Gần 2 thập kỷ sống trong bóng tối của cụm dân cư "8 không": Thầy trò dạy và học bằng đèn pin, đèn dầu

Gần 20 năm qua, các cụm dân cư số 8, 9, 10 của xã Đắk R'măng (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) vẫn chưa có điện sinh hoạt.

Đỗ Thu Nga
08:00 08/10/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo báo Dân trí, để thắp sáng, ngoài đèn dầu, những năm gần đây, một số hộ gia đình tự trang bị tấm pin năng lượng mặt trời. Số năng lượng dự trữ được từ thiên nhiên chỉ đủ để một chiếc đèn led hoạt động.

Khi đồng hồ điểm 18h30 cũng là lúc ánh sáng leo lắt từ chiếc đèn pin thấp thoáng sau những vườn cà phê. Đây cũng là lúc lớp học xóa mù chữ bắt đầu có tiếng thầy, tiếng trò.

Gan-2-thap-ky-song-trong-bong-toi-cua-cum-dan-cu-8-khong-o-Dak-Nong
Gần 20 năm qua, người dân sống trong cảnh không có điện

Chưa đầy 30 phút, căn phòng nhỏ ban ngày dành cho lớp Một, lớp Hai đã chật kín học viên lớn tuổi. Có người đến muộn, thiếu ghế, thiếu chỗ đành đứng bên ngoài nghe giảng.

Thầy giáo đứng lớp là anh Phạm Trung Hiếu - Giáo viên trường tiểu học La Văn Cầu (xã Đắk R'măng, huyện Đắk Glong).

Tuần nào cũng thế, vào chiều thứ 6, anh Hiếu lại cùng một số thầy cô khác vượt cả chục cây số đường rừng đi vào cụm dân cư "8 không" này để thực hiện công tác xóa mù chữ cho bà con dân bản. 

Gan-2-thap-ky-song-trong-bong-toi-cua-cum-dan-cu-8-khong-o-Dak-Nong-0
Thầy Hiếu vượt quãng đường 30km để vào điểm trường đứng lớp xóa mù chữ - Ảnh Dân trí

"Khi vào đây dạy xóa mù chữ, điều bất ngờ là bà con trong vùng tham gia rất đông. Lớp học xóa mù chữ không còn chỗ trống và số lượng học viên muốn tham gia học không ngừng tăng lên", thầy Hiếu tâm sự.

Cũng theo thầy Hiếu, quy định mỗi lớp chỉ khoảng 35 - 40 học viên. Nhưng số lượng người mù chữ ở 4 cụm dân cư này rất lớn. Tối đến, bà con rủ nhau đến lớp học bài rất đông.

Gan-2-thap-ky-song-trong-bong-toi-cua-cum-dan-cu-8-khong-o-Dak-Nong-8
Dù thiếu ánh sáng nhưng lớp học rất đông học viên (Ảnh: Dân trí)

"Theo danh sách ban đầu của trường, khóa học này chỉ có khoảng hơn 30 học viên, nhưng bây giờ, lớp học đã lên đến gần 60 học viên rồi. Tất cả là đồng bào dân tộc Mông ở 4 cụm dân cư. Để tạo thuận lợi cho bà con học chữ, trường bố trí giáo viên từ ngoài điểm chính vào đây để đứng lớp", thầy giáo Hiếu cho biết.

Bắt đầu từ 19h tối, toàn bộ hoạt động xung quanh lớp tại cụm dân cư số 8 dường như dừng lại, nhường toàn bộ không gian cho hoạt động xóa mù chữ. Thầy Hiếu vừa giảng bài vừa để mắt trông chừng xe máy của các học viên. Ở bên ngoài, người dân, trẻ nhỏ tò mò đứng xem lớp.

Gan-2-thap-ky-song-trong-bong-toi-cua-cum-dan-cu-8-khong-o-Dak-Nong-7
Những đứa trẻ gần trường cũng tìm đến lớp học để hỗ trợ học viên học chữ (Ảnh: Dân trí)

Thời gian học mới trôi qua được hơn 1 tiếng đồng hồ nhưng những chiếc đè pin đã bắt đầu mờ dần, ánh sáng leo lắt chỉ đủ soi trên mặt giấy, đưa theo từng nét bút của học viên. Thậm chí, có những chiếc đèn pin bị bỏ khỏi đầu vì không đủ pin để hoạt động. 

Chị Giàng Thị Sơ (cụm dân cư số 12) chia sẻ những ngày gần đây mưa cả ngày. Vì thế mà những tấm pin năng lượng ở nhà không tích đủ điện, đèn pin cũng chỉ sạc được một lúc.

Gan-2-thap-ky-song-trong-bong-toi-cua-cum-dan-cu-8-khong-o-Dak-Nong-6
Ban đầu, mỗi học viên sử dụng một chiếc đèn pin để học (Ảnh: Dân trí)

Quãng đường dài gần 20k, từ cụm dân cư số 12 đến cụm dân cư số 8 khiến chị phải đi mất gần 1 giờ đồng hồ cùng với hơn 1 giờ đồng hồ ngồi trên lớp, chị Sơ phải tiết kiệm ánh sáng từng chút một để còn đủ sử dụng trên đường về nhà.

Gan-2-thap-ky-song-trong-bong-toi-cua-cum-dan-cu-8-khong-o-Dak-Nong-5
Tuy nhiên, càng lúc đèn càng tối, 3-4 người phải dùng chung một chiếc đèn (Ảnh: Dân trí)

"Lúc đầu thì mỗi người dùng một đèn nhưng để tiết kiệm, 2-3 học viên chung bàn dùng chung một đèn pin. Ở trường không có điện, bà con đi học phải mang theo đèn pin hoặc dùng chung với người khác. Cuối buổi, ánh sáng chỉ mờ mờ, không nhìn rõ lắm", chị Sơ nói.

Ông Giàng Seo Dính (cụm dân cư số 9) - học viên lớn tuổi nhất lớp cho biết: Dù khó khăn vì đôi mắt đã mờ đục, ánh sáng tờ mờ nhưng ông vẫn quyết vượt gian khó để học cái chữ. 

Gan-2-thap-ky-song-trong-bong-toi-cua-cum-dan-cu-8-khong-o-Dak-Nong-3
Ông Dính là học viên lớn tuổi nhất lớp (Ảnh: Dân trí)

Nói về ước mong của mình, ông Dính cho biết, có thể tự viết tên mình là ước mong lớn nhất. Thế nhưng, hiện thực hóa được ước mong này, ông và hàng chục học viên khác của lớp xóa mù chữ mong mỏi có ánh đèn điện mỗi khi lớp học hoạt động.

"Ở vùng này thì chuyện kéo điện về có lẽ sẽ còn phải chờ lâu nữa. Chúng tôi chỉ mong có một tấm pin năng lượng mặt trời, ban ngày để cho các cháu học bài, ban đêm thắp được mấy chiếc đèn, phục vụ lớp xóa mù chữ", ông Dính chia sẻ suy nghĩ của mình.

Gan-2-thap-ky-song-trong-bong-toi-cua-cum-dan-cu-8-khong-o-Dak-Nong-4
Những người khác cũng cố gắng tiết kiệm pin để có thể học đến cuối buổi (Ảnh: Dân trí)

Thầy Hà Hữu Phong - Hiệu trưởng Trường Tiểu học La Văn Cầu cho biết: hiện tại Điểm trường cụm dân cư số 8 có 4 lớp tiểu học và một lớp xóa mù. Bốn thầy, cô giáo đứng lớp, đang ở nội trú tại trường cũng phải sử dụng đèn pin, đèn dầu trong sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, điểm trường còn có 15 học sinh đang dựng chòi trọ học. Tất cả các em là học sinh lớp Một, Hai, Ba. Ban đêm, do không có điện sử dụng, các em phải đốt một đống lửa lớn để lấy ánh sáng học bài.

Gan-2-thap-ky-song-trong-bong-toi-cua-cum-dan-cu-8-khong-o-Dak-Nong-2
Ảnh: Dân trí

"Điểm trường chưa có điện. Mùa mưa, đường đi lại khó khăn, có những hôm thầy cô giáo không ra được điểm trường chính sạc bình ác quy, phải sử dụng đèn dầu hoặc nến. Máy tính, điện thoại, các thiết bị điện đều không thể sử dụng được ở đây vì nguồn điện từ pin năng lượng mặt trời không đủ", thầy Phong cho biết thêm.

Thầy mong rằng, thầy trò tại Điểm trường cụm dân cư số 8 sẽ được trang bị quạt, đèn điện... Song sẽ rất lâu nữa điện mới có thể kéo về điểm trường do cụm dân cư nằm sâu trong rừng. Thầy Phong rất mong mỏi rằng, những tấm pin năng lượng mặt trời đủ để thắp sáng bóng đèn điện mỗi khi đêm về.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

 Thầy Phạm Trung Hiếu

Địa chỉ: Giáo viên trường Tiểu học La Văn Cầu, xã Đắk R'măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

ĐT: 0944.65.46.46

Xin chân thành cám ơn!

(Theo Báo Dân trí)

Xem thêm:

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận