Giải mã huyền cơ ẩn trong 2 bảo vật được khai quật từ căn hầm bí mật dưới đáy tháp Lôi Phong

Giới khảo cổ học Trung Quốc cho rằng, 2 bảo vệ có thể được dùng để trấn yểm khi xây dựng tháp Lôi Phong. Ước tính giá trị của 2 bảo vật lên đến 20 triệu nhân dân tệ.

Đỗ Thu Nga
13:59 05/05/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tháp Lôi Phong (hay tháp Hoàng Phi hoặc Lôi Phong Tịch chiếu) là ngôi chùa 5 tầng hình bát giác tọa ở bờ nam Tây Hồ, Hàng Châu, Trung Quốc. Tòa tháp này được xây dựng từ năm 975, từng bị sập vào năm 1924 nhưng sau đó được xây dựng lại vào năm 2002. Hiện tháp Lôi Phong đang là 1 trong những điểm du lịch tâm linh hút khách nhất ở Hàng Châu.

Tháp Lôi Phong từng được công nhận là ngôi chùa làm bằng đồng lâu đời nhất tại Trung Quốc. Đứng trên đỉnh chùa, du khách có thể quan sát được đền Jingci gần đó, thưởng thức phong cảnh Tây Hồ, và thậm chí có thể nhìn thấy thành phố Hàng Châu đằng xa. 

giai-ma-bi-an-ve-2-bao-vat-tran-yem-lo-ra-tu-trong-long-thap-loi-phong-4
Một góc tháp Lôi Phong

Khi hoàng hôn buông xuống, ánh mặt trời cũng cùng những ngọn núi xanh rực rỡ phản chiếu xuống mặt hồ gợn sóng, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp. Tháp Lôi Phong cũng từng được ca ngợi là 1 trong 10 cảnh sắc tuyệt đỉnh ở Tây Hồ.

Theo lịch sử Phật giáo Trung Quốc, tháp Lôi Phong vào thời nhà Thanh thu hút được sự quan tâm của tín đồ phật tử cũng như hoàng gia. Thậm chí, 2 vị hoàng đế là Càn Long và Khang Hy đã từng ghé thăm nơi này.

Tháp được xây dựng lần đầu vào năm thứ hai trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc (977) do quốc vương Ngô Việt ban lệnh làm. Tháp được xây dựng nhằm kỷ niệm ngày mang thai của nàng phi ông sủng ái nhất - Hoàng Phi. Cũng vì lý do đó mà ban đầu chùa có tên Tháp Hoàng Phi.

giai-ma-bi-an-ve-2-bao-vat-tran-yem-lo-ra-tu-trong-long-thap-loi-phong
Tháp từng bị chiến tranh tàn phá

Thế nhưng, vào năm thứ hai thời kỳ Xuanhe (năm 1120), ngôi chùa bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Phải đến thời kỳ Thanh Nguyên (1195 - 1200) thuộc triều Nam Tống thì tháp mới được cải tạo. Kể từ đó, tháp Lôi Phong trong ánh hoàng hôn trở thành 1 trong 10 cảnh sắc ngoạn mục tại Tây Hồ.

Vào thời nhà Thanh, tháp Lôi Phong thu hút sự chú ý của nhiều người, thậm chí hai vị hoàng đế Càn Long và Khang Hy đã từng ghé thăm nơi đây.

Tháp Lôi Phong có kiến trúc 3 phần: Phần bệ, phần thân và phần đỉnh. Toàn bộ chùa có hình bát giác cao 72 mét. Phần bệ hai tầng cao 10 mét, phần thân năm tầng cao 46 mét, và phần đỉnh cao 18 mét. Phần thân có chiều dài bên là 11 mét, đường kính 28 mét và chu vi 88 mét. Tổng diện tích là 3.133 mét vuông. Bên trong tòa tháp được lắp đặt hai thang máy có thể đưa khách du lịch lên đỉnh tháp.

giai-ma-bi-an-ve-2-bao-vat-tran-yem-lo-ra-tu-trong-long-thap-loi-phong-6

Tương truyền, những viên gạch bên trong tháp Lôi Phong có công dụng xua đuổi ma quỷ. Vì thế, nơi này không ít lần bị đào trộm dẫn đến hư hỏng nặng. 

Vào ngày 25/9/1924, toà tháp bị sụp đổ. Mọi người hy vọng có thể xây dựng lại tháp này, nhưng mãi đến năm 2002 mới trở thành sự thật.

Cách đây nhiều năm, người ta bắt đầu khai quật bên dưới tòa phát và phát hiện 1 căn phòng bí mật. Trong phòng có chứa nhiều bí ẩn hàng nghìn năm. Trước đây có tin đồn bên dưới tòa tháp là nơi ở của Bạch Xà.

Tuy nhiên, giới khảo cổ Trung Quốc cho biết, họ phát hiện bên trong căn phòng là 2 bức tượng Phật bằng đồng và vàng. Giới khảo cổ tin rằng, 2 bảo vật này được đặt trong căn hầm từ khi mới xây dựng tháp nhằm mục đích trấn yểm. 

giai-ma-bi-an-ve-2-bao-vat-tran-yem-lo-ra-tu-trong-long-thap-loi-phong-9
Hai bảo vật tìm thấy trong lòng tháp Lôi Phong

Các nhà khảo cố lý giải, khi phát hiện nó được chôn sâu dưới lòng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, còn xuất hiện một số di tích văn hóa tinh xảo khác. Ví dụ, đồng xu cổ "Kaiyuan Tongbao", 12 miếng thắt lưng da với đồ trang trí bằng bạc và gương đồng.

Phát hiện ở tháp Lôi Phong lần này được gọi là 1 trong 10 phát hiện khảo cổ học quan trọng ở Trung Quốc. Ước tính giá trị 2 món bảo vật này lên đến 20 triệu nhân dân tệ. 

Hiện tại, toà tháp đã được tái xây dựng, nhìn từ bên ngoài nó vẫn giữ nguyên không khí cổ xưa ban đầu, giữ nguyên phong cách nguyên bản trước đây và có thêm điểm nhấn là kỹ thuật mạ vàng trên đỉnh tháp.

Những điều đặc biệt giúp đại tượng phật trên đỉnh núi Fansipan nhận được 2 kỷ lục thế giới

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận