu nói nào của mình khi giao tiếp với con, mẹ Mì đều cố biến nó trở nên thứ âm tiết ngọng nghịu một cách gượng ép: "Con nhấu, con nhấu" (con gấu); "Cái cúi, cái cúi" (cái túi); "hong xích" (không thích)...

Kể cả khi khoe con trên facebook, mẹ Mì cũng rất tự hào khoe với mọi người theo cách này và như một quán tính, bạn bè, người quen ai cũng vào nhấn like và khen các kiểu: “Mì yêu quá. Mẹ Mì dạy con khéo quá. Con dễ xương xĩu luôn đó mẹ Mì”.

Mẹ Mì tưởng làm thế chỉ là để cho vui, kéo dài sự dễ thương của cái tuổi đáng tuổi ở con nhưng đâu biết cứ cố nói ngọng như vậy trong quá trình con tập nói thật không nên chút nào.

Đúng thật khi còn nhỏ, giọng ngọng nghịu của trẻ con làm trái tim người lớn tan chảy. Nhưng trẻ càng giao tiếp nhiều với những người cố biến giọng nói của mình thành ra ngọng ngọng, nghịu nghịu hoặc đã quen với giọng biến thể đó thì càng cần phải được để mắt đến bởi có thể khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.

me-xuong-me-xuong--kieu-noi-ngong-tai-hai-cua-me-7

Bé nói chuyện xem chừng dễ thương nhưng đừng nương theo

Cô giáo mẫu giáo đã nhiều lần nhắc mẹ bé Suri rằng con rất hiếm khi nói chuyện ở trường mẫu giáo, và hầu như chỉ giao tiếp bằng vài từ ít ỏi, được lặp đi lặp lại. Nếu không hiểu diễn đạt của con và con không thể diễn đạt điều con muốn thì trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp và do đó không thể hòa nhập vào các hoạt động tập thể.

Tính theo đúng tuổi khai sinh, Suri năm nay đã 4 tuổi nhưng bé vẫn chưa thể phát âm rõ ràng và khả năng tư duy ngôn ngữ kém hơn nhiều so với các bạn cùng lứa tuổi. Sau khi đưa con đi khám mẹ cô bé rất sửng sốt khi bác sĩ phát hiện ra Suri thực sự bị chậm phát triển ngôn ngữ.

Chứng bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cô bé.

Có lẽ người mẹ không bao giờ ngờ được rằng việc coi thường một hành vi bắt chước theo cách phát âm của trẻ lại có thể dẫn đến hậu quả lớn đến vậy.

Sau khi kiểm tra và đánh giá bởi các nhà trị liệu ngôn ngữ, khả năng ngôn ngữ của Suri kém các bạn cùng lứa tuổi ít nhất khoảng 2 năm.

Chậm phát triển ngôn ngữ không đơn giản chỉ là khả năng nói mà còn là 4 kỹ năng “nghe, nói, đọc, viết”. Mỗi độ tuổi có những yêu cầu về khả năng khác nhau, điều cốt yếu là bạn phải xem có hợp với độ tuổi hay không.

Một khi cha mẹ nhận thấy khả năng ngôn ngữ của con mình bị chậm lại, phải đưa con ngay đến cơ sở chính thức để nhờ bác sĩ chuyên môn chẩn đoán và đánh giá, đồng thời được đào tạo và hướng dẫn phục hồi ngôn ngữ chuyên nghiệp. Sự can thiệp mù quáng của nhiều bậc cha mẹ có thể không đạt được kết quả như mong đợi mà còn làm trì hoãn thời kỳ phát triển và điều trị tối ưu.

me-xuong-me-xuong--kieu-noi-ngong-tai-hai-cua-me-0

Các dạng chậm phát triển ngôn ngữ chính cần phải cảnh giác

1. Khiếm thính

Không thể tiếp nhận kịp thời các tín hiệu kích thích ngôn ngữ của môi trường xung quanh sẽ khiến mọi nhu cầu tìm hiểu của trẻ sơ sinh bị trì hoãn. Hành vi và hoạt động của trẻ cũng sẽ không bình thường, chủ yếu là khi trẻ không nhìn thẳng vào người khác, không có phản ứng với các hoạt động xung quanh.

2. Chậm nói

Một số bé sẽ không nói được cho đến khi được 2 tuổi. Đây không phải độ tuổi chưa chín cho việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Do đó phải có lý do dẫn đến việc không nói được, hoặc do cơ quan âm thanh kém phát triển, thậm chí có thể do các yếu tố như não bộ kém phát triển.

Khả năng ngôn ngữ của trẻ 2-3 tuổi có thể dự đoán được nhờ vào khả năng đọc của trẻ khi lên lớp 4. Nói cách khác, hầu hết trẻ 3 tuổi bị bỏ xa về năng lực ngôn ngữ đều bị bỏ xa tương đối về khả năng đọc ở lớp 3. Nếu các bậc cha mẹ nhận thấy khả năng ngôn ngữ của con mình bị tụt hậu so với những đứa trẻ cùng lứa tuổi thì cần đưa con đi khám chuyên môn. Được chẩn đoán chậm phát triển ngôn ngữ từ sớm và ở giai đoạn đầu thì hiệu quả hồi phục càng tốt.

3. Nói không rõ ràng

Khi trẻ mới bắt đầu tập nói, trẻ luôn bắt đầu không rõ ràng. Nói ngọng và phát âm không chính xác là hiện tượng phổ biến. Nhiều bậc cha mẹ đưa con đi cắt dây thắng lưỡi khi nghe con phát âm không chính xác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thắng lưỡi không phải là nguyên nhân chính gây ra rào cản ngôn ngữ bởi ngay cả khi cắt lưỡi thì nhiều trẻ vẫn gặp phải tình trạng nói không rõ ràng.

Khả năng nói của bé cần được điều trị hợp lý, nếu không có khả năng tự điều chỉnh hoặc có xu hướng thoái hóa thì phải nhờ chuyên gia tư vấn và giúp đỡ.

Có mối quan hệ nào giữa chậm phát triển ngôn ngữ và phong cách nuôi dạy con cái không?

Môi trường ngôn ngữ gia đình là nơi quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của bé. Có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm trong việc nuôi dạy con cái như sự đồng hành của cha mẹ - con cái, cơ cấu khẩu phần ăn, bài tập vận động tinh và vận động thô.

Do đó, không nên tập cho trẻ nói ngọng hoặc cố biến giọng mình thành người lớn để trẻ bắt chước. Nếu cứ để trẻ nghe và học theo những từ nói ngọng sẽ dễ khiến trẻ bị chậm nói hoặc tư duy phát triển ngôn ngữ đi hẳn.

Xem thêm: Bộ ảnh chứng minh lý do "vì sao trẻ sơ sinh không nên có răng": Ai xem cũng phải giật mình thon thót

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận