Chuyện về tủ gạo từ thiện của các bác sĩ trẻ ở TP.HCM: Tủ gạo tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn
Bên trong Bệnh viện đa khoa Sài Gòn có một chiếc tủ đặc biệt, không chứa vật tư y tế mà đựng đầy thực phẩm như gạo, muối, nước mắm... để giúp người khó khăn.

Xây dựng tủ gạo 0 đồng
Chiếc tủ nhỏ được đặt phía trong bệnh viện (BV), nằm giữa Khoa Y học cổ truyền và Phòng công tác xã hội, thuộc BV đa khoa Sài Gòn (Q.1, TP.HCM), bên trong đựng nhiều loại thực phẩm gồm: gạo, nước tương, nước mắm, bột ngọt… để giúp những người khó khăn khi đến điều trị tại BV. Người sáng lập chiếc tủ này không ai khác chính là bác sĩ trẻ Lê Công Thành (32 tuổi), Khoa Y học cổ truyền BV đa khoa Sài Gòn.
Bác sĩ Thành cho biết, cơ duyên đưa anh đến những việc làm thiện nguyện là từ sau khi tốt nghiệp trường y, bước vào BV làm việc cách đây hơn 10 năm. Khi đó, anh thường xuyên được các bậc tiền bối hướng dẫn, cho tham gia những hoạt động thiện nguyện cả trong và ngoài BV.
Khi vào BV đa khoa Sài Gòn làm việc, anh nhận thấy có rất nhiều bệnh nhân khó khăn, không có tiền khám bệnh, thậm chí có người thiếu thốn đến mức không có cơm để ăn. Chứng kiến các hoàn cảnh như vậy, bác sĩ Thành thấy cảm thương, luôn đau đáu phải có hành động gì đó để giúp đỡ.

Thế là vào tháng 8/2023, bác sĩ trẻ này bắt đầu lên kế hoạch đặt chiếc tủ nhỏ nằm trong BV. Anh liên hệ nhiều nơi, tìm và xin được một chiếc tủ từ người quen. Tiếp đến anh tự bỏ tiền túi mua gạo để đổ vào những ngăn kệ. Để chiếc tủ được lấp đầy hơn, anh kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp, hễ ai dư những vật phẩm nào thì đóng góp thêm vào. Ban đầu, bên trong chiếc tủ này rất ít thực phẩm, nhưng càng về sau thực phẩm càng nhiều hơn.
Chiếc tủ tuy nhỏ nhưng những phần quà mang ý nghĩa rất lớn từ tấm lòng của nhiều người gửi đến bệnh nhân khó khăn. Trong đó, các thực phẩm như gạo, nước tương, nước mắm, bột ngọt, dầu ăn… đủ để đáp ứng nhu cầu bệnh nhân khó khăn trong khoảng thời gian nhất định. Chưa kể, với những bệnh nhân lớn tuổi đang điều trị, tủ gạo an sinh còn có thêm sữa giúp tăng cường sức khỏe.
Mong muốn có thêm nhiều hoạt động thiện nguyện
Bác sĩ Thành chia sẻ anh rất trân quý tấm lòng của những người bạn luôn đồng hành với bệnh nhân nghèo. "Mỗi tháng có người cho vào tủ cả trăm ký gạo, hoặc có người cho chục chai nước tương, nước mắm", bác sĩ Thành nói và cho biết dù nhiều hay ít cũng là tấm lòng chung tay của nhiều người.
Đến nay, đã gần 1 năm qua mỗi tháng bình quân có 20 - 30 bệnh nhân nhận hỗ trợ từ tủ gạo.

Bác sĩ Thành kể anh nhớ nhất trường hợp một cụ ông bị tai biến, mỗi ngày tự đẩy xe lăn đến điều trị. Cụ có cuộc sống rất khó khăn, nhưng lại ái ngại, không dám mở lời xin quà cho mình. Thấy vậy, bác sĩ Thành đến tìm hiểu hoàn cảnh và trao tặng thực phẩm cho cụ. "Khi nhận quà, cụ nói chỉ xin một phần rồi thôi, vì còn để dành cho nhiều người khác nữa. Tôi thấy cụ khó khăn nhưng vẫn nghĩ cho người khác thật quý giá lắm", bác sĩ Thành xúc động bày tỏ và cho biết sau đó mỗi tháng anh đều gửi biếu cụ một phần quà.
Làm ở Khoa Y học cổ truyền, bác sĩ Thành hiểu rất rõ nỗi khổ của những người lớn tuổi bị bệnh về cơ, xương, khớp. Do đó, bác sĩ trẻ này còn dành thêm cho những bệnh nhân nghèo những phần thuốc xoa bóp, tránh nhức mỏi. Ngoài ra, hằng tháng anh tổ chức các chương trình khám chữa bệnh cho bà con nghèo ở các tỉnh. Trong tương lai, bác sĩ Thành mong muốn mở rộng hơn những hoạt động 0 đồng khác ở BV như tủ quần áo, cắt tóc cho những bệnh nhân khó khăn…
(Theo Thanh Niên)
Xem thêm: Chân dung người phụ nữ miền Tây chắt chiu từng đồng để cưu mang hơn 170 con chó
Đọc thêm
Thương hiệu bán lẻ thời trang Uniqlo vừa tổ chức lắp đặt hệ thống máy lọc nước cho 11 trường học tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh.
Vừa qua, Viettel Kon Tum đã phối hợp cùng với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum tổ chức buổi lễ trao tặng 100 căn nhà đại đoàn kết cho bà con hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.
Vượt qua sự tự ti, mặc cảm về bản thân, người phụ nữ khuyết tật – Đinh Thị Quỳnh Nga (1977, Hà Nội) đã thắp sáng hy vọng cho hàng trăm người đồng cảnh ngộ.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.