Bí mật kinh hoàng ở thành cổ Tikal: "Ma dược" trong mộ cổ Nữ Hoàng Đỏ khiến người Maya biến mất?

Nữ Hoàng Đỏ Maya được tìm thấy với một màu đỏ bao trùm ngôi mộ cổ và toàn bộ hài cốt. Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện vấn đề kinh hoàng.

Đỗ Thu Nga
10:00 10/10/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo nhóm nghiên cứu từ Đại học Cincinnati (Ohio, Mỹ) đã khảo sát 2 hồ chứa nước trung tâm ở Tikal, thành phố cổ Maya có từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, nay thuộc phía Bắc Guatemala. Họ đã có phát hiện chấn động: cả 2 hồ chứa này đều bị nhiễm độc rất nặng.

Phân tích địa hóa học cho thấy, cả hai hồ nước này vốn là nguồn nước uống chính của người dân Tikal, đều bị nhiễm độc thủy ngân rất nặng. Thủy ngân ngấm vào nền hồ, lắng đọng trong trầm tích suốt nhiều năm.

Đây có thể là một phần nguyên nhân sự biến mất của người Maya p những con người được lịch sử khảo cổ nhận định rất thông minh, thiện chiến và có trình độ khoa học kỹ thuật vượt trội so với phần lớn nhân loại trong cùng thời kỳ. Việc uống nước nhiễm thủy ngân khiến họ dần bị nhiễm độc, bệnh tật và chết yểu, sinh ra những đứa trẻ quái thai dị dạng...

ma-duoc-khien-nguoi-maya-boc-hoi-khoi-trai-dat-0
Nữ Hoàng Đỏ Maya được tìm thấy vời một màu đỏ bao trùm ngôi mộ cổ và toàn bộ hài cốt

Nhóm nghiên cứu còn tiết lộ rằng, thủy ngân có thể gây tàn hụi đế chế. Vì nguồn gốc của thủy ngân vốn là một thứ phổ biến trong toàn đế chế Maya chứ không riêng thành phố này: một thứ gọi là "cinnabar".

Cinnabar từng khiến giới khảo cổ kinh hoàng nhiều năm về trước, khi khai quật mộ cổ Nữ Hoàng Đỏ nổi tiếng. Toàn thân bà và không gian xung quanh nhuộm 1 màu đỏ thắm bởi cinnabar. Các nhà nghiên cứu cho thấy, đây là một loại phẩm màu đặc biệt do người Maya chế tạo, rất quý giá và được dùng trong nhiều lễ nghi, trang trí các vật phẩm quý.

Thứ mà người Maya tưởng đẹp đẽ và dùng để bày tỏ lòng thành kính hóa ra lại là "ma dược" khiến họ mắc bệnh, suy vong. Vì nó chứa thủy ngân. Các nghi lễ diễn ra gần hồ nước và có thể đã khiến cinnabar rơi xuống hồ vô kể, biến nước uống thành độc được.

Nhóm nghiên cứu còn tìm thấy DNA cổ của một loài tảo độc gây ra hiện tượng "tảo nở hoa" đẹp và chết chóc mà người hiện đại của chúng ta khiếp sợ. Loại tảo này cũng gây ô nhiễm nặng nguồn nước, gây bệnh kể cả khi nước được đun sôi để nguội.

Theo các nhà nghiên cứu, một số hồ nước xung quanh thành phố không bị ô nhiễm, song hiện tượng hạn hán kéo dài trong thời kỳ cuối của đế chế Maya, vốn đã được phát hiện trong nhiều nghiên cứu trước đây, đã khiến người dân không có nhiều chọn lựa trong nguồn nước. Hạn hán, nước nhiễm độc và có thể nhiều vấn đề bí ẩn khác đã khiến người Maya  "bốc hơi" khỏi địa cầu, để lại thành trì vĩ đại.

ma-duoc-khien-nguoi-maya-boc-hoi-khoi-trai-dat-8
Nền văn minh Maya biến mất vì sao đến nay vẫn chưa có được câu trả lời chính xác nhất

Cũng nghiên cứu về sự biến mất bí ẩn của người Maya trên Trái đất, vào năm 2020, các nhà nghiên cứu từ một nhóm các nhà khoa học quốc tế cùng với Dario Pedrazzi, một nhà nghiên cứu tại Geosciences Barcelona - CSIC (GEO3BCN) và Victoria Smith, Phó Giáo sư từ Đại học Oxford, người đứng đầu nhóm Tephrochronology đã báo cáo xác định ngày một ngọn núi lửa kinh hoàng phun trào có khả năng giết chết mọi sinh vật trong bán kính 40 km.

Sự kiện này xảy ra cách đây 1.590 năm vào năm 431 sau Công Nguyên, được cho có liên quan đến sự biến mất của nền văn minh Maya.

Theo lý thuyết thông thường, núi lửa Ilopango ở khu vực ngày nay là El Salvador đã phải hứng chịu một đợt phun trào lớn trong thời kỳ đầu của người Maya cổ trong khoảng thời gian từ năm 300 đến năm 600 sau Công nguyên. Tuy nhiên, dữ liệu chính xác hơn về bản chất của vụ phun trào chỉ được phát hiện trong quá trình nghiên cứu gần đây.

Các nhà học đã sử dụng mô hình 3D để nghiên cứu chùm phun trào và phát hiện, phun lên cao đến 45km vào tầng khí quyển và nghiên cứu một lõi băng từ Greenland để thực hiện các phép đo carbon phóng xạ từ một cây cháy đen được tìm thấy trong các mỏ tro.

"Công trình này tiếp nối các nghiên cứu trước đó đã được xuất bản vào năm 2019. Trong đó chúng tôi đã mô tả cùng phân tích sâu rộng về trầm tích tro ở El Salvador, các thông số vật lý chính của vụ phun trào dữ dội này đã đạt đến đỉnh điểm với một loạt các dòng chảy nhanh của khí nóng và vật chất núi lửa liên quan đến sự sụp đổ của miệng núi lửa.

Một phần tuyệt vời của nghiên cứu này có thể thực hiện được là nhờ tất cả dữ liệu thu được trong 3 chiến dịch thực địa được thực hiện ở El Salvador. Trong đó chúng tôi đã tiến hành lập bản đồ chi tiết về các mỏ tro có trong diện tích 200.000 km²”, Dario Pedrazzi cho biết.

Trong khi đó, Victoria Smith cho biết: “Hơn 2 triệu km² của Trung Mỹ đã bị bao phủ bởi ít nhất nửa cm tro bụi. Nó làm khu vực này tối tăm trong ít nhất một tuần”.

Miệng núi lửa Ilopango được biết đến là một phần của vòng cung núi lửa El Salvador, bao gồm tổng cộng 21 núi lửa đang hoạt động, là một trong những phân đoạn hoạt động mạnh nhất của Vòng cung núi lửa Trung Mỹ nằm cách thành phố San Salvador chưa đầy 10 km.

Xem thêm: Thực hư thuyết âm mưu người Maya báo tận thế năm 2021 chứ không phải 2012?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận