Chuyện ở xưởng may nhỏ: Suốt 18 năm giúp đỡ biết bao phận đời
Rất nhiều chị em làm việc trong xưởng may của chị Hà đã hoàn toàn chủ động được về mặt thời gian sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình. Đặc biệt, nhờ làm việc ở đây mà có thêm nguồn thu nhập ổn định.

Xưởng may của chị Võ Thị Bé (tên thường gọi là Hà) ở hẻm 139, đường số 9, khu phố 6, phường Linh Tây, có diện tích chưa đầy 30m2, nhưng có tới hơn chục máy may và máy vắt sổ.
Thời còn trẻ, chị Hà cũng từng trải qua nhiều nghề và đã trụ lại với nghề may tại một công ty. Nhưng sau khi sinh con, chị phải nghỉ làm công nhân và nhận hàng may gia công tại nhà. Nhờ uy tín và chất lượng trong công việc nên lượng hàng chị được giao ngày càng tăng.
Thế là chị phải mở xưởng, tuyển thêm nhân công về làm để kịp giao hàng cho khách. Đặc biệt, nhân công của chị Hà không ở đâu xa mà chính là những chị em có hoàn cảnh ở ngay trong xóm và chị Hà xem họ như những người thân trong gia đình.
“Chị em làm đều có hoàn cảnh đáng thương, người thì chồng bị bại liệt, người thì cha mẹ lớn tuổi, ốm đau… Nhìn người ta khổ, mình cũng cố gắng tạo điều kiện việc làm cho họ. Không cần phải làm từ thiện ở đâu xa…” - chị Hà cười.

Làm việc tại xưởng may của chị Hà, chị em được hoàn toàn chủ động sắp xếp về thời gian sao cho phù hợp với mình. Chị Phan Thị Chiến (49 tuổi) hằng ngày phải chở chồng đi châm cứu và chăm sóc chồng, nên chỉ tranh thủ lúc chồng ngủ mới sang xưởng may. Ngoài ra, chị cũng có thể mang hàng về nhà để làm vào buổi tối.
Trong căn phòng trọ, cô Nguyễn Thị Thanh Thúy (60 tuổi) cũng đang cặm cụi cắt chỉ số hàng mới nhận về. “Cô làm cho Hà cũng lâu rồi. Biết cô già cả, mắt kém nên Hà không bao giờ hối thúc cô cả. Lúc rảnh rỗi là cô tranh thủ làm. Tháng cũng được vài triệu đồng”.
Chị Hà cho biết, đối với may gia công thì chị tính lương theo tiếng, ai làm nhiều thu nhập cũng hơn 7 triệu đồng mỗi tháng. Còn với công việc cắt chỉ thì trả công theo sản phẩm. Biết mọi người eo hẹp về thời gian, nên chị cũng không hối thúc. Làm được bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu. Đôi khi chị còn bồi dưỡng thêm để mọi người có thêm động lực. Đến với chị Hà, chị em khó khăn còn được dạy nghề miễn phí.
Thấm thoát mà xưởng may của chị Hà đã ra đời và tồn tại được 18 năm, giải quyết việc làm cho biết bao hoàn cảnh.
(Phunuonline)
Xem thêm: "Chàng gạo" miệt mài đi làm thêm, kiếm tiền mua gạo tặng người nghèo
Đọc thêm
Từ bỏ công việc ổn định, với ước mơ gây quỹ cho học trò nghèo, ông bố đơn thân Đào Đức Dương (Cần Thơ) bắt đầu hành trình xuyên Việt.
Đó là bà Nguyễn Ngọc Nữ (68 tuổi, ngụ ấp Phú Thọ, xã Đông Phú, huyện Châu Thành, Hậu Giang), suốt 38 năm qua miệt mài khám chữa bệnh và hốt thuốc miễn phí cho mọi người.
Không kể nắng mưa, bếp ăn của sư thầy Thích Pháp Minh và các nhà hảo tâm luôn đỏ lửa. Các suất cơm 0 đồng được trao tận tay cho người khuyết tật, người già, người lao động nghèo.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.