Giải mã đế chế kinh doanh triệu đô kín tiếng của tập đoàn Thiếu Lâm Tự

Có lẽ không nhiều người biết rằng, Thiếu Lâm Tự chính là một đế chế kinh doanh thực thụ. Ngôi chùa được ví như "tập đoàn Thiếu Lâm". Với các "Pháp bảo kiếm tiền", Thiếu Lâm Tự có thể thu về hàng chục USD mỗi năm.

Đỗ Thu Nga
14:00 23/05/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thiếu Lâm Tự - nơi huyền thoại kungfu bắt đầu

Người Trung Quốc có câu: "Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm", nhằm tôn vinh tầm quan trọng của võ phái Thiếu Lâm. Thiếu Lâm Tự là ngôi chùa tọa lạc tại Trịnh Châu, thị xã Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ngôi chùa này nổi tiếng khắp thế giới với những vị sư có võ công cao cường. 

Thiếu Lâm Tự từ lâu nổi tiếng vì sự kết hợp giữa Phật giáo Thiền tông và võ thuật. Đây là cái nôi của Thiền tông Trung Hoa. Đây cũng được cho là cơ sở Phật giáo nổi tiếng nhất nhì với phương Tây. 

giai-ma-de-che-kinh-doanh-trieu-do-cua-thieu-lam-tu-0
Thiếu Lâm Tự (Trung Quốc)

Theo một số tài liệu, Thiếu Lâm Tự được xây dựng ở phía Bắc Tung Sơn vào năm 477. Vị trụ trì đầu tiên là thiền sư Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang. Thiền sư đến Trung Quốc năm 464 nhằm truyền bá tư tưởng Phật giáo. Bồ Đề Đạt Ma cũng là người sáng lập nên võ phái Thiếu Lâm quyền pháp trong chùa.

Từ năm 1983, chùa được công nhận là Tu viện Phật giáo quốc gia quan trọng của Trung Quốc. Hiện nơi đây là 1 trong những điểm hút khách du lịch bậc nhất với vị trí đắc địa khi nằm giữa những ngọn núi hùng vĩ. Chùa có hơn 1.500 năm lịch sử, và nằm trong quần thể các công trình lịch sử ở Đăng Phong được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

giai-ma-de-che-kinh-doanh-trieu-do-cua-thieu-lam-tu-9
Tượng đá Đức Bồ Đề Đạt Ma

Thiếu Lâm Tự cũng được xem là nguồn gốc của một số võ công tại Trung Quốc. Khi nhắc đến Thiếu Lâm Tự, người ta sẽ nghĩ ngay đến Quyền thuật Thiếu Lâm -  môn võ đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Quyền thuật Thiếu Lâm được biết đến là "nhẹ như mèo, vọt như hổ, đi như rồng, động như chớp, tiếng như sấm". Môn phái này cũng có nhiều bài quyền nổi tiếng như Mai Hoa quyền, Ngũ hình quyền, Trường quyền, La Hán quyền...

Trong suốt 15 thế kỷ, các nhà sư tại Thiếu Lâm Tự đã hoàn thiện và giữ gìn môn võ qua nhiều thế hệ. Hệ thống quyền pháp của Thiếu Lâm Tự có tới 3 hệ pháp theo từng môn phái. Đó là: Thiếu Lâm Tung Sơn (Hà Nam), Thiếu Lâm quyền Bắc phái (Giang Tô), và Thiếu Lâm quyền Nam Phái (Phúc Kiến).

Hiện nay, Thiếu Lâm Tự mở cửa một phần diện tích để khách đến tham quan với các công trình như Thiên vương điện, Thiên Phật điện, Tàng kinh các, Lập Tuyết đình... Nơi nổi tiếng nhất đối với phần lớn du khách Việt khi đến đây tham quan có lẽ là Tàng Kinh các. Đây là nơi lưu giữa nhiều bộ kinh quý về Phật pháp và võ thuật của Thiếu Lâm. Nơi đây cũng từng được nhà văn Kim Dung nhắc đến trong một loạt tiểu thuyết kinh điển về kiếm hiệp Trung Quốc.

giai-ma-de-che-kinh-doanh-trieu-do-cua-thieu-lam-tu-6

Thiếu Lâm Tự giờ đây không khác gì những nơi kinh doanh du lịch chuyên nghiệp, với những vị sư mặc đồ nhà chùa tất bật đứng ở cổng soát vé, trong các quầy bán đồ lưu niệm hay chụp ảnh với khách du lịch thu tiền...

Giá vé vào cửa là 100 tệ (350.000 đồng), nếu bạn muốn đi cáp treo, giá vé khứ hồi là 60 tệ (hơn 200.000 đồng). Thời gian mở cửa: từ 8h đến 17h. Mùa đẹp nhất để đi du lịch là xuân và thu. Đặc sản du khách nên thưởng thức khi tới đây là bánh quy Thiếu Lâm và mù tạt núi Tống.

Tại khu vực hội trường cạnh cổng chùa có các buổi trình diễn võ thuật miễn phí vào các buổi chiều, thường vào lúc 15h, 16h và 17h. Hiện nhiều hãng lữ hành Việt Nam bán tour du lịch tham quan Thiếu Lâm Tự với giá từ 14 triệu đồng cho hành trình 5 ngày 4 đêm.

Thiếu Lâm Tự - đế chế kinh doanh triệu đô kín tiếng

Các "pháp bảo kiếm tiền"

Thiếu Lâm Tự không chỉ nổi tiếng với hệ thống Kinh Phật quý và công phu vũ thuật đỉnh cao. Thiếu Lâm Tự còn là một đế chế kinh doanh thực sự. Ngôi chùa giống như trụ sở của "Tập đoàn Thiếu Lâm" với 5 công ty con mang tên Thiếu Lâm Tự: Công ty quản lý tài sản, Công ty Hoan hỷ địa, Công ty truyền bá văn hóa, Công ty phát triển thực phẩm và Công ty dược phẩm. Đây được coi là “Pháp bảo kiếm tiền” của chùa Thiếu Lâm.

Dưới sự điều hành của Trụ trì Thích Vĩnh Tín, hoạt động kinh doanh đã phát triển mạnh mẽ vào năm 2013 đến mức Thiếu Lâm Tự đã nộp tài liệu IPO để lên sàn chứng khoán Hong Kong. Song hồ sơ của chùa bị từ chối vì lo ngại các vấn đề thương mại hóa ảnh hưởng đến hình ảnh ngôi chùa.

giai-ma-de-che-kinh-doanh-trieu-do-cua-thieu-lam-tu-5
Công ty dược phẩm hoạt động từ năm 2004, cung cấp cho thị trường những loại cao dán, dầu thơm, thực phẩm chức năng...

Trong một bài phát biểu năm 2011, sư trụ trì Thích Vĩnh Tín đã tuyên bố, nhà chùa hiện sở hữu khoảng 40 chi nhánh nước ngoài với mục đích truyền bá cảm hứng võ thuật từ Phật giáo tới toàn thế giới.

Sau sự bùng nổ của phim võ thuật Thiếu Lâm Tự năm 1982, ngôi làng bao quanh chùa có tên làng Thiếu Lâm đã thu hút nhiều môn sinh trên toàn thế giới đến xin học. Nhiều người thường nói vui, ngôi làng dường như đã trở thành lò đào tạo võ thuật đích thực.

Có rất nhiều "đệ tử nhà giàu" đã lên núi, chi đến 800 USD mỗi tháng (khoảng 18 triệu đồng) để học quyền thuật và được trải nghiệm cuộc sống ở Thiếu Lâm Tự.  Để đáp ứng nhu cầu học thuật, chùa đã xây dựng trường võ thuật Thiếu Lâm Tự Tung Sơn đào tạo võ sinh. Chi phí cho 1 năm theo học là khoảng .000 đến 12.000 USD (khoảng 142 triệu đến 250 triệu VND).

giai-ma-de-che-kinh-doanh-trieu-do-cua-thieu-lam-tu-5
Làng Thiếu Lâm Tự - lò luyện võ chuyên nghiệp

Bên cạnh đó, Thiếu Lâm Tự còn tham gia các hoạt động kinh doanh trên nhiều ngành công nghiệp khác, trong đó có Điện ảnh. Hiện, ngôi chùa đang sở hữu một số công ty do chính phủ kiểm soát như Hãng phim Thiếu Lâm Hà Nam, công ty dược phẩm, cửa hàng đồ lưu niệm trực tuyến - nơi khách hàng có thể mua các sản phẩm thiếu lâm như đũa, trà, bí kíp võ công... Và du lịch tham quan trong chùa cũng là một ngành công nghiệp Thiếu Lâm Tự không bỏ qua. 

Ước tính, hàng ngàn du khách đến Thiếu Lâm Tự tham quan mỗi ngày. Nhưng lâu nay, ngôi chùa này chưa từng công bố tổng số du khách cũng như doanh thu mỗi năm. Dẫu vậy các chuyên gia nhận định, khoảng thu rơi vào khoảng 20 triệu USD mỗi năm (khoảng 460 tỷ đồng).

Nhà sư CEO có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh

Truyền thông Trung Quốc đánh giá, người có công xây dựng đế chế kinh doanh Thiếu Lâm Tự chính là vị trụ trì Thích Vĩnh Tín. Nhà sư này đã lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh. Khi mới lên nắm cương vị phương trượng, chứng kiến cảnh điêu tàn của Thiếu Lâm Tự, nhà sư đã chủ trương phát triển kinh tế, dựa vào tiềm lực kinh tế để phô trương thanh thế của Thiếu Lâm Tự.

Sau hơn 10 năm gây dựng đế chế kinh doanh Thiếu Lâm Tự, trụ trì Thích Vĩnh Tín đã đưa ngôi chùa này lên đỉnh hoàng kim, tiếng tăm vang khắp thế giới. 

giai-ma-de-che-kinh-doanh-trieu-do-cua-thieu-lam-tu-4
Trụ trì Thích Vĩnh Tín (ở giữa)

Vị trụ trì này từng khẳng định, các doanh nghiệp trực thuộc Thiếu Lâm Tự không lấy động lực có lãi làm động lực mà chủ yếu muốn truyền bá văn hóa Thiếu Lâm ra toàn cầu.

Tuy có công gây dựng đế chế kinh doanh Thiếu Lâm Tự nhưng năm 2015, trụ trì Thích Vĩnh Tín bị phanh phui bê bối có con ngoài giá thú và biển thủ công quỹ. Tuy nhiên, phía Thiếu Lâm Tự đã phủ nhận điều này và từ đó đến nay, trụ trì Thích Vĩnh Tín ít xuất hiện trước công chúng hơn.

Cách dạy con ngược đời của tỷ phú Lý Gia Thành: Nghèo khổ tôi luyện ra anh tài kiệt xuất tạo nên đế chế tỷ đô

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận