Học theo thập đại thiện nghiệp của Phật Thích Ca để hưởng phúc báo cả đời
Thập đại thiện nghiệp mà Phật Thích Ca từng răn dạy được ghi chép chi tiết trong kinh sách và đây là 1 trong những đạo lý cốt lõi của nhà Phật.
Thập đại thiện nghiệp (hay Thập thiện, 10 thiện nghiệp, thập thiện giới, thập thiện pháp) là những lời răn mà Phật Thích Ca để lại cho Phật tử đời sau.
Thập đại thiện nghiệp đối với Phật giáo có tính chất vô cùng quan trọng trong vấn đề cốt lõi của Phật giáo về tín ngưỡng, ác nghiệp và thiện nghiệp, là duyên khởi của tư tưởng "Nghiệp Cảm".
Ác thì phải chịu khổ báo, thiện thì được quả lành, duyên khởi lập luận "nhân quả" của Phật giáo được hình thành từ chân lý này. Trong Luận "A Tỳ Đàm Tỳ Bà Sa" Phẩm Bất Thiện chép: “Tu hành mà tạo nghiệp sát sinh thì sinh vào Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, cho đến tà kiến cũng như vậy".
Còn trong Kinh "Biệt Thích Tạp A Hàm" chép: “Như các thiện pháp này, là pháp thanh tịnh của mười nghiệp lành, nếu như người nào có thể tu hành, nhất định được sinh thiên”.
10 nghiệp lành là nền móng vững chắc của hạnh tu Bồ tát đạo trong Kinh "Thập Trụ" Phẩm Ly Cấu Địa chép: “Nói Bồ tát thường hộ trì mười nghiệp lành nhân vì tu mười Điều Lành có thể sinh làm người và trời…
Nếu như tu mười nghiệp lành thanh tịnh cụ túc, đối với chúng sinh khởi tâm đại từ bi, không lìa hết thảy chúng sinh mà cầu trí tuệ rộng lớn của Phật, đây là bậc đại thừa Bồ tát vậy…cho đến thanh tịnh các pháp Ba la mật, thâm nhập vào các hạnh lành rộng lớn…cho đến thành Phật".
Nếu tu tập và làm tốt thập đại thiện nghiệp của Phật Thích Ca dạy thì chắc chắn sẽ hưởng phúc báo cả đời. Vậy thập đại thiện nghiệp Phật dạy là gì?
1. Không sát sinh
Không sát hại sinh mệnh, đối xử bình đẳng, quý tiện ngang nhau, từ bi cứu thế. Bởi mọi sinh mạng đều quý như nhau, đều có Phật tính. Hãy dùng lòng nhân nghĩa để xua tan mọi nghiệp ác.
Đây là thiện nghiệp hàng đầu mà Đức Phật luôn hướng tới trong các bài giảng của mình.
2. Không trộm cắp
Lừa dối, ăn cắp, cướp đoạt, lấy đi vật không thuộc quyền sở hữu của mình sẽ nảy sinh dục vọng, vì lợi mà quên nghĩa. Biết lợi cho mình mà quên lợi của người khác chính là ác nghiệp. Làm người cần phải tiết kiệm hàng ngày, phụng dưỡng cha mẹ, duy trì gia đình, qua lại với bạn bè, không tranh đoạt của người khác thì ắt sẽ hạnh phúc.
3. Không tà dâm
Hành động tà dâm tức là ngoại tình, tư thông với người khác không phải bạn đời của mình, trêu ghẹo, cưỡng đoạt người khác. Người phạm sắc dục sẽ mê muội, nảy sinh tham vọng, tạo nghiệp ác.
4. Không nói dối
Chúng sinh lấy thành thật làm nguyên tác, không nói dối, không lừa gạt người khác. Nếu làm được điều này, thiện nghiệp tăng lên, thiện ác giảm đi.
5. Không thêu dệt
Đức Phật ngay sau khi hoàn thành chân tu, đi truyền giảng pháp cho chúng đệ tử đã lưu ý tới việc không buông lời thị phi, không ly gián tình cảm, mỗi quan hệ của người khác. Họa từ miệng mà ra, khẩu nghiệp là nghiệp nặng có thể sinh tai bay vạ gió, buồn phiền, hại người.
6. Không thâm thọc
Lời nói không có hình mà sắc nhọn như dao, có thể làm người khác tổn thương. Ngôn từ không chuẩn mực có thể biến thành liều thuốc độc hại chết người khác. Người phạm ác khẩu, kiếp sau nhận quả báo làm súc sinh, đó là quy luật nhân quả. Nên ăn nói hiền hòa, có thể tích đức hành thiện lại thêm được người kính yêu.
7. Không nói thô ác
Lời chót lưỡi đầu môi, tùy tiện vô lễ, lời nói không đứng đắn, trêu đùa lung tung, nói cho vui miệng không chỉ vô ích đối với bản thân mà còn làm hại người khác, tạo thành nghiệp báo, chết dọa thành ác quỷ, tái sinh làm người thì vĩnh viễn hèn hạ.
8. Không tham lam
Mọi thứ không phải của mình là tha, - một trong 3 nguyên nhân dẫn tới sự bất hạnh cùng với sân và si. Phật dạy về chữ tham, lòng tham và nỗi khổ vì tham. Người tham thì mờ mắt, có thể làm ra những điều xấu xa đồi bại. Vì tham mà sinh ra ác nghiệp, diệt bỏ mọi nghiệp thiện.
Thay vì tham lam, hãy mở lòng bố thí, từ bi với người khác. Bố thí là một phẩm hạnh tốt mà nhà Phật luôn hướng đến.
9. Không sân hận
Gặp chuyện không thuận thì dễ sinh nóng hận, tâm hồn u ám, bạo phát tính khí xấu, có thể dẫn tới tai sát. Chính vì thế, hãy học cho mình cách bình tĩnh trước mọi sóng gió. Lấy lòng khoan dung để đối diện với biến cố.
10. Không sân si
Trong Phật giáo, vô minh là nguồn cơn của tất cả những sai lầm và tội lỗi, vì vô minh nên không biết thế nào là đúng thế nào là sai, không có trí tuệ nên không tin nhân quả, cố chấp lầm đường. Nếu có thể tiếp thu giáo dục Phật giáo, học hỏi để tăng cường trí tuệ và mở rộng tầm hiểu biết tự khắc sẽ hiểu lí lẽ làm người lương thiện.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận