Người tốt việc hay: Cựu binh muốn bán đất mở quán cơm từ thiện để "trả nợ" ân tình

"Về lại chiến trường xưa, thấy nhiều gia đình từng nuôi dưỡng, chở che mình vẫn còn khó khăn, tôi nghĩ phải có trách nhiệm chia sẻ với họ", cựu chiến binh 67 tuổi bày tỏ.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trở lại tri ân chiến trường xưa

Một ngày đầu tháng 3/2022, chúng tôi cùng thương binh 4/4 Phùng Minh Út (67 tuổi, ngụ xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) đến xã Lâm Tân. Đây là một trong 33 xã của tỉnh Sóc Trăng vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Trở lại chiến trường xưa,  cựu binh Phùng Minh Út cùng với lãnh đạo Hội Cựu chiến binh xã Gia Hòa 2 đưa theo một chiếc xe tải nhỏ với hàng chục bao gạo ngon để tặng các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Khi thấy ông Út đến, nhiều người dân ùa chạy ra đón ông như đón người thân ruột thịt đi xa mới về, tay bắt mặt mừng.

Đến một ngôi nhà dân, ông Út giới thiệu: "Đây là bà Nguyễn Thị Tạo (81 tuổi), là một trong những người dân ở địa phương đã giúp bộ đội rất nhiều: Từ chuyện cơm nước đến dò la tin tức, nắm tình hình địch hỗ trợ bộ đội đánh đồn bốt. Không có những người như bà, chúng tôi rất khó hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chồng bà cũng là một đồng đội với chúng tôi ngày đó nhưng đã mất cách đây mấy năm".

cuu-binh-muon-ban-dat-mo-quan-com-tu-thien-de-tra-no-an-tinh
Cựu chiến binh Phùng Minh Út (trái) gặp lại một đồng đội cũ

Nói xong, ông Út bước tới bàn thờ, rút nén hương thắp cho người đồng đội vừa nhắc tới. Sau đó, ông đến thắp hương cho một đồng đội khác cũng mới qua đời cách đây hơn một năm là ông Nguyễn Văn Bảnh.

"Những ngày kháng chiến, tôi chiến đấu ở khu vực này và nhiều vùng khác của tỉnh. Hồi đó khó khăn gian khổ lắm, cuộc sống của bộ đội cũng thiếu thốn trăm bề, may nhờ có bà con, nhất là các mẹ, các chị ở đây hỗ trợ nên mình rất yên tâm chiến đấu.

Nói thật, nếu không có bà con, chưa chắc mình còn sống được đến hôm nay. Vì vậy, về lại chiến trường xưa thấy nhiều gia đình từng nuôi dưỡng, chở che mình vẫn còn khó khăn, vất vả, tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm chia sẻ với họ", cựu chiến binh 67 tuổi bày tỏ.

cuu-binh-muon-ban-dat-mo-quan-com-tu-thien-de-tra-no-an-tinh-0
Ông Út thắp nén hương cho đồng đội đã mất

Ông Út tâm sự: "Hồi còn đi bộ đội, tôi vẫn nhớ có lúc hũ gạo trong nhà sắp hết nhưng các mẹ, các chị vẫn vét hết những hạt gạo cuối cùng để nấu cơm cho bộ đội ăn. Tôi nhớ có một thời gian đóng quân ở địa bàn xã Mỹ Tú, lần đó chúng tôi tổ chức đánh đồn địch. Biết tin, có bà mẹ đã làm thịt mấy con gà cho bộ đội ăn để chuẩn bị hành quân. Mỗi lần nhớ lại, tôi lại khóc vì tấm lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ".

Chuyến đi này chỉ là một trong rất nhiều chuyến đi của cựu chiến binh Phùng Minh Út đến với đồng đội cũ, với bà con còn khó khăn. Ông Út hiện là hội viên Hội Cựu chiến binh xã Gia Hòa 2 và là người có nhiều đóng góp cho công tác an sinh xã hội khi đã vận động xây dựng hàng chục căn nhà, cầu giao thông nông thôn, gạo, quà tặng hộ nghèo, gia đình chính sách… trong nhiều năm qua.

cuu-binh-muon-ban-dat-mo-quan-com-tu-thien-de-tra-no-an-tinh-9
Ông Út tặng gạo cho người dân khó khăn

Đặc biệt, trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, ông Út là người được nhận hỗ trợ từ gói an sinh của Chính phủ. Nhưng ông từ chối để Nhà nước hỗ trợ cho những người khác khó khăn hơn. Ngoài ra, ông cũng đóng góp một tháng lương thương binh, vận động anh em đóng góp được số tiền hơn 10 triệu đồng vào Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 của địa phương.

Vươn lên thoát nghèo, làm từ thiện giúp người khó khăn

Những năm mới giải phóng, xã Gia Hòa đất đai nhiều nhưng cằn cỗi, nhiễm phèn, nhiễm mặn. Dù người dân rất cần cù nhưng vẫn không đủ ăn. Là một người lính sau chiến tranh trở về, cựu chiến binh Phùng Minh Út rất trăn trở phải làm sao để thoát nghèo. Từ đó, ông luôn mày mò, học hỏi, tìm hiểu cách làm ăn với quyết tâm phải làm giàu trên mảnh đất quê hương mình.

Nghĩ là làm. Ông Út cùng gia đình bỏ công khai phá hơn 20.000 m2 đất để trồng lúa, nuôi và ương tôm giống… Tích tiểu thành đại, với ý chí và nghị lực của một người lính, ông đã thành công. Gia đình ông đã "qua cơn lận đận", thoát khỏi cảnh nghèo khó, trở thành một trong số ít hộ có "của ăn của để" ở địa phương, bà con ai cũng nể phục.

cuu-binh-muon-ban-dat-mo-quan-com-tu-thien-de-tra-no-an-tinh-7
Ông Út trở về chiến trường xưa, tri ân những người đã hỗ trợ mình trong lúc khó khăn

Sau khi kinh tế gia đình mình đã ổn định, thấy nhiều người dân ở địa phương còn khó khăn, ông Phùng Minh Út bắt đầu tham gia công tác an sinh xã hội, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có nhiều gia đình thương binh, liệt sĩ. 

Ông nói: "Mình đã qua khó khăn, trong khi nhiều đồng đội không được may mắn, nhiều gia đình thương binh, liệt sĩ, nhiều bà con nông dân ở địa phương còn nghèo khó. Trách nhiệm của mình là phải góp phần lo được cho những hoàn cảnh đó".

Kể từ năm 2016, ông Út tự nguyện xin chính quyền cho thành lập Hội từ thiện Cựu chiến binh để cùng các thành viên trong hội đi vận động gạo, nhu yếu phẩm, tiền bạc... nhằm giúp đỡ người nghèo. Đồng thời ông tuyên truyền, vận động nhiều tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động của hội. 

Theo ông Út, Hội từ thiện Cựu chiến binh xác định làm từ thiện nên gia đình nào, người nào gặp khó khăn là giúp. Ai thiếu cái gì mình tạo điều kiện cho cái đó. Lo được cho bà con là hạnh phúc của người cựu chiến binh.

cuu-binh-muon-ban-dat-mo-quan-com-tu-thien-de-tra-no-an-tinh-6
Cựu chiến binh Phùng Minh Út cho biết sẽ cố gắng phối hợp với ban, ngành, địa phương giúp đỡ thêm nhiều người khó khăn hơn nữa trong thời gian tới

"Để việc làm nhân đạo từ thiện ngày càng lan tỏa, thời gian tới tôi sẽ cố gắng, nỗ lực tiếp tục tuyên truyền, thực hiện phong trào tương thân tương ái, phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, mở rộng và đa dạng các hoạt động để giúp được nhiều người hơn", ông Út bày tỏ.

Trong chuyến đi về xã An toàn khu Lâm Tân, cựu chiến binh Phùng Minh Út "bật mí" thêm ý định, đó là lâu nay anh em cựu chiến binh vận động quỹ hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn. Vì thế, sắp tới ông có kế hoạch sẽ bán một số đất của gia đình để mở một quán cơm từ thiện phục vụ lâu dài cho người nghèo.

Với những đóng góp trong công tác từ thiện, ông Phùng Minh Út đã được UBND tỉnh Sóc Trăng và nhiều cơ quan ban, ngành tặng bằng khen, giấy khen. Đặc biệt, năm 2019, ông Út là một trong 12 gương điển hình tiêu biểu toàn quốc trong "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" do Ban Tuyên giáo Trung ương chọn tham gia chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng" tại Hà Nội và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

(Theo Dân trí)

Xem thêm: San sẻ yêu thương: Người cựu chiến binh bán đất để làm thiện nguyện


Bài mới

Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 17 giờ trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

4 phút đẩy băng ca chạy trên đường giành giật sự sống cho nam thanh niên ở Quảng Bình

Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc các nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình chạy đua với thời gian để cứu nam thanh niên bị giật điện, ngưng tim, ngưng thở được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xúc động.

Đề xuất