Lươn thủy tinh - loài sinh vật được ví như "vàng trắng", trở thành mặt hàng buôn lậu siêu lợi nhuận: Mua 1 bán 100

Sự đắt đỏ và vẻ bề ngoài trong suốt đã khiến nhiều người ví lươn thủy tinh như "vàng trắng". Nếu đem phép tính ra so sánh, mua 1 bán 100 tức là mua lươn thủy tinh 1 thì bán ra lời đến 100. Lợi nhuận từ buôn lậu lươn thủy tinh còn khủng hơn buôn "hàng trắng".

Đỗ Thu Nga
14:00 19/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lươn thủy tinh là con gì?

Lươn thủy tinh có tên khoa học là Anguilla anguilla, tên thường gọi là cá chình châu Âu hay lươn châu Âu. Tên gọi lươn thủy tinh bắt nguồn từ cơ thể màu trong suốt của nó. 

Nói về nguồn gốc của loài lươn này, đến nay vẫn còn khá nhiều tranh cãi. PGS Mari Kuroki, Khoa Sinh học thủy sinh thuộc Đại học Tokyo cho AFP biết, có thể loài vật này đã xuất hiện cách đây khoảng 60 triệu năm trước, gần đảo Borneo (đảo lớn thứ ba thế giới, thuộc chủ quyền ba nước: Brunei, Indonesia và Malaysia... ). CHúng thích nghi với các lục địa trôi dạt, làm thay đổi dòng hải lưu và khoảng cách giữa các khu vực loài này sinh sống và đẻ trứng ngày càng tăng.

Song các nhà khoa học phương Tây lại cho rằng, loài lươn châu Âu này sinh ra ở đâu đó trên biển Bắc Đại Tây Dương, gần Cuba. Sau đó, các con non đã bị đưa từ đây đến các vùng biển khác. Chính vì thế, phạm vi sinh sống của chúng được mở rộng hơn.

Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu đã xác định được khu vực sinh sống cụ thể của loài lươn này là nằm ở phía Tây đảo Mariana, cách bờ biển Nhật Bản từ 2.000-3.000km. 

Giai-ma-su-dat-do-cua-luon-thuy-tinh-0

Loài lươn thủy tinh là sinh vật di cư, có vòng đời khá phức tạp. Đến nay vẫn chưa có nhiều tài liệu về cách sinh sản của chúng. Chỉ biết rằng, chúng sinh ra trên biển rồi di cư đến các vùng nước lợ và nước ngọt ở đất liền như cửa sông, sông, suối, ao, hồ... để sinh sống và phát triển. Màu sắc trên cơ thể chúng có sự thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng.

Trứng của lươn sau khi sinh ra sẽ nở thành ấu trùng. Sau đó, ấu trùng biến đổi thành con lươn thủy tinh có màu trong suốt. Đến giai đoạn trưởng thành, da màu trong suốt của chúng biến thành màu vàng. Khi sinh sản lại chuyển sang màu bạc. Loại lươn này chỉ sinh sản 1 lần trong suốt vòng đời.

Nhưng điều kỳ lạ nhất là sau 1 thời gian dài sinh sống trong đất liền với môi trường nước lợ, nước ngọt (5 - 25 năm). Khi lươn thủy tinh phát triển đến giai đoạn sinh sản thì di cư, bơi ngược ra biển Sargasso (nơi chúng đã từng sinh ra) để đẻ trứng và chết luôn ở đó. 

Có thể nói, lươn thủy tinh là loài cá duy nhất trong đời, 2 lần vượt Đại Tây Dương. Đó là từ lúc sinh ra cho đến lúc kết thúc cuộc đời. 

Theo tìm hiểu, lươn thủy tinh có thể sống thọ đến 80 năm, đạt chiều dài tối đa 130cm và nặng 1- 2kg khi trưởng thành. 

Hiện tại, số lượng lươn thủy tinh đang bị suy giảm rất mạnh. Số lượng lươn thủy tinh những năm gần đây sụt giảm nghiêm trọng, tới 99% trong 30 năm qua. Chúng đang nằm trong danh sách những loài "cực kỳ nguy cấp" cần bảo vệ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Buôn lậu lươn thủy tinh thu lợi khủng hơn cả ma túy

Dưới đây là một số sự kiện và số liệu về hoạt động buôn bán trái phép trên toàn cầu đối với loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng này. 

3,3 tỷ USD

Đây là giá trị ước tính hàng năm của hoạt động buôn lậu lươn con, hay còn được gọi là lươn thủy tinh từ châu Âu sang châu Á. Một số nghiên cứu chỉ ra, lươn thủy tinh không thể sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. Điều này đã khiến việc đánh bắt và nuôi con con của chúng trở thành cách tốt nhất để có sẵn nguồn cung cho người tiêu dùng có nhu cầu.

Khi nguồn cung giống lươn Nhật Bản, vốn được tìm thấy ở khắp Đông Á, giảm sụt, các trang trại trong khu vực buộc phải nhập khẩu lươn thủy tinh của châu Âu và châu Mỹ. Sau đó họ tiến hành nuôi chúng đến khi trưởng thành rồi tung ra thị trường.

Tình trạng khan hiếm mặt hàng được yêu thích ở khắp các quốc gia châu Á này đã khiến giá cả tăng vọt.

2010

Năm 2010 là thời điểm Liên minh châu Âu (EU) ban bố lệnh cấm xuất khẩu lươn thủy tinh ra ngoài biên giới khối này. 

Trước đó vào năm 2007, EU cũng đưa giống lươn thủy tinh này vào phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài nguy cấp (CITES).

Được biết, lươn châu Âu nằm trong danh sách các loài sinh vật cực kỳ nguy cấp của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, trong khi giống lươn Nhật Bản và Mỹ chỉ xếp sau chúng một hạng.

23%

Có thể bạn chưa biết, Tổ chức Nhóm lươn bền vững  (SEG) ước tính mỗi năm có 23% lượng lươn thủy tinh trôi dạt vào bờ biển châu Âu bị buôn lậu sang châu Á, và chủ yếu là Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 440 tấn lươn châu Âu trôi dạt vào bờ biển của lục địa này mỗi năm. Trong đó, theo Europol, có đến 100 tấn đã được xuất khẩu trái phép sang châu Á vào năm 2018.

Chủ tịch SEG Andrew Kerr lên án đây là vụ phạm tội lớn nhất hành tinh đối với động vật hoang dã.

Giai-ma-su-dat-do-cua-luon-thuy-tinh-6
Lô lươn thủy tinh lậu bị thu giữ

100

Lươn thủy tinh được ví như "vàng trắng" bởi mức giá trên trời của nó tăng theo cấp số nhân trong chuỗi cung ứng trước khi đến tay khách hàng.

Ông Kerr, tại châu Âu, ngư dân có thể bán với giá 0,1 Euro (gần 3.000 VNĐ) cho một con lươn thủy tinh, nhưng đến khi lô hàng cập bến Hồng Kông (Trung Quốc), nó có thể được bán với giá gấp 10 lần.

Sau khi được nuôi 1 năm thì giá trị của lươn thủy tinh tiếp tục tăng lên gấp 10 lần - tức 10 10 Euro/con.

Ông Kerr nói: "Vậy là chỉ trong vòng 1 năm, giá bán [lươn thủy tinh] tăng gấp 100 lần. Đó là lý do việc buôn lậu mặt hàng này hấp dẫn đến vậy. Lợi nhuận thu được còn khủng hơn cả buôn ma túy hay súng đạn".

99%

Con số này có nghĩa là gần như toàn bộ lươn được tiêu thụ ở Nhật Bản hiện nay từ các trang trại nuôi trồng thủy sản. Chỉ có một phần rất nhỏ được đánh bắt ngoài tự nhiên.

108

Là số nghi phạm buôn lậu lươn bị cảnh sát bắt tại 19 quốc gia EU trong mùa đánh bắt năm 2019-2020. Cùng với đó, giới chức đã tịch thu gần 2 tấn lươn thủy tinh với giá trị lên đến 6,2 triệu Euro trong mùa đánh bắt này.

COVID-19

Đại dịch COVID-19 bùng phát khiến việc di chuyển bằng đường hàng không bị gián đoạn, cùng với đó là phương thức chính để buôn lậu lươn thủy tinh cũng bị ảnh hưởng.

Trước đại dịch, những tay buôn lậu (hay được họi là "con la") thường giấu lươn trong hành lý máy bay. Các nhà bảo tồn cho biết, lươn bị nhồi nhét trong những túi nước bơm oxy để di chuyển từ châu Âu sang Trung Quốc.

Trong bối cảnh dịch bệnh, đường bay bị hạn chế, những tay buôn lậu tìm kiếm phương án thay thế như vận chuyển bằng đường hàng hóa.

Xem thêm: Loại rau mọc đầy ao hồ xưa chỉ người nghèo mới ăn, nay thành rau nhà giàu giá lên tới 150.000 đồng/kg

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận