Dưới ngòi bút của Nam Cao, Thị Nở xấu đến mức độ nào?
Dưới ngòi bút của nhà văn Nam Cao, nhân vật Thị Nở xấu đến mức "ma chê quỷ hơn". Thế nhưng tình yêu của Thị Nở đã thức tỉnh lương tri của Chí Phèo.
Truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao ban đầu có tên là Cái lò gạch cũ. Sau này được đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Nhưng khi in lại trong tập Luống cày (do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), Nam Cao đặt lại tên là Chí Phèo.
Truyện ngắn Chí Phèo đã miêu tả một cách chân thực xã hội ở nông thôn Việt Nam trước năm 1945. Khi đó, một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, biến chất, lưu manh. Nhà văn Nam Cao đã lên án mạnh mẽ cái xã hội tài bạo phá con người cả về thể xác lẫn tâm hồn.
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao xoay quanh các nhân vật là Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở... Các nhân vật được Nam Cao khắc họa tính cách, hình hài một cách rõ nét. Trong số đó, Thị Nở là nhân vật Nam Cao miêu tả rất kỹ, nhất là "cái sự xấu" của Thị.
Qua ngòi bút của nhà văn Nam Cao, Thị Nở xấu đến mức "ma chê quỷ hờn". "Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn che lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra”.
Với Thị Nở, Nam Cao không dùng biện pháp nói giảm nói tránh. Ông miêu tả Thị nở với góc nhìn rất chân thực. Ông viết, Thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm một lần, cũng may quết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Đã thế những ái răng rất to lại chìa ra.
Không chỉ xấu xí về ngoại hình, dưới ngòi bút của Nam Cao, Thị còn là người đàn bàn ngẩn ngơ, ế chồng, gia đình có nguồn gốc mả hủi... Nói chung, khó có thể tìm ra một người nào trong làng Vũ Đại xấu hơn Thị Nở.
Khi miêu tả Thị, giọng điệu của Nam Cao hết sức lạnh lùng. Nhưng ẩn sâu trong đó, tác giả đã tìm thấy vẻ đẹp bị ẩn lấp của Thị. Trong đó đáng chú ý nhất là việc Thị có một tình yêu cao thượng giúp Chí Phèo tìm thấy lại lương tri của một con người.
Tác giả nói, Thị Nở tuy xấu "ma chê quỷ hơn" nhưng lại có tình yêu trong sáng thức tỉnh lương tri con người, khơi dậy khát khao về một mái ấm gia đình có sự chăm sóc, yêu thương. Thị tuy chỉ xuất hiện ở khúc cuối truyện như đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Chí Phèo.
Thị Nở và Chí Phèo đã trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, mang đến niềm vui, niềm hy vọng và mong ước trở về làm người lương thiện. Chí bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài và cảm nhận những thanh âm của cuộc sống: âm thanh của tiếng chim hót, tiếng người cười nói…
Khi bị ngăn cấm bởi bà cô Thị Nở, bị Thị từ chối, Chí thất vọng và đau đớn. Chí Phèo ngẩn mặt ra, chạy theo Thị Nở và mượn rượu giải sầu. Càng uống Chí càng tỉnh càng nhớ cái cuộc đời mình. Chí Phèo đi đến nhà Bá Kiến với con dao ở thắt lưng để đòi lương thiện. Chém chết Bá Kiến, Chí tự kết thúc cuộc đời.
Ngày nay, hình ảnh Thị Nở còn xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. Người ta dùng Thị Nở để chỉ những người phụ nữ kéo duyên. Người ta thường nói với nhau câu này: "Trông xa thì tưởng nàng Kiều/Lại gần mới biết người yêu Chí Phèo".
Nói đến nguyên tác của nhân vật Thị Nở, ông Trần Khang Hộ - người làng Đại Hoàng (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam), bạn học thuở nhỏ của nhà văn Nam Cao, con cụ Ký Lân - thầy dạy của nhà văn Nam Cao khẳng định: Thị Nở là nhân vật có thật trong cuộc sống. Nguyên tác của thị nở là cô Trần Thị Nở.
Cô Nở con ông Phó Kính. Vì xấu xí, hay cười nên ông Phó Kính mới đặt cho cái tên Trần Thị Nở. Tuy vậy, cô Nở vẫn có chồng là anh Đào. Theo ông Hộ, từ hình ảnh cô Nở này mà nhà văn Nam Cao đã phác họa nên nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo.
Xem thêm: Nguyên mẫu nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo là ai?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận