Chuyện về "cụ ông thiên thần": Rong ruổi suốt 4000 đêm đi nhặt ve chai giúp học sinh nghèo

"Cụ ông thiên thần" Vương Tâm Sâm từng trải qua tuổi thơ thiếu thốn và khó khăn. Vì thế, ông muốn dành những ngày tháng rảnh rỗi của tuổi già để làm những việc có ích, giúp đỡ các bạn trẻ hiếu học.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đại đa số những người trưởng thành trong nghèo khó đều rất coi trọng cơ hội được học tập, được trau dồi kiến thức. Đặc biệt, đối với những người cùng cảnh ngộ, họ luôn dành sự quan tâm và đồng cảm sâu sắc.

Ông Vương Tâm Sâm (91 tuổi, người Trung Quốc) cũng từng trải qua một tuổi thơ nghèo khó. Ông thấu hiểu rõ về những vất vả của người nghèo và tầm quan trọng của việc học cũng như sự nghiệp giáo dục. Bởi vậy, ông luôn tâm niệm, sống được ngày nào sẽ cố gắng làm việc để thắp sáng cho những cuộc đời tăm tối...

Cu-ong-91-tuoi-va-4000-dem-di-nhat-ve-chai-giup-hoc-sinh-ngheo
Đêm nào ông Vương cũng đi nhặt ve chai, bất kể mùa đông hay mùa hè

Người dân ở thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) gọi ông là Vương là "cụ ông thiên thần". Vì dựa vào việc nhặt phế liệu giữa đêm khuya mà ông đã nuôi dưỡng và giúp 7 người con nuôi vào đại học, hoàn thành chương trình học.

Cách đây không lâu, Hàng Châu nhật báo đưa tin: Ông Vương từng là giảng viên đại học nổi tiếng, đã về hưu. Những năm tháng tuổi già, ông không sống an nhà mà mỗi đêm đều đội mưa gió đi nhặt ve chai, kiếm tiền. Trong suốt 11 năm qua, ngoại trừ 2 tuần nghỉ ngơi sau ca phẫu thuật tim, ông Vương ngày nào cũng đi khắp các con ngõ, nhặt từng chai lọ, hộp carton từ 21h và lóc cóc trở về lúc 3 - 4h sáng cùng chiếc xe ba bánh.

Cu-ong-91-tuoi-va-4000-dem-di-nhat-ve-chai-giup-hoc-sinh-ngheo-0
Mọi người gọi ông là "cụ ông thiên thần"

Ông Vương cũng nhất quyết không đi nhặt vào ban ngày, không phải vì xấu hổ mà vì ông không muốn "cạnh tranh" bát cơm với những số phận kém may mắn khác. Bởi họ cần nó hơn ông. Số phế liệu nhặt được, ông Vương thường bán được 70 - 80 nghìn đồng mỗi đêm. Mỗi tháng ông kiếm khoảng 1,5 triệu đồng.

Với nhiều người, số tiền trên thực sự không nhiều. Nhưng với ông Vương, nó là số tiền vô cùng giá trị. Cùng với tiền bán ve chai, ông trích thêm tiền lương hưu để giúp học sinh nghèo. Nhiều người từng thắc mắc rằng: Vì sao, ông Vương không an hưởng tuổi già đi, làm vậy để làm gì?

Cu-ong-91-tuoi-va-4000-dem-di-nhat-ve-chai-giup-hoc-sinh-ngheo-8
Ông Vương có một tinh thần lạc quan

Mỗi lần có người thắc mắc, "cụ ông thiên thần" cười tủm tỉm và nhẹ nhàng giải thích: "Tôi đã quá già để có thể làm những việc khác. Việc nhặt ve chai vừa giúp bảo vệ môi trường cho quốc gia, vừa giúp tôi có chút tiền để cho những cháu học sinh nghèo".

Thậm chí người nhà cũng từng khuyên ông ngừng nhặt rác. Nhưng ông Vương đã dần thuyết phục người thân và học đã thay đổi quan niệm. Những đứa trẻ nhận được sự giúp đỡ của ông luôn được dạy dỗ, khuyên bảo rằng: "Các con chỉ cần học thật chăm chỉ, đừng lo về học phí".

Cu-ong-91-tuoi-va-4000-dem-di-nhat-ve-chai-giup-hoc-sinh-ngheo-5
Không đạp được xe thì ông dắt, nhưng chưa đêm nào từ bỏ việc đi nhặt ve chai

Ít ai biết được rằng, ông Vương cũng từng trải qua tuổi thơ cơ cực. Khi mới 7 tuổi, ông Vương đã mất mẹ vì bà mắc bệnh hiểm nghèo. Ít lâu sau, cha ông cũng qua đời. Gia đình nghèo khó, nhìn các bạn được đi học, ông cũng khát khao vô cùng. 

Mãi đến năm 11 tuổi, ông Vương mới được cắp sách đến trường nhờ sự giúp đỡ của mọi người. Vậy nên, ông vô cùng trân quý cơ hội này, luôn nỗ lực trong học tập. 

Cu-ong-91-tuoi-va-4000-dem-di-nhat-ve-chai-giup-hoc-sinh-ngheo-4
Ông cảm thấy mình bỏ chút sức nhưng việc làm của mình giúp được nhiều người

Chính những trải nghiệm tuổi thơ đã khiến ông có một trái tim ấm áp, đồng cảm với những cô cậu học sinh nghèo. Ông Vương từng nói rằng: "Bởi vì tôi đã từng phải dầm mưa, tôi biết nó lạnh lẽo thế nào nên giờ đây tôi muốn mình sẽ là người cầm ô che cho người khác. Muốn giúp đỡ người khác thì phải dùng tấm lòng chân thành".

11 năm qua là 4000 đêm không ngủ để duy trì công việc nhặt rác. Tuổi cao sức yếu, đạp xe không được thì ông chuyển qua dắt bộ, cố hết sức nhặt thật nhiều phế liệu để có thể chắp cánh ước mơ cho thế hệ tương lai.

Cu-ong-91-tuoi-va-4000-dem-di-nhat-ve-chai-giup-hoc-sinh-ngheo-2
Hơn 4.000 đêm không ngủ nhưng ông vui vì điều ấy

Trong hành trình đầy nhân văn ấy, ông Vương không hề cô đơn. Chính việc làm của ông đã cảm động trái tim nhiều người. Có những người chủ quán ăn, nhà hàng luôn sẵn sàng sắp xếp thùng carton, chai lọ để ông tiện đến lấy... Những người hàng xóm luôn để lại lon nước giải khát rồi gửi cho ông, có khi hào phóng quyên góp cả tiền mặt...

Cu-ong-91-tuoi-va-4000-dem-di-nhat-ve-chai-giup-hoc-sinh-ngheo-2
Những học sinh được ông giúp đỡ cũng lan toả các giá trị tốt đẹp cho cộng đồn

Và một điều đáng mừng hơn cả là giá trị nhân văn từ việc làm của ông đã được lan tỏa khắp nơi. Những cô cậu học sinh nghèo được chắp cánh ước mơ để bay xa.

Ở tuổi 91, ông Vương Tâm Sâm vẫn không ngừng nỗ lực mỗi ngày để viết tiếp câu chuyện của cuộc đời mình bằng những điều tốt đẹp và việc làm ý nghĩa giúp cho cộng đồng.

Xem thêm: Vợ chồng già mở lớp học tình thương suốt 30 năm, học phí chỉ 15.000 đồng/tháng cho trò nghèo                        

Đọc thêm

Vừa qua, Quỹ Hỗ trợ Phát triển Thanh niên (FYE) đã có chuyến đi thiện nguyện khám chữa bệnh cho bà con vùng cao Hà Giang thành công tốt đẹp.

“Hành trình yêu thương” đến với Quản Bạ - Hà Giang
0 Bình luận

Thương nhiều đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn tình yêu thương, người đàn ông nhân hậu đã cưu mang gần 300 bạn nhỏ, tạo nên đại gia đình để các em được yêu thương, chăm sóc, cùng nhau trưởng thành.

Chuyện về 'người bố' cưu mang gần 300 mảnh đời bất hạnh, không nơi nương tựa
0 Bình luận

Ngay khi bước sang tuổi 18, nữ sinh Đà Nẵng Nguyễn Thị Trúc Ly đã có quyết định hiếm ai có: Hiến máu mừng dịp sinh nhật chính mình.

Đón sinh nhật tuổi 18 kiểu 'xưa nay hiếm' của nữ sinh Đà Nẵng: Tham gia hiến máu nhân đạo
0 Bình luận


Bài mới

Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 17 giờ trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 22 giờ trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

4 phút đẩy băng ca chạy trên đường giành giật sự sống cho nam thanh niên ở Quảng Bình

Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc các nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình chạy đua với thời gian để cứu nam thanh niên bị giật điện, ngưng tim, ngưng thở được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xúc động.

Chủ tiệm hải sản hào phóng tặng 2 con tôm hùm cho chú shipper

Nghe chú shipper lớn tuổi nói “Mấy chục năm chưa bao giờ thấy con tôm hùm, biết khi nào mới được ăn”, chủ tiệm hải sản liền hào phóng tặng chú 2 con tôm hùm mang về.

Giáo sư người Đức được trao giải “Cống hiến cho Đà Nẵng”

Giáo sư người Đức - Erich Johann Lejeune, người sáng lập Tổ chức "Trái tim vì trái tim" mang lại hy vọng sống cho hàng nghìn trẻ em, được tặng giải thưởng "Cống hiến cho Đà Nẵng".

Người phụ nữ Đồng Tháp lao mình vào biển lửa cứu bé trai 2 tuổi và nuôi như con ruột suốt 18 năm qua

Lao vào đám cháy cứu cháu bé 2 tuổi, chị Lê Thị Phương Thảo (SN 1982) bị bỏng 78%, gương mặt biến dạng. Dù đau đớn là vậy, nhưng người phụ nữ ấy vẫn gồng gánh, cưu mang cháu bé, xem như con ruột suốt 18 năm qua.

Đề xuất