Vẻ đẹp của sự tử tế: Cho 3 đứa trẻ ăn xin nửa tháng lương, 20 năm sau người phụ nữ được báo đáp hàng tỷ đồng

Câu chuyện về người phụ nữ và cậu bé "ăn xin" 17 tuổi sẽ giúp chúng ta nhận thấy rõ vẻ đẹp và giá trị của sự tử tế. 

Đỗ Thu Nga
08:00 24/06/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cuộc đời này ngày càng trở nên tươi đẹp hơn là nhờ có những con người sống tử tế. "Một giọt ân nghĩa, một thùng báo đáp, giúp người đỡ người khác hay lòng biết ơn đều là những phẩm chất tốt đẹp của con người, khi phẩm chất gặp nhân cách đẹp, thứ nở ra chính là bông hoa vĩnh cửu của một xã hội tươi đẹp...

Và câu chuyện của trả ơn của cậu bé "ăn xin" dưới đây là một ví dụ điển hình:

Biến cố khiến Hà Vinh Phong trở thành "đứa trẻ ăn xin"

Năm 1976, tại một ngôi làng ở vùng quê Trùng Khánh (Trung Quốc) có một cặp vợ chồng bình thường sống bằng nghề mổ lợn. Vào năm đó, gia đình họ đón thêm thành viên, đó là cậu con trai kháu khỉnh tên Hà Vinh Phong.

Gia đình tuy không giàu có nhưng lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười. Nhưng 10 năm sau biến cố ấp đến khiến cuộc sống bình yên của gia đình bị phá vỡ.

Cụ thể, năm 1986, cha của Hà Vinh Phong được dân làng ủy thác làm đại diện đi bán lợn trong thành phố. Vì rất vui khi bán được lợn nên người cha vốn ít rượu chè đã nổi nhã hứng đến quán ăn nhỏ với 8.000 tệ (khoảng 27 triệu đồng) tiền bán lợn để uống vài ly, không ngờ, một chuyện ngoài ý muốn đã xảy ra.

Chuyen-dua-tre-an-xin-tra-on-nguoi-phu-nu-cuu-giup-minh-sau-20-nam
Hà Vinh Phong giờ đã trở thành doanh nhân thành đạt

Số tiền bán lợn bị kẻ trộm cuỗm mất. Điều này khiến cha của Hà Vinh Phong vô cùng hoảng sợ. Nghĩ rằng đó là tiền dân làng vất vả mới kiếm được, ông không đủ can đảm về làng nên đã bỏ nhà ra đi, đi làm ở Quý Châu, nghĩ sẽ kiếm tiền và trả lại cho dân làng.

Thế nhưng hai mẹ con Hà Vinh Phong ở nhà không yên, ngày nào cũng có người tới cửa đòi nợ. Thậm chí có người còn động tay động chân với họ. 

Hà Vinh Phong chứng kiến tất cả những điều này, dần dần sự oán hận tích tụ trong lòng càng lớn. Nắm 1993, khi đó Hà Vinh Phong 17 tuổi đã tự đặt ra lời hứa sẽ trả lại tiền cho dân làng rồi rời khỏi nhà đi ra ngoài tìm việc.

Những tháng ngày gian khó nơi đất khách quê người

Hà Vinh Phong rời nhà cùng hai người bạn khác. Họ dắt díu nhau đến Chiết Giang làm việc, ba đứa trẻ non nớt, chưa đủ tuổi trưởng thành, lại đến một thành phố xa lạ, cuộc sống có vô vàng khó khăn và cũng không có ai dám tuyển dụng họ.

Số tiền 3 đứa trẻ mang theo dần cạn hết. Trong lúc tuyệt vọng, 3 người phải đi ăn xin để có cơm ăn, cho đến khi gặp được người phụ nữ đã thay đổi của đời Hà Vinh Phong - đó là chị Đới Hạnh Phân.

Hà Vinh Phong vẫn nhớ như in về ngày hôm đó, anh cùng hai người bạn nhìn thấy Đới Hạnh Phân trên đường về nhà. Ánh mắt tốt bụng của người phụ nữ ấy, cả ba nghĩ rằng có thể xin được miếng ăn nên đã theo Đới Hạnh về tận nhà. Nhưng là phụ nữ, buổi tối một mình về nhà, lại bị 3 thanh niên đi theo, Đới Hạnh Phân khi ấy đã khá sợ hãi.

Sau đó, Đới Hạnh Phân mới biết 3 đứa trẻ này ra ngoài tìm việc. Chị dần trút bỏ sự sợ hãi và mời chúng vào nhà, nấu cơm cho ăn và trò chuyện. 

Chuyen-dua-tre-an-xin-tra-on-nguoi-phu-nu-cuu-giup-minh-sau-20-nam-0
Chị Đới đã cứu giúp Vinh Phong và các bạn trong tình cảnh họ gặp khó khăn nhất

Biết hoàn cảnh của 3 đứa trẻ, Đới Hạnh Phân xót xa lắm. Sau khi ăn xong cơm, chị dẫn chúng đi tìm việc làm nhưng khi ấy ông chủ chỉ cần 2 người. 3 đứa trẻ nương tựa lẫn nhau, có nói thế nào cũng không chịu tách nhau ra.

Không tìm được việc cho cả 3 đứa trẻ, Đới Hạnh Phân liền lấy ra 30 tệ mua một chút đồ ăn cho Hà Vinh Phong và hai người bạn. Lúc bấy giờ, 30 tệ tương đương với một nửa tháng lương của Đới Hạnh Phân, một người cũng tha hương đi làm việc kiếm sống.

Nhận được sự giúp đỡ của một người xa lạ, 3 đứa trẻ cảm động lắm, nhất là Hà Vinh Phong. Anh vốn rời quê ra ngoài kiếm việc tỏng sự căm hận, tủi hờn nhưng lòng tốt và sự ấm áp của chị Đới đã giúp anh nhận ra nhiều điều. Anh thầm lập lời thề, sau này nhất định sẽ báo đáp chị Đới.

Đền ơn ân nhân

Sau khi nhận sự giúp đỡ của chị Đới, 3 đứa trẻ chia nhau ra mỗi người một đường riêng để đi tìm việc. Hà Vinh Phong đến Thẩm Dương và theo một người thợ mộc làm đồ gỗ. Tuy lương không được bao nhiêu nhưng anh vẫn kiên trì làm việc để kiếm tiền gửi về quê trả nợ cũng như để báo đáp chị Đới.

Thấm thoát thoi đưa thế mà 20 năm đã trôi qua, Hà Vĩnh Phong bắt đầu mở xưởng riêng, nhận các gói thầu từ bên ngoài. Đến năm 2013, anh đã là một ông chủ lớn có khối tài sản trị giá hơn 100 triệu tệ (khoảng 350 tỷ đồng), nhưng dù giàu hay nghèo, anh vẫn luôn mong muốn tìm được ân nhân đã giúp đỡ mình.

20 năm trôi đi, có quá nhiều thay đổi nhưng ân tình của chị Đới vẫn khắc sâu trong tâm trí của doanh nhân Hà. Trong những tháng ngày không tìm thấy chị Đới, anh dùng cách viết nhật ký để ghi lại những điều muốn nói. Đồng thời cũng từng viết thư cho chị nhưng đều không nhận được hồi đáp...

Đến năm 2013, Vĩnh Phong mới tìm được ân nhân của mình. Anh phấn khích gọi điện cho chị Đới, giọng run run: "Chị ơi, chị còn nhớ em không? Hơn 20 năm trước, ở Chiết Giang, chị cho 3 đứa trẻ ăn xin 30 tệ, em là đứa nhỏ nhất trong 3 đứa".

Chuyen-dua-tre-an-xin-tra-on-nguoi-phu-nu-cuu-giup-minh-sau-20-nam-8
Đây là dòng chữ Vinh Phong viết tặng ân nhân của mình

Câu nói này khiến Đới Hạnh Phân bất ngờ lắm. Với bản tính lương thiện, chị đã giúp đỡ rất nhiều người trong nhiều năm qua. Nhưng chị không thể ngờ được có người lại mong mỏi tìm lại mình đến thế, mong mỏi được báo đáp mình.

Không lâu sau đó, Hà Vĩnh Phong đến tận nhà chị Đới tìm gặp. Anh còn mang theo 1 tấm séc 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,5 tỷ đồng), rồi nắm tay chị Đới và nói, "Chị à, đây là điều em nên làm, bất kể là bao nhiêu, chị đều xứng đáng được nhận nó".

Chị Đới cảm động nói: "Bao nhiêu năm nay chị giúp đỡ không ít người, người báo đáp lại chị không có, nhưng người lấy oán báo ân thì chị gặp rồi, nhưng những điều này chị đều không quan tâm, chị chỉ làm những điều chị cho là đúng, em vẫn nhớ tới chị, chứng tỏ em là người tốt, nhưng số tiền này chị thực sự không cần, em vẫn luôn nhớ tới chị đã là sự báo đáp lớn nhất dành cho chị rồi".

Chị Đới kiên quyết không nhận số tiền đó nhưng Hà Vinh Phong vẫn nhiều lần mua đồ gia dụng, vật phẩm tốt đến tặng gia đình. Thậm chí anh còn đề nghị giúp chị sửa lại căn nhà. Nhưng chị Đới đều từ chối. Với chị, giúp người khác là hạnh phúc chứ không phải để mong cầu họ báo đáp mình.

Câu chuyện cảm động trên đã được truyền hình xứ Trung dựng thành tác phẩm điện ảnh, truyền hình. Ai cũng cảm phục tấm lòng nhân ái của chị Đới. Và rất nhiều người dành lời khen cho sự tử tế, luôn khắc ghi và biết ơn của Vinh Phong với người đã từng cứu giúp mình.

Xem thêm: Chuyện tử tế: Nhà hàng Nhật Bản thuê người già mất trí làm bồi bàn, gọi món bị sai khách vẫn vui vẻ nhận

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận