Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ
Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!
Dàn ý dạng bài cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình trong tác phẩm
1. Mở đoạn
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Đưa ra nhận định chung về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình.
2. Thân đoạn
- Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của đoạn thơ (nếu có).
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình:
+ Xác định nhân vật trữ tình trong tác phẩm
+ Biểu đạt ý tưởng về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình (chia luận điểm phù hợp; trích dẫn những câu thơ, hình ảnh thơ tiêu biểu thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình rồi đi vào làm rõ ý nghĩa của những hình ảnh đó)
- Tổng kết nghệ thuật
- Liên hệ, mở rộng (nếu có)
3. Đoạn kết
- Đánh giá chung, khái quát, nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình được thể hiện qua đoạn thơ.
- Nêu cảm xúc riêng của người viết.
Dàn ý dạng bài cảm nhận bức tranh thiên nhiên/cuộc sống được miêu tả qua đoạn thơ
1. Mở đoạn
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nhận định chung về bức tranh thiên nhiên/cuộc sống được miêu tả trong đoạn thơ.
2. Thân đoạn
- Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác đoạn thơ (nếu có).
- Đối với dạng đề cảm nhận bức tranh thiên nhiên:
+ Cảnh vật: Miêu tả những hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong đoạn thơ.
+ Màu sắc nổi bật tạo nên bức tranh thiên nhiên?
+ Âm thanh được tác giả nhắc đến là gì? Tác dụng của âm thanh đó.
+ Không gian trong bức tranh như thế nào?
+ Thời gian tác giả cảm nhận về bức tranh thiên nhiên?
+Bức tranh thiên nhiên gợi lên những cảm xúc gì?
- Đối với dạng đề cảm nhận cuộc sống được miêu tả qua đoạn thơ:
+ Con người: Nhân vật trữ tình xuất hiện như thế nào?
+Con người có mối quan hệ như thế nào với thiên nhiên?
+ Thông qua đoạn thơ quan niệm về cuộc sống mà tác giả gửi gắm là gì?
- Tổng kết nghệ thuật
- Liên hệ, mở rộng (nếu có)
3. Đoạn kết
- Khẳng định lại vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên/cuộc sống.
- Nêu cảm xúc riêng của người viết.
Dàn ý dạng bài cảm nhận, phân tích đoạn thơ
1. Mở đoạn
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề nghị luận - nội dung của đoạn thơ và cảm xúc, ấn tượng ban đầu về đoạn thơ.
2. Thân đoạn
- Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của đoạn thơ (nếu có).
- Phân tích đặc sắc nội dung của đoạn thơ.
+ Luận điểm 1:
+ Luận điểm 2:
(Lưu ý: Khi đi vào phân tích nên đi từ nghệ thuật, hình ảnh đến nội dung).
- Khái quát, tổng kết nghệ thuật.
- Liên hệ, mở rộng (những tác phẩm cùng đề tài, cùng tác giả...).
3. Kết đoạn
- Khẳng định nội dung đoạn thơ.
- Nêu cảm nghĩ riêng của người viết.
Dàn ý dạng bài phân tích ngắn gọn chủ đề đoạn thơ
1. Mở đoạn
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề nghị luận - chủ đề chính của đoạn thơ
2. Thân đoạn
- Nếu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của đoạn thơ (nếu có).
- Phân tích các yếu tố thể hiện chủ đề:
+ Ý nghĩa nhan đề trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
- Những hình ảnh nổi bật
+ Các chi tiết đặc sắc
+ Biện pháp tu từ
=> Rút ra giá trị và ý nghĩa của chủ đề đoạn thơ
- Tổng kết nghệ thuật.
- Liên hệ, mở rộng (nếu có): Những bài thơ có cùng chủ đề...
3. Đoạn kết
- Khái quát, khẳng định, nhấn mạnh ý nghĩa của chủ đề đoạn thơ.
- Nêu cảm xúc riêng của người viết.
Những dạng đề đoạn văn nghị luận văn học nổi bật về thơ
- Cảm nhận/ phân tích thơ
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình trong tác phẩm.
- Phân tích ngắn gọn chủ đề đoạn thơ.
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được miêu tả qua đoạn thơ.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận