"Cô đào Lệ" tàn tật và chuyện đèo bòng 2 đứa đứa nhỏ không cùng huyết thống: Nhặt con, nhặt cả cuộc đời

"Cô đào Lệ" tàn tật, nay đây mai đó, cuộc sống khó khăn, ăn còn chẳng đủ. Ấy thế mà lại quyết tâm đem 2 đứa nhỏ chẳng phải máu mủ ruột già về nuôi nấng, chăm bẵm như con đẻ.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cuộc đời buồn y như cái tên

Chị Ngô Thị Lệ (40 tuổi, trú tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được mọi người gọi là "cô đào Lệ". Trong nhà người phụ nữ này lúc nào cũng rộn rã tiếng cười đùa của trẻ thơ.

Theo Dân trí, khi phóng viên vừa đến nhà, một đứa trẻ với khuôn mặt kháu khỉnh bước ra hỏi: "Chú tìm mẹ Lệ con à?". Phóng viên chưa kịp phản ứng thì cháu đã kêu to: "Mẹ Lệ ơi, có người tìm mua trứng kìa...!".

Có vẻ như cái nghề bán trứng đã nuôi sống cả gia đình "cô đào Lệ". Vì thế mà đến bây giờ khi ai đến nhà tìm thì bọn trẻ cũng đều nghĩ ngay là đến mua trứng. 

Co-dao-Le-tan-tat-va-chuyen-2-lan-nhat-con-ve-nuoi
Chân dung người phụ nữ nhặt 2 đứa trẻ thơ về nuôi (Ảnh: Dân trí)

Khi trò chuyện với chị Lệ, phóng viên mới ngỡ ngàng biết được, cháu bé vừa kêu chị là "mẹ Lệ" lại chẳng có chung huyết thống, máu mủ ruột già.

"Với tôi thì chúng đều là con cả, còn chúng ở với tôi từ nhỏ đến bây giờ nên cũng gọi luôn là mẹ. Tên khai sinh thì cũng là họ Ngô của tôi mà", chị Lệ nói.

Nhìn 3 đứa trẻ nô đùa ngoài sân, chị Lệ bỗng nghĩ về cuộc đời mình. Chị kể với phóng viên báo Dân trí rằng: Năm 3 tuổi, chị bị sốt bại liệt khiến đôi chân teo cơ, hai bàn tay co quắp và nằm một chỗ. Đến khi lớn lên, hàng ngày cha và các anh phải thay phiên cõng đến trường.

"Lúc đó, tôi chỉ ngồi một mình trong lớp, việc sinh hoạt đều được bạn bè, thầy cô giúp đỡ. Đi học nhìn bạn bè chạy nhảy, vui chơi... Lúc đó, tôi chỉ ước một phép màu là đôi chân có thể đi lại", chị Lệ nhớ lại.

Co-dao-Le-tan-tat-va-chuyen-2-lan-nhat-con-ve-nuoi-7
Chị Lệ hành nghề bán trứng để kiếm tiền nuôi 3 con (Ảnh: Dân trí)

Đến năm chị lệ 22 tuổi, gia đình gom hết tài sản đưa chị đến trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng kiểm tra. Chị lệ được thực hiện 2 ca phẫu thuật và sau đó phép màu đã xảy ra. Chân và tay của chị vận động được nhưng do sức khỏe yếu nên vẫn phải dùng nạng gỗ để chập chững đi. Sau nhiều năm kiên trì luyện tập, cuối cùng chị cũng có thể tự bước đi được.

Đến năm 27 tuổi, "cô đào Lệ" được nhận vào làm tại Trung tâm dạy nghề nhân đạo và tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam ở Hà Nội. Tại đây, các giáo viên phát hiện ra chị có giọng hát hay, truyền cảm nên chị đã được trực tiếp theo đoàn từ thiện của Trung tâm đi từ Bắc vào Nam, biểu diễn văn nghệ từ thiện, gây quỹ, kêu gọi giúp đỡ cho trẻ em khuyết tật.

"Trời cho mình không lành lặn rồi, ngoài kia cũng có nhiều người như tôi lắm nên tôi cũng muốn mang tiếng hát của mình để xoa dịu đi một phần nỗi đau đó", chị Lệ chia sẻ.

Nhặt con, nhặt cả cuộc đời

Những tưởng cuộc đời của "cô đào Lệ" sẽ trôi qua trong sự cô đơn. Nhưng bất ngờ thay, trong một ngày cách đây 9 năm, chị theo đoàn đến Bắc Giang biểu diễn. Tại đây, chị tình cờ gặp một bé gái ở cùng dãy trọ của mình. Cô bé là sinh viên nhưng không may có thai ngoài ý muốn, bị người yêu ruồng bỏ. Sợ gia đình biết chuyện nên sinh ra trầm cảm. Thấy vậy, chị Lệ luôn ở bên an ủi.

 "Tôi còn nhớ như in lời cô bé đó nói, chắc đẻ con xong sẽ bỏ lại bệnh viện cho người ta nhận nuôi, chứ không đủ điều kiện nuôi cháu. Tôi thương quá nên động viên, nói sinh ra không nuôi được thì cho tôi nhận nuôi đứa bé, đừng bỏ tội nghiệp", chị Lệ nhớ lại.

Co-dao-Le-tan-tat-va-chuyen-2-lan-nhat-con-ve-nuoi-6
Dù cuộc sống khó khăn nhưng gia đình chị luôn ngập tràn tiếng cười (Ảnh: Dân trí)

Khoảng mấy tháng sau, cô sinh viên này sinh ra một bé gái rồi bỏ đi biệt tích. Chị Lệ cũng giữ đúng lời hứa, đem cháu về nuôi, đặt tên là Hoài Thương. "Nói thật, lúc đó tôi nghĩ mình tật nguyền, cũng chẳng có ai ưng mà sinh con. Thấy bé Hoài Thương, tôi rất thương và cũng mong muốn có một đứa con để an ủi", chị Lệ bộc bạch.

Những tháng đầu "có con", chị Lệ phải xin tạm nghỉ biểu diễn, ở phòng trọ lo cho cháu. Chị dành hết những đồng lương ít ỏi để mua sữa, tã bỉm cho Hoài Thương. Mấy tháng sau, con gái cứng cáp, chị ẵm con theo trong những đợt biểu diễn ở các tỉnh.

"Cũng nhờ các anh chị trong đoàn phụ giúp lo cho con, chứ tôi đi không vững nên xoay sở cực lắm. Những anh chị trong đoàn ai cũng mến Hoài Thương cả", chị Lệ nói.

Co-dao-Le-tan-tat-va-chuyen-2-lan-nhat-con-ve-nuoi-1
Bé Hoài Thương là đứa con đầu tiên chị Lệ nhặt về nuôi (Ảnh: Dân trí)

Ổn định một thời gian, cứ nghĩ trời chỉ cho chị "làm mẹ" của mỗi Hoài Thương, nhưng ai ngờ chị Lệ lại một lần nữa "nhặt" được đứa con thứ 2.

Nhìn vào bé trai với làn da đen sạm, chị Lệ kể: Lúc đó khoảng 3h sáng một ngày năm 2014. Khi đó đoàn lưu diễn đến Đà Nẵng. Khi xe chạy đến gần cầu Tiên Sơn thì bất ngờ chị thấy bên đường có một bọc nilon và tiếng khóc trẻ nhỏ. 

"Trời lúc đó còn tối lắm, lạnh nữa, sương mù phủ dày đặc. Tiếng khóc đứa bé mỗi lúc một lớn, khiến tôi vừa sợ vừa tò mò vì không biết có gì trong chiếc bao đó. Lưỡng lự một hồi lâu, tôi bước tới mở bọc ra thì thấy một bé trai còn đỏ hỏn", chị Lệ nhớ lại.

Chị Lệ vội vã ôm em bé vào bệnh viện thăm khám. Đồng thời nhờ thông báo cho người thân đến nhận. Cho đến khi xuất viện chị vẫn không thấy có ai nên lại một lần nữa ôm cậu bé về nuôi, đặt tên là Tiến Vũ.

Co-dao-Le-tan-tat-va-chuyen-2-lan-nhat-con-ve-nuoi-4
Tiến Vũ là cậu con thứ 2 được chị Lệ đưa về nuôi

Thế là từ một "cô đào" tàn tật, nay đây mai đó, ăn còn chưa đủ no mà chị Lệ dám đèo bòng thêm 2 đứa nhỏ chẳng phải máu mủ ruột rà của mình. Nhiều người thấy vậy cũng khuyên chị đem cho người khác để họ có điều kiện chăm sóc các con tốt hơn.

"Có người xin về nuôi, nói sẽ hỗ trợ một khoản tiền lớn nhưng tôi nhất quyết không. Thực sự tôi đã coi 2 đứa là máu mủ của mình, cho đi đứt ruột lắm", chị Lệ tâm sự.

Cũng trong thời gian nuôi hai con thơ và đi biểu diễn, chị Lễ trót phải lòng người đàn ông lái xe trong đoàn. Sau thời gian tìm hiểu, hai người quyết định tiến đến hôn nhân. 

Thế nhưng gia đình bạn trai thấy chị tật nguyền lại có 2 con nhỏ nên không đồng ý. Nghiệt ngã nhất là lúc đó chị Lệ đang mang trong mình giọt máu của người đàn ông này. 

Khi hạnh phúc bị ngăn cấm, năm 2019, chị Lệ gói ghém đồ đạc cùng 2 con thơ lên đường về quê. Sau đó lại một mình vượt cạn, đón cô con gái máu mủ ruột già của mình. Chị đặt tên con là Bảo Ngọc.

Co-dao-Le-tan-tat-va-chuyen-2-lan-nhat-con-ve-nuoi-
Bé Bảo Ngọc là con gái ruột của chị Lệ (Ảnh: Dân trí)

"Con người dưng mình còn nhặt về nuôi được, không lẽ con ruột của mình lại nỡ lòng bỏ đi. Trời đã cho tôi thiên chức làm mẹ, nên tôi phải có trách nhiệm chăm lo cho chúng nên người", chị Lệ tâm sự.

Đưa các con về quê, chị Lệ lặn lội gõ cửa các cơ quan chức năng để xin giấy tờ, cho các con đi học như những đứa trẻ bình thường khác. Biết mẹ vất vả nuôi mình nên nhiều năm qua Hoài Thương và Tiến Vũ luôn cố gắng học tập để có thành tích tốt và cũng để mẹ Lệ được vui lòng.

"Con thương mẹ nhiều lắm, con không đi ở với ai đâu, chỉ ở với mẹ Lệ thôi. Con ước mơ sau này sẽ trở thành bác sĩ để có thể chữa lành đôi chân cho mẹ", bé Hoài Thương (9 tuổi) nói.

Co-dao-Le-tan-tat-va-chuyen-2-lan-nhat-con-ve-nuoi-5
(Ảnh: Dân trí)

Vào đầu năm 2020, dịch bệnh bùng phát, đoàn biểu diễn tạm dừng hoạt động. Chị Lệ về quê ở hẳn. Hai năm nay, hàng ngày chị đi chợ bán rau, tối đến lái xe 3 bánh bán hàng rong, kiếm tiền bằng giọng hát để nuôi các con.

Hoàn cảnh của chị Lệ quả thật rất khó khăn, Không chỉ một mình nuôi 3 đứa con thơ mà bố chị cũng vừa bị bệnh nặng. Tiểu thương bán hàng cùng ai cũng xót xa. Người nào có điều kiện hơn thì cũng cố gắng giúp đỡ, động viên để chị Lệ vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục nuôi dạy các con thành người.

(Theo Hoài Sơn/Dân trí)

Xem thêm: Nguyễn Thị Minh Tâm: Cô giáo khuyết tật nuôi tóc dài, vận động hiến tóc tặng bệnh nhân ung thư

Đọc thêm

Cái nhà quàn cũ nát trong nghĩa trang lớn nhất TP Hồ Chí Minh là nơi che mưa chắn nắng cho bà Trần Thị Nghĩa. 42 năm qua, bà Nghĩa nhận người đã mất làm cha mẹ, con nuôi và tình nguyện chăm sóc, bảo quản các phần mộ luôn sạch đẹp.

Chuyện người phụ 42 năm sống tạm trong nhà quàn cũ nát, nhận người đã khuất làm cha mẹ, con nuôi
0 Bình luận

Trong buổi livestream tưởng nhớ Phi Nhung do Trung tâm Thúy Nga Paris By Night sản xuất, sư cô Thích Nữ Minh Viên đã hé lộ nhiều việc làm gây xúc động của cố ca sĩ trước khi qua đời.

Phi Nhung lúc sinh thời: Mở sổ tiết kiệm cho 15 con nuôi, gửi gắm Hồ Văn Cường cho hiệu trưởng ĐH Hoa Sen
0 Bình luận

Hơn 4 năm qua, nữ sinh Nguyễn Thị Thúy Duy (24 tuổi, Vĩnh Long) miệt mài tham gia thiện nguyện giúp đỡ người nghèo như một cách giúp đời.

Nữ sinh nghèo vượt khó làm thiện nguyện, muốn góp tấm lòng để giúp đỡ mọi người
0 Bình luận


Bài mới

Nhóm bạn trẻ “Phủ xanh biên giới biển” với hoạt động trồng cây tại Mũi Né

Chiến dịch “Phủ xanh biên giới biển” được Cộng đồng Xanh Việt Nam tổ chức với mục đích góp phần cải thiện cảnh quan và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 20 giờ trước
60 năm giữ cờ Tổ quốc mãi tung bay ở Hiền Lương 

Năm xưa, ông Nguyễn Đức Lãng chính là người được nhận trọng trách may cờ Tổ quốc tại cầu Hiền Lương, nơi giới tuyết chia cắt 2 miền Nam - Bắc. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Đề xuất