Ý nghĩa phía sau 4 hình ảnh "biến đổi khí hậu" của Google Doodle hôm nay
Nhân ngày Trái đất năm 2022, Google Doodle đã đổi giao diện nhằm mục đích nâng cao nhận thức của con người trong việc bảo vệ môi trường sống.
Google Doodle đổi giao diện hướng về ngày Trái đất năm 2022
Hôm nay 22/4/2022 là Ngày Trái Đất (Earth Day), trên trang chủ tìm kiếm, Google Doodle đã thay đổi giao diện là hình ảnh đỉnh núi biến đổi từ năm 1986 cho đến năm 2020. Vậy những hình ảnh này có ý nghĩa gì? Google muốn gửi thông điệp gì đến nhân loại?
Theo tìm hiểu, Ngày Trái đất năm 2022 có chủ đề "Đầu tư vào Hành tinh của Chúng ta". Chủ đề này nhằm nâng cao nhận thức của con người trong việc bảo vệ môi trường sống. Mỗi người đều có thể góp sức vào việc giảm thiểu sự nóng lên của Trái đất bằng những việc làm thiết thực hàng ngày.
Hình tượng trưng Ngày Trái đất hàng năm đề cập đến một trong nhưng chủ đề cấp bách nhất trong thế kỷ XXI, đó là "BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU". Sử dụng hình ảnh tua nhanh thời gian thực từ Google Earth Timelapse và các nguồn khác, Doodle thể hiện tác động của biến đổi khí hậu trên bốn khu vực khác nhau xung quanh hành tinh của chúng ta.
Hình ảnh số 1 - Núi Kilimanjaro ở Tanzania, châu Phi
Hình ảnh Núi Kilimanjaro được chụp vào mỗi tháng 12 hàng năm từ 1986 đến 2020 thể hiện sự biến mất dần dần của băng tuyết trên đỉnh núi ở Tanzania.
Núi Kilimanjaro được mệnh danh là "Nóc nhà của châu Phi' khi sở hữu độ cao 5.895 mét.
Hình ảnh số 2 - Sermersooq tại Greenland
Hình ảnh Sermersooq tại Greenland được chụp vào mỗi tháng 12 hàng năm từ năm 2000 đến năm 2020 cho thấy sự rút lui dần của sông băng tại Sermersooq - một khu tự quản mới được thành lập tại Greenland từ ngày 1 tháng 1 năm 2009.
Hình ảnh số 3 - Rạn san hô Great Barrier ở Australia
Hình ảnh Rạn san hô Great Barrier ở Australia được chụp mỗi tháng từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2016 cho thấy sự tẩy trắng san hô trên đảo Lizard, Australia.
Rạn san hô Great Barrier là hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới, bao phủ một vùng rộng 344.400 km2.
Hình ảnh số 4 - Khu rừng Harz ở Elend, Đức
Khu rừng Harz ở Elend, Đức là hình ảnh được chụp mỗi tháng 12 hàng năm từ 1995 đến 2020 cho thấy rừng Harz bị phá hoại bởi bọ vỏ cây, tăng mạnh do nhiệt độ tăng và hạn hán nghiêm trọng. Rừng Harz thuộc Vườn quốc gia Harz. Cây cối trong rừng chủ yếu là cây gỗ vân sam và sồi.
Biến đổi khí hậu là gì và làm sao để giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu?
Biến đổi khí hậu Trái đất là sự thay đổi hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy sinh, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.
Hiện nay, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người. Đây là vấn đề cấp bách mà toàn cầu đang rất lo lắng.
Biến đổi khí hậu gây ra nhiều tác hại. Đầu tiên, đa dạng sinh học bị mất. Khi lượng CO2 trong khí quyển vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn, gây ô nhiễm không khí và lượng nước ngọt dần cạn đi, môi trường sinh thái sẽ bị thu hẹp. Đặc biệt, biến đổi khí hậu gây mất đa dạng sinh học, các sinh vật động vật thậm chí là đang trên đà nguy cơ tuyệt chủng.
Biến đổi khí hậu cũng khiến dịch bệnh tăng cao, thiên tai kéo dài. Và hiện tại, chúng đang phải hứng chịu rất nhiều hậu quả của biến đổi khí hậu.
Để giảm thiểu sự nóng lên của Trái đất ngay từ bây giờ chúng ta cần:
- Chọn sử dụng các sản phẩm tái sử dụng thay vì sản phẩm dùng 1 lần.
- Tích cực trồng và chăm sóc cây xanh.
- Không xả rác thải sinh hoạt ra môi trường.
- Thay thế bóng đèn truyền thống bằng đèn LED.
- Hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ.
- Sử dụng các nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.
- Hạn chế sử dụng túi nilong.
- Tắt điện khi không sử dụng.
- Tăng cường rau, hoa quả trong chế độ ăn.
Xem thêm: Hôm nay Google Doodle tôn vinh hang Sơn Đoòng - hang động tự nhiên lớn nhất thế giới
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận