LLVH: "Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ..."
Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".
ĐỀ BÀI
“Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn của thơ. Chưa nắm bắt được nó, nghĩa là chưa tới được cõi thơ thực sự”.
(trích Thơ – điệu hồn trong kiến trúc ngôn từ của Chu Văn Sơn)
Bằng những hiểu biết của mình về Thơ mới đã được học trong chương trình, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
GỢI Ý LẬP DÀN BÀI CHI TIẾT
a. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghi luận
b. Thân bài
* Giải thích nhận định
- Âm điệu: hiệu quả của một chuỗi những âm thanh, tiết tấu gây ấn tượng, cảm giác cho con người.
- Hồn của bài thơ: chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.
+ Bằng lối nói điệp (vừa khẳng định vừa phủ định), tác giả Chu Văn Sơn gợi dẫn người đọc về một thao tác cụ thể (cảm/ nắm bắt được âm điệu) trong quá trình tiếp nhận chiều sâu của tác phẩm (trữ tình).
* Bàn luận mở rộng
- Tiếp nhận văn học là quá trình hoàn tất của sự sáng tạo: vai trò của người đọc là vô cùng quan trọng.
- Người đọc thường khai thác nội dung tác phẩm trên cơ sở phân tích những cứ liệu về hình thức nghệ thuật nổi bật, hiện hữu. Với kiểu đọc này khó lòng thấy hết được cái hay, cái đẹp của tác phẩm mà người viết đã cố công thể hiện.
- Tiếp nhận là sáng tạo, người đọc có thể phát triển cảm thức chủ quan trên cơ sở cái khách quan mà tác phẩm mang đến. Vì thế phải cháy hết mình, phải đi sâu tìm kiếm, phải xem xét toàn diện; Thơ là tiếng lòng – vì thế khi phân tích thơ cần phải tìm thấy “tiếng” ở trong đó. Tiếng thơ sẽ được biểu đạt dưới hình thức âm điệu (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, ẩn mình).
* Chứng minh: có thể phân tích từ 2 đến 3 dẫn chứng (mỗi dẫn chứng tương ứng với mỗi tác phẩm/ đoạn tác phẩm trong chương trình).
* Khẳng định: Câu nói của Chu Văn Sơn là hoàn toàn đúng – đã gợi dẫn, bổ sung để hoàn thiện hơn kĩ năng đọc thơ của chúng ta.
* Bàn luận nâng cao
- Người sáng tác phải luôn xem âm điệu là một phân linh hồn của bài thơ. Hướng đến những sáng tác không chỉ đậm màu sắc, hình ảnh mà còn đậm những âm thanh, tiết tấu.
- Với người thưởng thức cần phải có góc nhìn chiều sâu trên cơ sở cảm nhận và phân tích những biểu hiện nghệ thuật độc đáo (âm điệu) để có thể thấy hết những tư tưởng, tình cảm ẩn chứa trong tác phẩm.
c. Kết bài
- Đánh giá, khái quát lại vấn đề nghị luận.
GỢI Ý BÀI VIẾT
Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do và không bị bó buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài; thay vì thế, nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tư tưởng và cảm xúc. Trong suốt cả một chặng đường dài của nền văn học nước nhà, đã có những đổi thay, những sự cách tân làm nên những dấu ấn văn học. Nhưng có lẽ, một thời đại văn học tạo nên Văn học Việt Nam đó là thời kì của phong trào thơ mới từ đầu thế kỉ XX đến 1945, đúng như ý kiến: “Với thơ Mới, thi ca Việt Nam bước vào một thời đại mới”.
Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp lăm le xâm lược nước ta, chúng biến lãnh thổ nước ta thành thuộc địa của chúng. Những năm đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam đã được một làn gió văn hóa mới tràn vào. Một dân tộc có một nền văn hóa ổn định suốt mấy nghìn năm đã bị xáo trộn bởi lối sống của con người phương Tây. Ở những nơi thành thị, con người bắt đầu mặc những bộ quần áo Tây, đội mũ Tây, đi xe Tây, ở nhà theo phong cách Tây, kể cả lời ăn tiếng nói, hành vi cư xử cũng theo phong cách Tây. Họ chạy theo lối sống mới, bắt đầu có những suy nghĩ khác mà đa phần là sự băng hoại đạo đức và nhân phẩm với lối sống của xã hội lai căng.
Ở những vùng nông thôn nghèo, người dân lao động phải chịu những áp lực, bóc lột trực tiếp và gián tiếp đến từ giai cấp thống trị nửa thực dân nửa phong kiến. Trước cảnh một xã hội hỗn loạn như vậy, các nhà văn đã sáng tác về những hiện thực cuộc sống bấy giờ. Còn các thi nhân, ai cũng mang trong mình những tâm sự, những nỗi buồn, họ muốn thoát khỏi thực tại nghiệt ngã, muốn quên đi những nỗi đau trong cảnh đất nước bị xâm lăng vì vậy những nhà thơ trong giai đoạn này hộ đã viết về những cảm xúc riêng tư của mình bằng bút pháp lãng mạn bay bổng nhất.
Làn gió văn hóa Tây học đã mang đến nhiều sự đổi mới cho nền văn học Việt Nam.
Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” đã viết: “Tình chúng ta đã đổi mới thơ chúng ta cũng vậy”. Chưa bao giờ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi (năm, sáu mươi năm) mà nền thơ ca Việt Nam lại xuất hiện nhiều gương mặt tiêu biểu và xuất sắc như thế. Họ đã cùng nhau tạo nên “phong trào Thơ Mới” khác với “thơ cũ” với những bài thơ viết theo thể loại đọc đáo, những cảm xúc suy tư, thầm kín khác nhau, nội dung, tư tưởng khác xa so với thơ cũ và lối quy phạm, ước lệ “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc mọt hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên…, và thiết tha, rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”.
Phong trào Thơ Mới đã trở thành một dấu ấn, một bước ngoặt trong lịch sử thơ ca dân tộc, với nhiều tài năng nổi trội, nhiều tác phẩm đắt giá. Nói rằng “Với Thơ Mới, thi ca Việt Nam bước vào thời đại mới” quả không sai bởi khi phong trào thơ mới nổi lên, các thi nhân mới có dịp giải bày lòng mình thể hiện tài năng, phong cách cá nhân theo một xu hướng mới mà trước đó các nhà thơ Trung đại không có được.
“Thi ca Việt Nam bước vào thời đại mới”, một thời đại với sự thay đổi sâu sắc về nội dung về tư tưởng trong mỗi thi phẩm nếu trong thơ xưa, thi nhân chỉ sáng tác về quê hương đất nước, về hoàn cảnh lịch sử với vua, với tướng, tác phẩm nào cũng phải thể hiện rõ ràng đạo nghĩ vua tôi, yêu nước, thờ vua hoặc theo lối tư tưởng cũ tức thơ tả cảnh, nếu viết về người phải là ngư, tiều, canh, mục; viết về con phải là long, ly, quy, phụng; nam nhi phải mạnh mẽ, đầu đội trời, chân đạp đất, hùng dũng, dẻo dai; còn nữ nhi thì phải công, dung, ngôn, hạnh, thủy chung son sắt. Tất cả như đặt người thi nhân vào một khuôn khổ.
Ngoài ra, thơ cũ còn theo một niêm luật của tính phi ngã, miêu tả trong thơ là miêu tả ước lệ lấy thiên nhiên là chuẩn mực cho vẻ đẹp. Nhưng đối với Thơ Mới, những tư tưởng đó đã dược phá bỏ thi nhân viết về nỗi niềm con người trước dòng chảy của thời gian và diễn biến của xã hội. Họ dành ngôn từ bay bổng để viết cho những tâm sự khó giãi bày của bản thân mình trước hoàn cảnh trái ngang của cuộc đời:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai tình ai có đậm đà?”
(“Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử)
Không phải là nỗi lòng bị gò bó theo lối “Tả cảnh ngụ tình”, nhà thơ Hàn Mạc Tử đã trực tiếp thể hiện sự băn khoăn tuyệt vọng của mình bằng một câu hỏi kết thúc bài thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ”. Đó là những trạng thái mơ hồ, hoài nghi của một con người sắp giã từ cuộc đời khi trong lòng còn nhiều vấn vương với cuộc sống. Một sự mơ ảo “Áo em trắng quá nhìn không ra”, thi nhân khiến người đọc phải băn khoăn, suy nghĩ về hình ảnh được đề cập đến trong bài thơ. Nhờ đó mà bài thơ tạo được ấn tượng trong lòng độc giả.
Thơ Mới đã phá bỏ mọi tính quy phạm, ước lệ trong thơ cũ. Đại thi hào Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp con người rằng:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Vẻ đẹp của con người được đo bằng vẻ đẹp chuẩn mực thiên nhiên. Nhưng với Xuân Diệu, thiên nhiên không còn là chuẩn mực nữa, con người mới là chuẩn mực của cái đẹp. Trong bài thơ “Vội Vàng”, ông viết:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Người đọc cảm nhận được sự tràn đầy sức sống và ngọt ngào của mùa xuân, nồng nàn, ấm áp nhưng đôi môi gần gũi nhau cảu cặp tình nhân.
Với thơ xưa mùa thu đến qua mặt nước trong, với nền trời cao trong xanh:
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non khơi bóng vàng”
(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Nhưng với phong cách “rất Tây” của mình, Xuân Diệu miêu tả mùa thu không phải mặt nước, nền trời, mà đó là:
“Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ giữa màu xanh”
(“Đây mùa thu tới” – Xuân Diệu)
“Hơn một” tức là nhiều loài hoa, nhà không chỉ rõ loài hoa nào, chỉ biết là rất nhiều hoa. Cũng không phải một màu sắc nhất định như thơ cổ mà là một màu được pha giữa hai màu đỏ và xanh. Ngoài ra với cách sử dụng từ “giữa” ta thấy được tài năng sử dụng từ của Xuân Diệu, “sắc đỏ giữa màu xanh” ý muốn nói màu đỏ đang lấn át dần, mùa thu đã đến mang theo sự tàn úa cho cảnh vật. Ấy mới thấy được tài năng và những thay đổi trong tư tưởng và nội dung của các thi nhân trong phong trào thơ mới.
Gọi là “Thơ Mới” nên không những có sự thay đổi ở nội dung mà còn thay đổi cả về hình thức nghệ thuật. Nếu như thơ xưa bị gò bó trong một lối thơ Đường luật với niêm luật khắt khe
thì lúc bấy giờ, các thi nhân Việt Nam đã sáng tạo ra những thể thơ độc đáo như ngũ ngôn, thơ bảy chữ, tám chữ, thơ tự do,…hoặc có những lối thơ viết đầy sáng tạo:
“Lá bàng Như lá vàng Rụng
Ô! Đìu hiu Cảnh chiều Đông!”
(“Mùa Đông” – Nam Trân)
Thể thơ độc đáo ấy xuất phát từ cảm xúc chênh vênh, hụt hẫng, trơ trọi, trống vắng của tác giả nên những dòng thơ có vẻ rất hẫng. Dòng cảm xúc của thi nhân được thể hiện một phần qua thể thơ, câu thơ càng dài, càng nhiều tức cảm xúc của thi nhân rất dạt dào. Như trong tác phẩm “Vội Vàng”, Xuân Diệu đã thể hiện niềm khát khao giao cảm với cuộc đời của mình qua những câu thơ dài:
“Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”
(“Vội vàng” – Xuân Diệu)
Nhịp thơ dồn dập – những ngôn từ nối tiếp nhau tạo nên cảm giác vội vàng, gấp gáp. Đó cũng chính là trạng thái của thi nhân khi nhận ra sự hữu hạn của một kiếp người trong vũ trụ bao la. Vì thế mà thi nhân muốn “riết” mây và gió, muốn “say” cánh bướm với tình yêu, muốn “thâu” trong một cái hôn nhiều… Các từ “say”, “riết”, “thâu” đều là những động từ mạnh, thể hiện sự thèm khát sự sống đến cháy bỏng, cuồng nhiệt.
Ở đây ta còn thấy được nghệ thuật sử dụng từ ngữ và hình ảnh của Xuân Diệu. Đó là những từ ngữ chỉ hành động bạo dạn và những hình ảnh thể hiện sự tươi mới, đẹp đẽ, rực rỡ nhất của cuộc sống. Thi sĩ như một con ong say sưa thưởng thức mật ngọt và hương thơm của hoa trái cho đến lúc “ chếnh choáng”, “no nê”, “đã đầy”. Điệp từ “muốn” được nhắc đi nhắc lại ba lần giúp người đọc cảm nhận được niềm mong muốn mãnh liệt của thi nhân với cuộc sống tươi đẹp.
Nếu thơ văn trung đại thường sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng, thường viết về những hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai hay trăng, hoa, tuyết, nguyệt thì trong thơ mới các thi nhân đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật mới với những hình ảnh khác lạ. Ta thường nhớ đến những vần thơ trong bài “Hai lòng” của Nguyễn Bính:
“Lòng em như quán bán hàng
Dừng chân chân khách qua đàng mà thôi
Lòng anh như mảng bè trôi
Chỉ về một bến, chỉ xuôi một chiều”
Lòng người con gái như “quán bán hàng”, là nơi nhiều người qua lại, chỉ ghé chốc lát rồi đi. Chẳng có ai là mãi mãi, là duy nhất. Còn lòng của người con trai lại được ví như “mảng bè trôi”, “Chỉ về một bến, chỉ xuôi một chiều”, trước sau như một, luôn thủy chung với tình yêu của mình. Với cách so sánh nhiều hình ảnh đó, người con trai như muốn trách móc người con gái không thủy chung, sống “hai lòng”.
Phong trào thơ mới xuất hiện khi xã hội Việt Nam đang nửa Tây, nửa ta, nhố nhăng, lộn xộn. Vì vậy, mỗi nhà thơ sẽ có một cách nhìn, cách cảm nhận riêng về cuộc sống và con người. Chính vì lẽ đó mà Cái Tôi với ý nghĩa đích thực đã xuất hiện. Người đọc không thể nào quên cái tôi cuồng nhiệt, đắm say, khát khao sự giao hòa, giao cảm với cuộc đời của Xuân Diệu. Thơ Xuân Diệu luôn mang đến cho người đọc một ngọn lửa sống mạnh mẽ, mãnh liệt:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
Khác với sự vội vã, cuồng nhiệt của Xuân Diệu, Huy Cận lại mang trong mình cái tôi u sầu “sầu vạn cổ”, “buồn thiên thu”, vần thơ nào của ông cũng u sầu:
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
Đoạn thơ không hề có một chữ buồn nhưng người đọc vẫn cảm nhận được có một nỗi buồn rất sâu, rất ghê gớm. Nỗi buồn đó bủa vây thi sĩ khiến cho Huy Cận nhìn đâu cũng thấy cảnh chia lìa, tan tác. Đọc thơ Huy Cận ta luôn có cảm giác “buồn lây”, chính điều đó đã tạo nên sự thành công cho các tác phẩm của Huy Cận nhờ cái tôi độc đáo của mình.
Rõ ràng, chúng ta không thể không thừa nhận rằng, “Với Thơ Mới, thi ca Việt Nam bước vào một thời đại mới”. Thời đại đó không những mới mà còn hoàn toàn khác so với thời đại thơ cũ do ảnh hưởng của thời đại, của hoàn cảnh xã hội và văn hóa mới du nhập từ phương Tây. Mặc dù thời đại xã hội đó đã lùi xa nhưng nó đã mang đến cho văn học Việt Nam một diện mạo mới với nhiều gương mặt mới và những tác phẩm có giá trị. Thơ mới đã thành công nhờ vào sự đổi mới về tư tưởng, nội dung sáng tác, hình thức nghệ thuật và cái tôi ở mỗi nhà thơ.
Dù phát triển từ thơ ca trung đại nhưng thơ mới đã tạo nên một dấu ấn quan trọng trong lịch sử thơ ca dân tộc. Ngày nay, chúng ta vẫn đọc say sưa và yêu quý những tác phẩm của phong trào Thơ mới. Đó chính là sự thành công lớn nhất đối với một thời đại thi ca.
Xem thêm: Cái tôi cá thể đến cái tôi bản thể trong Thơ Mới 1932 - 1945
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận