Giai nhân Hà Thành (P2): Phận đời lưu lạc, chết trong điên dại, đám tang không giọt nước mắt của cô Phượng Hàng Ngang

Giữa thập kỷ 30 của thế kỷ trước, không ít văn nhân, ký giả khi được diện kiến cô Phượng Hàng Ngang đều phải thảng thốt "Tây Thi khiếp vía, Hằng Nga giật mình". Thế nhưng cô đẹp bao nhiêu thì cuộc đời lại đau khổ bấy nhiêu. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cô Phượng Hàng Ngang - tuyệt sắc giai nhân phố cổ

Giữa những năm thập kỷ 30 của thế kỷ trước, người dân Hà Thành không ai không biết đến "tứ đại giai nhân" đó là cô Phượng Hàng Ngang, cô Síu Cột Cờ, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy. Họ đều là những giai nhân sắc nước nghiêng thành khiến không viết bao văn nhân, sĩ tử... phải si mê. 

Thế nhưng trong số đó có cô Phượng Hàng Ngang có cuộc đời đầy bi kịch, ai oán. Không chỉ có báo chí, người ta còn viết sách, dựng kịch, làm thơ về vụ việc của cô Phượng. Có kẻ chê cô Phượng dâm loạn nhẫn tâm bỏ chồng bỏ con, bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý để đi theo trai. Có người lại khen cô tân tiến, dám đạp đổ giáo lý phong kiến để sống đúng với con tim mình. Vậy thực tế cô Phượng Hàng Ngang là người như thế nào?

Cô Phượng Hàng Ngang tên đầy đủ là Vương Thị Phượng - con gái cưng của nhà buôn tơ lụa giàu có Vương Toàn Thắng. Vì sinh ra trong gia đình giàu có nên từ nhỏ cô đã được sống trong nhung lụa, được học ở trường học chất lượng nhất, được tiếp xúc với những thứ tân tiến nhất thời đó. 

Cô Phượng Hàng Ngang là thiếu nữ Hàng đào, được liệt vào nhóm Hà Thành tứ mỹ. Người Hoa kiều ở Hàng Ngang từng nói rằng, cô Phượng sở hữu cặp lông mày "yên my" (lông mày như khói), cặp mắt là "bán thụy phượng hoàng" (con phượng hoàng nửa thức nửa ngủ, nghĩa là đôi mắt mơ màng say đắm). Ai nhìn vào mắt cô Phượng cũng thấy mình như một chiếc lá vàng đang nhẹ rơi trên không.

cuoc-doi-bi-kich-cua-co-phuong-hang-ngang
Vẻ đẹp của cô Phượng nức tiếng đất Hà Thành, thậm chí còn vượt xa cả Dương Quý Phi

Mặc dù là tiểu thư cành vàng lá ngọc con nhà thương nhân buôn tơ lụa được nhiều người săn đón nhưng cô Phượng ăn mặc rất nền nã. Khi cô chít khăn nhiễu tam giang, khi chít khăn nhung đen, đuôi gà vắt qua mái tóc. Cô hay mặc yếm hoa hiên, quần lĩnh tía cạp điều thắt lưng quan lục. Tất cả những màu sắc ánh lên qua chiếc áo dài vải phin trắng may sát vào thân tạo ra những đường cong quyến rũ khiến ai nhìn cũng mê mẩn.

Những văn nhân, thi sĩ, ký giả thời ấy từng được diện kiến cô Phượng Hàng Ngang đều phải thốt lên: "Tây Thi khiếp vía, Hằng Nga giật mình". Nhan sắc của cô Phượng được ví như nàng Kiều, đẹp nghiêng nước nghiêng thành, nổi tiếng khắp phố cổ. 

Thậm chí có ghi chép cho thấy, nhan sắc của cô khiến nhiều công tử nhà ngay sát chỗ làm mà hằng ngày vẫn 4 lần đi về theo đường vòng để qua phố Hàng Ngang ngắm cô Phượng từ xa. Hôm nào không nhìn thấy bóng dáng cô Phượng là vô cùng bứt rứt, đứng ngồi không yên. Mỗi lần cô ra phố là ai ai cũng phải tấm tắc khen xinh. 

Không những xinh nghiêng nước nghiên thành, cô Phượng còn nổi tiếng là người thông minh, sáng dạ, cầm kỳ thi họa thứ gì cũng biết. Thời đó, cô Phượng là hình mẫu của nhiều cô gái trẻ và mơ ước của nhiều chàng công tử nhà giàu. 

Thế nhưng chính nhan sắc ấy đã khiến cuộc đời cô trải qua không ít đắng cay, đau khổ. Cô sống một cuộc đời lưu lạc, đến khi mất trong cô đơn không ai bên cạnh, không một tiếng khóc.

Duyên tình dở dang và cuộc hôn nhân oan trái

Trong cuốn hồi ký "Những năm tháng ấy", nhà văn Vũ Ngọc Phan dành rất nhiều ngôn từ hoa mỹ cho cô: Cô Phượng người tầm thước, có đôi mắt bồ câu long lanh, với cặp mi cong, đôi lông mày xanh và dài, môi đỏ mọng đầy dục vọng, mũi dọc dừa thanh tú và đôi má lúm đồng tiền khi đang cười. Gò má của cô hơi cao, ửng hồng, làm cho khuôn mặt trái xoan của cô có sức quyến rũ giống như nữ diễn viên điện ảnh Marlen Dietrich lừng danh thời bấy giờ. Theo nhà báo Phùng Bảo Thạch thì cô Phượng đẹp lắm. Sắc đẹp của cô như chất thuốc phiện. Nó quyến rũ, cuốn hút người ta. Ai đã vướng vào thì khó mà thoát ra được.

Khi cô Phượng vào tuổi mười tám đôi mươi, tóc dài chấm đất, mắt biếc nghiêng thành, nhác trông ai cũng tưởng nàng tiên giáng trần. Vẻ đẹp của cô Phượng khiến bao công tử đất Hà thành si mê, thậm chí có nhiều người còn "trồng si" trước nhà người đẹp.

Nhưng thời đó quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" vẫn còn nặng nên chuyện yêu đương và hôn của cô Phượng đều do cha mẹ quyết định. Khi đến tuổi, cô Phượng được bố mẹ gả cho  A Cẩu (người Hàng Đào, cháu ông chủ tơ lụa Phan Vạn Thành). Sau khi về nhà chồng, cô Phượng đảm đương việc bán các mặt hàng lụa, xa tanh, gấm vóc trong cửa hàng nhà chồng.

Sau một thời gian chung số với A Cẩu cô sinh con đầu lòng là trai nên được bố mẹ chồng rất cưng chiều. Người ta nói không sai "gái một con trông mòn con mắt", sinh xong cô Phượng nhan sắc đằm thắm hơn. Thế nhưng dù cô cố gắng bao nhiêu thì cũng không thể có nổi hạnh phúc. 

Chồng cô là hạng công tử bột "tốt mã giẻ cùi", vô công rồi nghề. Hắn có thói ăn chơi, cờ bạc rượu chè, chỉ coi vợ là một thứ đồ đắt tiền, xinh xinh để ngắm nghía, canh chừng chứ không thực tâm yêu thương. Chẳng những thế, hắn còn hay ghen tuông, thượng cẳng chân hạ cẳng tay với vợ.

Giữa lúc cuộc đời đau khổ nhất, trớ trêu nhất cô Phượng gặp được chàng Tây học, Hán học đẹp trai lịch lãm, vui tính, tài hoa. Đó là Hoàng Hồ (bút danh của Hoàng Tích Chu, con trai tri huyện Lục Nam, Hà Nam).  Không muốn cuộc đời bị trói buộc với kẻ vũ phu, cô Phượng quyết chí đi tìm tình yêu của chính mình.

Trong câu chuyện với nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ - em ruột nhà báo Hoàng Tích Chu, ông từng nói, cũng nghe đồn đại về mối tình của hai người nhưng đã xưa lắm rồi, chả có gì làm bằng chứng 

Ông Hoàng Tích Chu vốn sinh trong gia đình nhà quan lại đẹp trai, đôi mắt toát lên sự thông minh, nói chuyện hấp dẫn. Năm 1921, ông ra Hà Nội xin vào làm cho tờ Nam Phong và cũng tại Hà Nội ông gặp cô Phương. Cuộc gặp gỡ giữa "trai anh hùng - gái thuyền quyên" như đã hẹn từ kiếp trước.

cuoc-doi-bi-kich-cua-co-phuong-hang-ngang-0
Phố Hàng Ngang - nơi chứng kiến toàn bộ bi kịch cuộc đời cô Phượng

Mặc dù được nhiều người để ý nhưng ông Tích Chu chỉ say mê mỗi cô Phượng. Em trai của ông là Hoàng Tích Linh từng phải thốt lên rằng: "Lạ thật, ông anh tôi là người khao khát nhan sắc đến thế mà ông lại gạt bỏ hết cả các nhân tình, nhân ngãi khác, chỉ yêu mình cô Phượng".

Nhà văn Lý Khắc Cung cũng từng kể: "Một hôm tôi ngồi bàn phiếm với một số bạn văn, nhà thơ Thanh Tịnh bảo được liệt vào "Hà thành tứ mỹ" là phải đánh bạt một số người đẹp. Dương Quý Phi xưa đánh đổ hàng nghìn cung nữ để trở thành độc nhất chi hoa của vua Đường Minh Hoàng. Quả thật, cô Phượng đã đánh bại nhiều đối thủ người đẹp".

Đến năm 1922, Hà Nội nháo nhào trước thông tin cô Phượng mất tích. Mãi sau này người ta mới vỡ lẽ, cô Phượng theo ông Hoàng Tích Chu vào Sài Gòn. Lúc này, ông Chu quyết sang Pháp học nghề báo. Ông Chu bảo cô Phượng trở ra Hà Nội xin với ông huyện Bình Lục được làm con dâu qua bức thư dài trong khi đợi ông đi học ở xứ người.

Ông quan tri huyện Lục Bình nhận được tin không những không từ chối mà còn đưa cô Phượng về xin lỗi gia đình A Cầu. Tuy nhiên, A Cẩu không chấp nhận. Cô Phượng không chấp nhận sống với gã chồng vũ phu nhưng vợ chồng thương nhân Vương Toàn Thắng đã mất nên cô đành buôn bán nuôi thân.

Một lần nọ hàng quán của cô bị bắt, vốn liếng không cánh mà bay, gia sản khánh kiệt. Không còn cách nào khác cô phải nhờ giúp đỡ của một số người đàn ông si mê cô. Trong số đó có một người tên Lưu.

Cái chết cô đơn và đám tang không tiếng khóc

Người đàn ông tên Lưu gia thế giàu có lại si mê cô Phượng nên trong lúc cô khó khăn đã giang tay cứu giúp. Nhưng Lưu đã có vợ, vợ lại là người nổi tiếng có máu "hoạn thư" nên ông cũng phải kín kẽ mỗi lần gặp gỡ cô Phượng. Lão Lưu thuê cô Phượng một ngôi nhà bên Long Biên để làm nơi tình tự.

Nhưng ý định của lão Lưu nhanh chóng vị vợ phát hiện. Bà này vô cùng ghê gớm, vừa nghe tin đã phong tỏa tài sản của chồng khiến ông không còn cơ hội gặp tình nhân. Cô Phượng quá đau khổ vì chuyện tình trắc trở của mình nên đã dạt về Hưng Yên tìm một ngôi chùa xin xuất gia.

Một ngày nọ có người đàn ông tên Bách làm Thám tán ở tòa Sứ đến vãn cảnh chùa thì gặp cô Phượng. Ngay lần gặp đầu tiên đã si mê trước vẻ đẹp của cô Phượng nên bèn mượn người đánh tiếng với cô Phượng và xin sư bà cho Phượng về làm vỡ lẽ.

cuoc-doi-bi-kich-cua-co-phuong-hang-ngang
Mặc dù đẹp sắc nước nghiêng thành nhưng cô Phượng có một cuộc đời quá bi kịch, ai oán

Khi Bách đón cô Phượng về nhà, vợ cả đến đón tỏ ra vô cùng yêu quý và ngọt ngào. Nhưng ít lâu sau khi ông Bách được chuyển lên Lai Châu, vợ cả và cô Phượng đi trước còn ông lo nốt việc dưới này và lên sau. Ai ngờ, người vợ cả đã sai người đầu độc cô Phượng bằng thuốc gì đó khiến cô hóa điên hóa lại, lúc tỉnh lúc mê, lúc cười lúc khóc... 

Trước tình hình đó, Thám tán Bách đành sai người đưa cô về Chợ Bờ (Hòa Bình). Nhưng sau đó lại về Gia Lâm tìm đến người hàng xóm cũ. Bà này là người tốt bụng chăm nom cô như con đẻ. Nhưng do nghèo quá mà bệnh cô Phượng càng lúc càng nặng nên đành đưa cô vào nhà thương làm phúc. Một tuần sau cô Phượng mất.

Đám tang nữ giai nhân Hà thành một thời chỉ có một người tình cũ rủ lòng thương, khắc cho cô một tấm bia mộ đè chữa: "Mộ người bạc mệnh Vương Thị Phượng". Trong đám ma của cô cũng chẳng có ai đưa tiễn và vắng tanh những tiếng khóc tiếc thương cho phận đời hồng nhan bạc mệnh...

Cuộc đời lẩn khuất nhiều bi kịch của Me Tư Hồng - nữ đại gia đầu tiên tại Việt Nam


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất