"Cha đẻ" của máy karaoke đã giúp thế giới thỏa mãn đam mê ca hát nhờ những cô gái đẹp

Thời điểm vừa phát minh ra máy hát karaoke "cha đẻ" của nó nghĩ rằng, thuê những cô gái xinh đẹp đến tiếp thị là cách tốt nhất. Và bất ngờ đã xảy ra sau 1 đêm.

Đỗ Thu Nga
14:44 06/03/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Cha đẻ" của máy karaoke là một "gã đánh trống mù nhạc lý"

Karaoke là một loại hình kinh doanh giải trí phổ biến khắp hành tinh. Nó mang đến cho người hát những giờ phút giải lao, nó gắn kết bạn bè, đồng nghiệp... Thế nhưng, ít ai biết được "cha đẻ" của nó lại là một ông cụ người Nhật Bản mù nhạc lý.

Ông Daisuke Inoue chính là "cha đẻ" của máy hát karaoke. Giờ đây ông đã 80 tuổi và đang sống ở phía Tây Nhật Bản. Cách đây khoảng 8 tháng ông đã có buổi trò chuyện với SCMP như một dịp để nhìn lại ý tưởng từng tưởng như đơn giản của ông trong quá khứ nhưng đã tạo ra một cuộc cách mạng đối với văn hóa đại chúng.

Ông Daisuke Inoue sinh sinh vào mùa hè năm 1940 ở Juso, Osaka. Bố ông có một bể bơi nhỏ và năm 3 tuổi ông đã ngã từ tầng 2 xuống đến nỗi hôn mê 2 tuần. Bác sĩ nói rằng, rất may mắn ông đã sống sót xong bộ não đã bị tổn thương.

Khi đó bố mẹ ông đã mời đến một nhà sư để làm lễ ban phước lành cho ông. Và cũng từ đó họ đổi họ từ Yusule sang Daisuke và trong tên có chứa ý nghĩa như "giúp đỡ", "to lớn". Dù bác sĩ có tiên lượng nhiều điều không may nhưng ông vẫn kiên cường sống cùng gia đình.

chuyen-kho-tin-it-nguoi-biet-dang-sau-su-ra-doi-cua-may-karaoke-9
Inoue vốn là một tay trống mù nhạc lý

Khi Osaka trở thành mục tiêu bị đánh bom bởi quân đội Mỹ trong thế chiến II, gia đình ông chuyển đến thị trấn Ikoma sinh sống. Đến năm 1946, gia đình ông dọn về Osaka, bố ông kiếm sống bằng nghề bán kẹo trên đường. Sau vài năm dành dụm gia đình ông mở được nhà hàng bán bánh xèo okonomiyaki. 

Nhưng ông Daisuke Inoue không thích kinh doanh, ông đam mê âm nhạc. Vài tuần sau khi vào cấp 3, ông xin vào ban nhạc trường ở vị trí chơi trống dù chưa từng học qua thanh nhạc. Và đến thời điểm hiện tại, ông vẫn không thể đọc nổi bản phổ nhạc và chỉ nhớ giai điệu vì chơi nhiều lần. 

Vì trường cấm làm việc bán thời gian nên ông chỉ có thể làm việc cho công ty chứng khoán vào ban đêm một cách âm thầm. Ban ngày đến lớp ông thường ngủ gật. Sau khi tốt nghiệp ông nói với bố mẹ muốn đi biểu diễn đường phố. Và thật bất ngờ, bố mẹ ông không phản đối, họ tôn trọng quyết định của con trai. 

Daisuke Inoue bắt đầu hành trình 9 năm rong ruổi cùng ban nhạc nhưng việc vừa làm vừa chơi khiến ông chẳng tích cóp được đồng nào. Dù trình độ chơi trống đã được cải thiện nhưng có lẽ ông sẽ không thể phát triển hơn nữa.

Năm 28 tuổi, Daisuke Inoue trở về nhà và biểu diễn cho quán bar kobe và một số khu vực xung quanh nhà. Âm nhạc sôi đội khiến mọi người hào hứng. Nhưng nó vẫn chưa thỏa mãn đam mê ca nhạc của ông.

Bước ngoặt cuộc đời đến với ông Daisuke Inoue vào năm 2006. Khi đó chủ tịch một công ty nhỏ đã đến gặp ông, người này sắp phải tiếp khách hàng ở câu lạc bộ nhưng sợ bị mời lên hát. Vị giám đốc muốn ông thu âm sẵn một vài ca khúc được yêu thích để luyện hát ở nhà.

chuyen-kho-tin-it-nguoi-biet-dang-sau-su-ra-doi-cua-may-karaoke-9
Ông sáng chế ra máy hát karaoke là vì khách hàng sợ bị mời lên hát

Ý tưởng này giúp buổi gặp gỡ thành công tốt đẹp. Và đó trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng chế ra máy karaoke. Ý tưởng đầy mới lạ này cũng khá đơn giản: Chỉ cần cho đồng xu vào một chiếc máy được kết nối với loa và bộ khuếch đại rồi nó sẽ phát nhạc của những bài hát mà mọi người mong muốn.

Từ ý tưởng này ông bắt đầu đi tìm kiếm các linh kiện từ các cửa hàng điện tử của một người. Và 2 tháng sau, chiếc máy Juke 8 đầu tiên đã ra đời và được bán với giá 425 USD (tương đương 9 triệu đồng).

Ban nhạc của ông bắt đầu thu âm các bài hát để vào trong chiếc máy kia, số lượng ban đầu khoảng 300 bài. “Tôi hát karaoke lần đầu tiên vào năm 1969. Khi ấy tôi chưa từng nghĩ mọi người sẽ thích nó đến vậy. Thế nhưng chiếc máy đã được ra mắt thị trường vào năm 1971", ông nói. 

"Nếu tôi không ở Kobe, có lẽ chiếc máy đó đã chẳng bao giờ phổ biến đến vậy. Người dân Tokyo và Osaka thường đi nghe nhạc sống hoặc nghe từ cái máy hát tự động của Mỹ. Song, người dân Kobe thích vừa nhậu vừa hát hò, có đủ ban nhạc, guitar và keyboard".

Máy karaoke của Inoue thành công nhờ những cô gái đẹp

Inoue rất tự tin về sáng chế của mình, khi đó ông đã thuyết phục 10 quán bar đặt Juke 8 lên quầy bán hàng. Điều bất ngờ là khi ông quay lại vào 1 tuần sau thì chủ quán nói rằng máy hầu như không sử dụng được. Không nản lòng, ông nghĩ cách khác để sản phẩm của mình đến gần với khách hàng hơn.

Ông đã cử một trong những nhân viên hấp dẫn nhất của mình đến các quán bar và để cô ấy hát một vài bài trên Juke 8. Và thật không thể ngờ, ý đồ của ông đã thành công. Người ta không thể chờ đợi để được cầm vào micro và đến cuối năm đó có hơn 200 cơ sở đồ uống khắp Kobe đã trang bị hệ thống máy hát đầu tiên của ông.

Trong vòng 1 năm, Juke 8 đã có mặt khắp đất nước Nhật Bản. Công ty của Inoue sản xuất đến 25.000 chiếc và toàn bộ Nhật Bản bị thu hút bởi cơn sốt hát karaoke. Doanh thu của công ty Inoue lên đến 100 triệu USD mỗi năm.

Tiền trong ngân hàng cứ tăng lên nhưng Inoue không còn cảm thấy vui vẻ. Ông nhanh chóng mệt mỏi với sự giàu có. Ông đã bỏ đi và giao lại quyền điều hành cho 2 đứa con trai. 

chuyen-kho-tin-it-nguoi-biet-dang-sau-su-ra-doi-cua-may-karaoke-9
Những cô gái trẻ là người giúp máy karaoke của ông phổ biến khắp nước Nhật cũng như trên khắp thế giới

Từ Nhật Bản, karaoke dần lan sang các quốc gia khác. Đến năm 1982, quán karaoke đầu tiên được mở tại Mỹ và đến năm 1992, tổng giá trị thị trường karaoke tại Mỹ đã đạt tới 590 triệu USD.

Vào năm 1999, Inoue được Tạp chí Times vinh danh trong “Top 20 nhân vật châu Á của thế kỷ 20”, sánh ngang với các huyền thoại khác như Mahatma Gandhi. Điều này khiến Inoue vô cùng bất ngờ.

5 năm sau, ông được mời tới Đại học Harvard để nhận giải Ig Nobel nhờ phát minh ra karaoke và tạo ra một phương pháp mới giúp con người học cách bao dung với nhau. Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh các thành tựu khiến con người phải bật cười rồi suy nghĩ.

Inoue không ngờ rằng phát minh của mình lại nổi tiếng đến như vậy. Theo báo South China Morning Post, chỉ tính riêng năm 2019, ông Daisuke Inoue đã có thể kiếm 100 triệu USD tiền bản quyền nhưng ông bỏ lỡ số tiền này vì đã không đăng ký tác quyền phát minh karaoke.

Khi được hỏi có tiếc nuối điều này không, ông Daisuke Inoue chia sẻ với tờ Mainichi: “Thời điểm đó, tôi nghĩ rằng các bằng sáng chế chỉ dành cho những phát minh vĩ đại, khó tin hay những sáng chế ra thứ chưa từng có trước đây. Chiếc máy karaoke đầu tiên tôi tạo ra chỉ là tập hợp một số linh kiện điện tử có sẵn lúc ấy nên tôi chưa bao giờ nghĩ đó là một phát minh đúng nghĩa”.

Ông chưa từng nghĩ ý tưởng tưởng chừng như giản của mình lại tạo ra một cuộc cách mạng đối với văn hóa đại chúng. “Ca hát là nhu cầu của đa số mọi người, karaoke cho họ cơ hội để cảm thấy mình tỏa sáng như ngôi sao, giải tỏa mọi áp lực, căng thẳng thường nhật”, ông Daisuke Inoue cho biết trước thềm kỷ niệm 50 năm ngày chiếc máy karaoke ra đời (1971 - 2021).

Karaoke đã vào Việt Nam như thế nào?

Được biết, năm 1990 máy karaoke xuất hiện ở Việt Nam thông qua sự phát triển trong quan hệ ngoại giao Việt - Nhật sau đổi mới. Kể từ năm 1992, quan hệ Việt - Nhật bước sang một trang mới, thể hiện ở nguồn vốn ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam ngày càng tăng. Trên cơ sở tăng cường kinh tế, ngoại giao, quan hệ văn hóa giữa hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ. 

Điện ảnh Nhật Bản, truyện tranh Nhật Bản và cả karaoke nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp và lứa tuổi tại Việt Nam. Các buổi karaoke xuất hiện và lan truyền nhanh chóng từ đô thị đến nông thôn.

Sau 30 năm du nhập vào Việt Nam, giờ karaoke đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Karaoke giúp mọi người vui vẻ, xích lại gần nhau hơn.

Thế nhưng có lẽ khi phát minh ra ý tưởng này, Inoue không bao giờ nghĩ đến góc khuất của sản phẩm giải trí này. Bởi vài năm gần đây, tiếng ồn karaoke đã khiến xóm làng, khu phố bị chia rẽ.

Tại Việt Nam đã chứng kiến không ít những sự việc đau lòng, thậm chí cả án mạng vì tiếng hát karaoke. Có những sự việc hàng xóm "cạch mặt nhau" vì tiếng ồn karaoke.

Vào ngày 26/2, sau phản ánh của báo chí về vấn nạn karaoke tự phát, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã có công văn chỉ đạo người đứng đầu các sở ban ngành, chủ tịch UBND các quận huyện và TP Thủ Đức về việc tăng cường phòng chống vi phạm tiếng ồn.

Về giải pháp trước mắt, ông Nguyễn Thành Phong giao giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ đạo Công an TP Thủ Đức và Công an các quận, huyện giáo trách nhiệm cho trưởng công an xã, phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn kịp thời, xử lý hiệu quả các vi phạm về tiếng ồn tại địa bàn quản lý.

Đồng thời chịu trách nhiệm về mâu thuẫn, tranh chấp liên quan ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự mà không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và định kỳ hằng năm báo cáo chuyên đề về công tác này...

Về lâu dài, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong chỉ đạo các ủy viên UBND TP, giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với giám đốc các sở ngành khẩn trương nghiên cứu, tham mưu cho người đứng đầu chính quyền TP các giải pháp xử lý tiếng ồn, như: nhóm giải pháp về xây dựng, hoàn thiện pháp luật; nhóm giải pháp về tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật và nhóm giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động quần chúng giữ gìn trật tự, an toàn xã hội...

Giải pháp này phải trình UBND TP trước ngày 31/3. Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan được phân công chỉ đạo, định hướng các ủy viên UBND TP thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trên.

"Cha đẻ" của đồng bitcoin là ai và vì sao suốt 1 thập kỷ không lộ danh tính thật?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận