Ôn thi tốt nghiệp: Góp nhặt thêm một bài phân tích về "Người lái đò sông Đà"

Phân tích hai đoạn trích sau: "Lại như quãng Tà Mường Vát ... tan xác ở khuỷnh sông dưới". Và : "Con sông Đà tuôn dài ... bản đồ lai chữ".

Đỗ Thu Nga
5 ngày trước Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Miller từng nói: "Đích đến của văn học không phải là một vùng đất mới mà là một đôi mắt mới". Quả thật người nghệ sĩ chân chính không cần tìm cái đẹp, cái độc đáo ở đâu xa mà nó nằm ngay trong những điều gần gũi nhất. Tìm đến

Miller từng nói: "Đích đến của văn học không phải là một vùng đất mới mà là một đôi mắt mới". Quả thật người nghệ sĩ chân chính không cần tìm cái đẹp, cái độc đáo ở đâu xa mà nó nằm ngay trong những điều gần gũi nhất. Tìm đến Nguyễn Tuân - một ngòi bút suốt đời theo đuổi cái đẹp đã dùng trái tim cảm cuộc sống bằng tất cả sự tài hoa, uyên bác, độc đáo của mình để mang đến các tác phẩm giá trị. Và tùy bút “Người lái đò Sông Đà” đã hội tụ đủ đầy các yếu tố ấy, nó ngợi ca vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của dòng sông, con người Tây Bắc tài hoa và dũng cảm. Đặc biệt, tác giả đã khắc họa hình tượng con sông Đà hung bạo với hút nước dữ dội : “Lại như quãng Tà Mường Vát …. tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Đồng thời, tác giả cũng đã thể hiện vẻ đẹp trữ tình của dòng sông qua những dòng văn: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài … bản đồ lai chữ”.

Miller từng nói: "Đích đến của văn học không phải là một vùng đất mới mà là một đôi mắt mới". Quả thật người nghệ sĩ chân chính không cần tìm cái đẹp, cái độc đáo ở đâu xa mà nó nằm ngay trong những điều gần gũi nhất. Tìm đến Nguyễn Tuân - một ngòi bút suốt đời theo đuổi cái đẹp đã dùng trái tim cảm cuộc sống bằng tất cả sự tài hoa, uyên bác, độc đáo của mình để mang đến các tác phẩm giá trị. Và tùy bút “Người lái đò Sông Đà” đã hội tụ đủ đầy các yếu tố ấy, nó ngợi ca vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của dòng sông, con người Tây Bắc tài hoa và dũng cảm. Đặc biệt, tác giả đã khắc họa hình tượng con sông Đà hung bạo với hút nước dữ dội : “Lại như quãng Tà Mường Vát …. tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Đồng thời, tác giả cũng đã thể hiện vẻ đẹp trữ tình của dòng sông qua những dòng văn: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài … bản đồ lai chữ”.

Miller từng nói: "Đích đến của văn học không phải là một vùng đất mới mà là một đôi mắt mới". Quả thật người nghệ sĩ chân chính không cần tìm cái đẹp, cái độc đáo ở đâu xa mà nó nằm ngay trong những điều gần gũi nhất. Tìm đến Nguyễn Tuân - một ngòi bút suốt đời theo đuổi cái đẹp đã dùng trái tim cảm cuộc sống bằng tất cả sự tài hoa, uyên bác, độc đáo của mình để mang đến các tác phẩm giá trị. Và tùy bút “Người lái đò Sông Đà” đã hội tụ đủ đầy các yếu tố ấy, nó ngợi ca vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của dòng sông, con người Tây Bắc tài hoa và dũng cảm. Đặc biệt, tác giả đã khắc họa hình tượng con sông Đà hung bạo với hút nước dữ dội : “Lại như quãng Tà Mường Vát …. tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Đồng thời, tác giả cũng đã thể hiện vẻ đẹp trữ tình của dòng sông qua những dòng văn: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài … bản đồ lai chữ”.

Nguyễn Tuân - một ngòi bút suốt đời theo đuổi cái đẹp đã dùng trái tim cảm cuộc sống bằng tất cả sự tài hoa, uyên bác, độc đáo của mình để mang đến các tác phẩm giá trị. Và tùy bút “Người lái đò Sông Đà” đã hội tụ đủ đầy các yếu tố ấy, nó ngợi ca vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của dòng sông, con người Tây Bắc tài hoa và dũng cảm. Đặc biệt, tác giả đã khắc họa hình tượng con sông Đà hung bạo với hút nước dữ dội : “Lại như quãng Tà Mường Vát …. tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Đồng thời, tác giả cũng đã thể hiện vẻ đẹp trữ tình của dòng sông qua những dòng văn: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài … bản đồ lai chữ”.

gop-nhat-them-mot-bai-phan-tich-ve-nguoi-lai-do-song-da-0

Là nhà văn của chủ nghĩa “xê dịch”, Nguyễn Tuân quan niệm rằng: “Đi là để thay đổi thực đơn cho giác quan”. Và cũng chính chuyến đi thực tế lên vùng đất Tây Bắc năm 1958 đã trở thành chất liệu để ông sáng tác. Đoạn trích “Người lái đò sông Đà” trích trong tập tùy bút “Sông Đà” năm 1960. Tác phẩm chính là kết quả của khoảng thời gian dài quan sát, cùng ăn, cùng ở với người dân nơi đây.

“Nguyễn Tuân là định nghĩa về một người nghệ sĩ tài hoa" (Nguyễn Minh Châu). Thật vậy, Nguyễn Tuân tài hoa trong việc sử dụng ngôn từ lẫn cách quan sát, khám phá sự vật, con người ở nhiều góc độ. Ông đã mang đến cho văn chương một con Sông Đà hung bạo và trữ tình, dữ dội nhưng cũng lắm thơ mộng. Nếu mở đầu tác phẩm, nhà văn mang đến cho độc giả những thước phim chân thật về cảnh đá dựng bờ sông, sóng nước Sông Đà thì tiếp theo, ông đã khắc họa nên những hút nước Sông Đà vô cùng dữ dội, nguy hiểm. 

Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, ông đã khắc họa nên dòng sông với những cái hút nước dữ dội thông qua hình ảnh lẫn âm thanh. Trước tiên, nhà văn miêu tả hình ảnh của những hút nước ấy. Câu văn “Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn la” như sự báo hiệu cho người đọc khi sắp được nhìn thấy những cái hút nước nguy hiểm ở nơi đây. Điệp từ “Lại như” thể hiện sự nối tiếp của nguy hiểm, dường như những cái hút nước này chỉ là sự bắt đầu, vẫn còn rất nhiều những thử thách khác mà dòng sông đã bày ra chỉ chờ con người tới khám phá. Những cái hút nước qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn tuân “giống như cái tiếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”. So sánh hút nước với “giếng bê tông”, tác giả đã vẽ ra độ sâu của hút nước. Chúng sâu thăm thẳm và tối ngòm. Với những ai giàu trí tưởng tượng, họ sẽ hình dung những hút nước như miệng của một loài thủy quái to lớn, luôn lăm le chờ bất kỳ ai ghé thăm qua đây để nuốt chửng. Không chỉ thế mà “trên mặt cái hút xoáy tit đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn”. Những dòng văn dưới sự tài hoa của nhà văn dường như có sức sống thực sự, nó tạo nên hình ảnh một con Sông Đà đi vào tâm trí người đọc với những hút nước không ngừng chuyển động. Cụm từ “xoáy tít đáy” gợi ra sự vận động liên tục của dòng sông, sức nước chảy xiết mạnh mẽ tạo nên dòng xoáy nước, chúng cứ “quay lừ lừ những cánh quạ đàn”. Nhà văn còn mang tới âm thanh của hút nước ấy “nước ở đây thở và kêu như cái cống lớn bị sặc”. Với sự nhân hóa nước Sông Đà “biết thở” đã biến dòng sông trở thành một sinh thể sống, có tính cách. Ví âm thanh của hút nước “như cái cống lớn bị sặc” gợi tả âm thanh lớn và dữ dội. Bằng hiểu biết về lĩnh vực xây dựng, ta tưởng tượng những dòng nước ấy như bị kìm nén đến một lúc nào đó lại bật lên thành tiếng lớn, tựa như “cái cống” bị sặc vậy. Chỉ qua mấy dòng văn, tác giả đã khắc họa nên hút nước nguy hiểm đang hàng ngày đe dọa con người, đồng thời hoàn thiện vẻ đẹp hung bạo cho dòng sông.

Khắc họa hút nước đầy sức gợi thông qua hình ảnh và âm thanh, nhà văn làm nổi bật lên sự nguy hiểm cho những người chèo thuyền đi qua quãng này. Đối diện với cái hút nước đó, người lái phải “ấn số ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực”. Bằng hiểu biết về giao thông, Nguyễn Tuân biết rằng người điều khiển thuyền phải nhanh nhạy, linh hoạt và dứt khoát băng qua. Phải “chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu”. Con sông với các hút nước dữ dội không cho phép người lái đò chần chừ phút nào, nếu không thì con thuyền sẽ “bị cái hút nước nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi”, “tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Con thuyền to lớn là thế song cũng phải đầu hàng trước sức mạnh của con Sông Đà. Vì vậy, ta chỉ cần lơ là, khinh suất là sẽ bỏ mạng trước những cái hút nước ấy. Khép lại đoạn văn này, ta thấy được con Sông Đà hùng vĩ không chỉ có đá dựng bờ sông, sóng nước mà còn cả những cái hút nước luôn thách thức người đi qua. 

Tiếp theo đó, nhà văn đã dùng toàn bộ bút lực miêu tả trận đánh giữa ông lái đò và con sông qua ba trùng vi thạch trận. Cuộc chiến kết thúc cũng là lúc ông lái đò trở về với cuộc sống sinh hoạt bình dị ngày thường. Và thế là, con sông Đà với sự hung bạo, dữ dội đã khép lại, nhường chỗ cho dòng sông với tất cả những nét trữ tình, thơ mộng. 

Nhìn sự vật ở góc nhìn đa chiều, con sông Đà hiện lên đâu chỉ gắn liền với ghềnh thác nước, với sóng nước dữ dội mà nó còn mang một vẻ đẹp khác, đó là vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình. “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình”. Nhà văn đã ở trên cao và nhìn xuống Sông Đà, từ đó viết nên các dòng văn thật đẹp. Điệp từ “tuôn dài” được nhắc đến hai lần, lại nằm liền kề nhau tạo nên sự bất tận của dòng chảy Sông Đà. Con sông trải dài khắp mảnh đất Tây Bắc, đẹp tựa “một áng tóc trữ tình”. So sánh Sông Đà với “áng tóc” khiến dòng sông đẹp tựa như một người thiếu nữ đương tuổi xuân thì với mái tóc dài thướt tha. Nhà văn đã mang đến một cách gọi thật độc đáo, đó chính là “áng tóc”. Với cách gọi ấy, ta thấy mái tóc của dòng sông đẫm chất thơ khi nó tạo nên liên tưởng về những áng văn, áng thơ, điều ấy càng làm tăng vẻ đẹp trữ tình cho dòng sông. “Con sông ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói mèo đốt nương xuân”. Khung cảnh mùa xuân hữu tình với “hoa ban hoa gạo” bung nở như những món trang sức đẹp đan cài lên mái tóc của sông Đà thêm phần quyến rũ, gợi cảm. Chắc hẳn, Nguyễn Tuân phải rất yêu dòng sông thì mới phát hiện ra những vẻ đẹp nữ tính đến như thế. Qua đó, độc giả được chiêm ngưỡng và yêu hơn dòng Sông Đà với cảnh sắc tươi đẹp của nó. 

Gắn bó với mảnh đất Tây Bắc suốt hàng tháng liền, Nguyễn Tuân đã có cơ hội quan sát, phát hiện ra màu nước sông Đà thau đổi theo từng mùa. Nếu Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn người tình sông Hương của mình thay đổi theo từng buổi trong ngày “sáng xanh, trưa vàng, chiều tím” thì Nguyễn Tuân còn có khám phá mới hơn. Ông đã quan sát nhiều tháng để nhận ra từng thay đổi của con sông theo mùa. Nhà văn khẳng định “mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích. "Canh ngọc bích" là một màu xanh trong, xanh sáng, là một màu xanh không pha tạp, nó tạo nên do sự phản chiếu của mây trời Tây Bắc và cây cối hai bên dòng sông. So sánh màu nước với màu xanh của ngọc bích, Nguyễn Tuân đã bộc lộ một tình cảm sâu sắc dành cho Sông Đà. Bởi phải dành cho dòng sông rất nhiều tình yêu, ông mới có những liên tưởng hay đến thế, nhìn thấy nước Sông Đà đẹp như một thứ ngọc quý. Tác giả cho rằng “nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm sông Lô” để thể hiện rằng màu nước của sông Đà là một màu xanh độc đáo, không thể tìm thấy ở bất cứ dòng sông nào khác. Ông còn nhận ra “Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt của một người bầm đi vì rượu bữa”. Từ đó, ta thấy sông Đà dưới ngòi bút nhà văn hiện lên có tính cách, tâm hồn như con người, đó là một so sánh vô cùng sinh động. Đồng thời thông qua so sánh đó, Nguyễn Tuân còn nhận ra ẩn sâu trong dòng sông ấy luôn còn lại chút dư âm của một con Sông Đà hung bạo, dữ dội, luôn sẵn sàng trỗi dậy bất cứ lúc nào. Và nhà văn cũng quả quyết rằng: “Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây lếu láo, rồi cứ thế phết vào bản đồ lai chữ”. Qua đó, Nguyễn tuân thể hiện niềm yêu mến dành cho dòng sông của dân tộc và căm phẫn trước cái chính sách của thực dân, rằng dòng sông của chúng ta luôn mang một vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình chứ không phải mang cái tên gọi “lếu láo” mà chúng đã đặt. Từ những dòng văn ấy, nhà văn đã dùng ngòi bút tài hoa của mình để khám phá con sông Đà, khắc họa ở hai vẻ đẹp đối lập, từ hung bạo đến trữ tình. 

Một hình thức nghệ thuật độc đáo chính là đôi cánh nâng đỡ tình cảm của nhà văn đi sâu vào trái tim độc giả. Và bằng một hình thức độc đáo, Nguyễn Tuân đã mang đến một tác phẩm đầy giá trị, đó chính là tùy bút “Người lái đò Sông Đà”. Với một thể loại văn phóng túng là tùy bút, nhà văn đã thể hiện cái tôi trữ tình, giàu cảm xúc. Tác giả sử dụng từ ngữ độc đáo cùng các biện pháp tu từ như: nhân hóa, so sánh, điệp từ… cùng ngôn ngữ sống động, giàu hình ảnh, giàu chất thơ. Nhịp văn thay đổi linh hoạt, lúc hối hả, lúc lại chậm rãi, nhẹ nhàng giúp gợi tả dòng sông ở cả hai nét cá tính đối lập. Nguyễn Tuân còn biết kết hợp hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực như: xây dựng, giao thông… Chính những điều này đã thành công khắc họa nên hút nước hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của sông Đà. 

         Oscar đã quan niệm rằng: "Cái đẹp là thứ duy nhất mà thời gian không thể làm tổn hại". Lật giở những trang văn của Nguyễn Tuân, ta vẫn nhớ mãi vẻ đẹp của dòng sông quê hương không bao giờ bị tàn phá bởi thời gian, nó luôn đẹp bởi hai cá tính độc đáo, cả trong sự hung bạo, dữ dội lẫn trữ tình, thơ mộng. Từ đó, tác giả bộc lộ tình yêu thiên nhiên và con người Tây Bắc cần cù, chịu khó. Và khi tìm đến các trang văn ấy, độc giả càng thêm yêu những vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình. Và tôi tin rằng những sáng tác của Nguyễn Tuân sẽ còn đồng hành với bạn đọc nhiều thế hệ nữa. Bởi mỗi khi tìm đến trang tùy bút "Người lái đò sông Đà", ta lại thấy ở đó một tâm hồn sâu nặng với thiên nhiên, với quê hương, đất nước và một ngòi bút tài hoa, uyên bác trên mọi lĩnh vực.

Xem thêm: Người lái đò sông Đà: Một khoảng lặng giữa những lớp sóng ngôn từ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận