Chuyện về thầy giáo trẻ có hơn một thập kỷ "gieo" thiện nguyện, giúp đỡ những mảnh đời khốn khó
"Điều tôi tâm niệm khi làm thiện nguyện là "Sống là phải cho đi". Đây cũng là cách để tôi giáo dục con cái của mình. Tôi tin, điều gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim", thầy Đạt chia sẻ.

21 năm đứng lớp, hơn 10 năm song hành với thiện nguyện
Về xã Phú Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) hỏi thăm về thầy giáo Nguyễn Huy Đạt (thôn Đình Hồ, xã Kim Song Trường) thì chẳng ai là không biết. Các bậc phụ huỵn nhắc đến thầy với sự tự hào đây là một thầy giáo có tâm với nghề với học sinh; người nghèo nhắc đến thầy là một người giáo viên đầy lòng nhân ái. Bởi hơn 10 năm qua, thầy Đạt luôn năng nổ trong các hoạt động thiện nguyện, vận động kinh phí giúp đỡ những mảnh đời khốn khó.
Được biết, thầy Đạt sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu truyền thống hiếu học. Thầy Đạt cũng không ngừng phấn đấu theo đuổi đam mê và trở thành thầy giáo, gieo chữ cho các thế hệ học trò. Trong cuộc sống, thầy chứng kiến nhiều cảnh đời khó khăn, từ đó luôn ấp ủ kế hoạch giúp đỡ được nhiều người hơn. Thầy bỏ tâm sức đi vận động các cá nhân, tổ chức, bạn bè cùng chung tay giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn.

Một ngày của thầy Đạt không kết thúc trên bục giảng mà kết thúc trên những nẻo đường tìm đến các mảnh đời khó khăn. Tính đến nay, thầy Đạt đã có 21 năm trên chặng đường gieo chữ, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và hơn chục năm song hành với các hoạt động thiện nguyện, hoạt động xã hội.
Sau lần đứng ra kêu gọi xin được các phần quà cho những em học sinh nghèo vào năm 2016, nhìn niềm vui của các em khi nhận quà học sinh là nguồn động lực giúp thầy giáo trẻ càng nhiệt huyết hơn trong công tác thiện nguyện. Cũng từ đó, thầy Đạt nảy sinh ý tưởng làm sao có thể giúp đỡ, san sẻ cho người nghèo, người già, trẻ mồ côi...
"Trước đây tôi thường đi công tác trên những vùng miền núi, thấy nhiều người có hoàn cảnh rất khó khăn, cái ăn, cái mặc còn thiếu nghiêm trọng. Từ đó trong tâm tôi luôn ấp ủ nguyện vọng sẽ dùng sức nhỏ bé của mình để kêu gọi các mạnh thường quân chia sẻ giúp những hoàn cảnh này vơi bớt khó khăn", thầy Đạt chia sẻ.

Ban đầu việc làm thiện nguyện còn gặp nhiều khó khăn vì chưa quen nhiều nên kêu gọi không được nhiều. Nhưng sau hơn 1 năm, khi việc làm của thầy được biều người biết đến, mỗi bài đăng kêu gọi trên facebook được nhiều bạn đọc, nhà hảo tâm hơn. Cũng từ đó, nhiều mảnh đời khốn khó được giúp đỡ hơn.
Với tấm lòng nhân ái và uy tín của mình, trong mấy năm qua, thầy Đạt đã kêu gọi và nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm. Cứ vào đầu năm học hay dịp lễ Tết, thầy lại kêu gọi mọi người hỗ trợ các em học sinh nghèo có sách vở, quần áo.

Cho đến nay, thầy Đạt cũng không nhớ mình đã có bao nhiêu lần làm thiện nguyện. Nhưng có 1 kỷ niệm mà thầy không bao giờ quên: "Cách đây gần 1 năm, tôi có nhận được thông tin ông Nguyễn Văn Trung (ở thôn Đông Thịnh, xã Phú Lộc, Can Lộc) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ông Trung bị cắt bàng quang nên phải đeo túi suốt. Dù mang trong mình bệnh tật nhưng ông vẫn lặn lội nuôi mẹ già hơn 80 tuổi và người em gái bị thần kinh từ nhỏ. Khi tôi đến trao quà của các nhà hảo tâm hỗ trợ, ông Trung ôm chầm lấy tôi khóc và nói "dù khó khăn đến mấy tôi cũng phải dành số tiền này để mua chiếc quan tài trước cho mẹ". Những giọt nước mắt giàn giụa cùng câu nói của ông khiến tôi không thể nào quên".
"Sống là phải cho đi"
Mặc dù công tác chuyên môn ở trường khá bận rộn nhưng thầy luôn tranh thủ thời gian để tìm hiểu, kết nối nguồn vận động cho người nghèo, người có bệnh. Nhẩm tính, hơn 10 năm qua, thầy cùng với những người bạn đồng hành đã vận động, hỗ trợ cho hàng trăm trường hợp từ vài triệu đến vài chục triệu đồng mỗi một hoàn cảnh khó khăn.
Không chỉ tiếp sức cho bệnh nhân lúc khó khăn, hơn 10 năm qua, đôi chân của thầy Đạt đã in trên mọi nẻo đường, từ các địa phương ở Hà Tĩnh đến những vùng núi xa xôi để lựa chọn những địa chỉ khó khăn nhất, động viên họ vươn lên trong cuộc sống.

Dù giá trị vật chất từ sự giúp đỡ của cá nhân thầy hoặc các nhà hảo tâm do thầy vận động tuy không nhiều, đôi khi chỉ là vài ký gạo, thùng mì... nhưng thầy cảm thấy vui vì đã giúp được người khác trong lúc họ khốn khó nhất.
Mặc dù có lúc lúc công việc áp lực, mệt mỏi, thầy đạt có lần định từ bỏ các hoạt động dang dở nhưng gia đình, bạn bè và những người yêu mến lại động viên, an ủi thầy tiếp tục hành trình "lá lành đùm lá rách".
Thầy Đạt chia sẻ, hoạt động tình nguyện và từ thiện không thể thực hiện một mình mà nó cần sự chung tay, góp sức của nhiều người. Vậy nên, thầy giáo trẻ mong rằng sẽ có thêm thật nhiều tấm lòng hảo tâm trong xã hội để góp phần làm cuộc sống này đẹp hơn.

Với chỗ dựa tinh thần vững chắc là gia đình, chắc chắn trong thời gian tới, các hoạt động thiện nguyện của thầy Đạt sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hỗ giúp đỡ từ các nhà hảo tâm và nhân rộng ra cộng đồng để nhiều người khó khăn được giúp đỡ.
Xem thêm: Chuyện về người đàn ông có tâm sáng như sao trời, từng cắm cả ô tô để lấy tiền làm thiện nguyện
Đọc thêm
Hơn 20 năm qua, nữ hộ sinh Hoàng Thị Nam (Yên Bái) không chỉ hết mình chăm sóc sức khỏe bà con, mà còn là một người năng nổ làm thiện nguyện.
Trung úy Dương Hải Anh - Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh trẻ nhất trong cả nước chính là chủ nhiệm dự án "Nuôi em Mộc Châu". Trung úy 26 tuổi luôn khát khao được cho đi, được cống hiến vì cộng đồng. Bởi theo anh, cho đi chính là hạnh phúc.
Hơn 4 năm qua, nữ sinh Nguyễn Thị Thúy Duy (24 tuổi, Vĩnh Long) miệt mài tham gia thiện nguyện giúp đỡ người nghèo như một cách giúp đời.
Bài mới

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.