Chủ nhân bản thiết kế "cầu tõm" - ý tưởng quốc phục dân tộc thi Miss International Queen là ai?

Bộ trang phục lấy ý tưởng từ "cầu tõm" bị một cư phận cư dân mạng "ném đá" dữ dội. Họ cho rằng, đây là trang phục "bốc mùi" và không nên để đại diện Việt Nam mặc đi thi quốc tế.

Đỗ Thu Nga
14:31 12/04/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Kể từ khi khởi động cuộc thi thiết kế trang phục cho đại diện Việt Nam tại Miss International Queen, ban tổ chức đã nhận được không ít những bản vẽ độc đáo, sáng tạo. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số bản thiết kế với ý tưởng "lạ" khiến khán giả "bật ngửa" khi xem. Đơn cử như bản thiết kế "cầu tõm" - 9 củ thành 10 (một kiểu nhà vệ sinh thời xưa phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam).

Được biết, bản thiết kế này là của Lý Thị Út Lành (SN 2004). Về mặt hình thức, bộ trang phục sử dụng mô hình gỗ, phần dưới tái hiện hình ảnh dòng nước với những chú cá đang bơi lội. Khi trình diễn, người mặc cầm trên tay giấy vệ sinh, tháo gỡ phần mô hình để khoe vóc dáng.

chu-nhan-ban-ve-cau-tom-tai-miss-international-queen-la-ai-0
Bài đăng trên Fanpage Miss International Queen về ý tưởng "cầu tõm" vào ngày 10/4

Nói về ý tưởng lạ của mình, Út Lành cho biết, cô muốn truyền tải một nét văn hóa rất riêng trong đời sống của người Việt từ xưa đến nay. "Tôi biết ý tưởng này táo bạo nhưng 'cầu tõm' là một phần ký ức của người dân sinh sống ở vùng quê, đặc biệt là miền Tây. Chưa kể, 'cầu tõm' từng đi vào thơ ca ở khu vực Hà Nam Ninh (nay là Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định) và gắn liền với giai thoại '9 củ thành 10' vẫn lưu truyền đến ngày nay', Lành giải thích.

Khi bản thiết kế "lạ" này được đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Trên Fanpage chính thức của Miss International Queen Vietnam xuất hiện rất nhiều ý kiến khác nhau.

Có người cho rằng, đây là ý tưởng độc đáo, gợi về ký ức của những năm tháng khó khăn. Mặc dù nó hơi táo bạo song sự thật là vậy.

chu-nhan-ban-ve-cau-tom-tai-miss-international-queen-la-ai-9
Ý tưởng này nhận về không ít "gạch đá" từ cư dân mạng

Tuy nhiên, đại đa số cư dân mạng thì "ném đá" ý tưởng này. Họ cho rằng,d dây là cuộc thi trang phục cho đại diện Việt Nam tại Miss International Queen nên việc mang Cầu tõm - 9 củ thành 10 lên sân khấu quốc tế vừa không thể hiện được nét văn hóa, truyền thống dân tộc, vừa không phù hợp.

Có cư dân mạng bình luận: "Thô tục - có đọc kỹ cái tiêu đề là thiết kế trang phục dân tộc không vậy? Không hiểu nổi cái ý tưởng, đồng ý là táo bạo và nổi trội nhưng làm ơn trong khuôn khổ dùm".  Tài khoản khác bình luận: "Bộ trang phục bốc mùi nhất mọi thời đại".

chu-nhan-ban-ve-cau-tom-tai-miss-international-queen-la-ai-5
Cư dân mạng cho rằng đây là bộ quốc phục "bốc mùi" nhất mọi thời đại

Theo nguồn tin của Ngoisao.net, Hoa hậu Trân Đài đã lên tiếng về ý tưởng bộ trang phục "cầu tõm" củ Út Lành. Cô đồng tình với ý tưởng "cầu tõm" thú vị song chưa phù hợp với quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Hoa hậu Trân Đài cũng cho rằng, cô tôn trọng quyết định của ban tổ chức, khán giả và hy vọng tìm được một thiết kế xứng đáng trong thời gian tới.

Được biết, đây là lần đầu tiên  ban tổ chức Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam tổ chức cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc. Với chiến thắng hồi tháng 1, Trân Đài được quyền dự thi Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế.

chu-nhan-ban-ve-cau-tom-tai-miss-international-queen-la-ai-1
Trân Đài cũng cho rằng, đây là ý tưởng không phủ hợp với việc quảng báo hình ảnh Việt Nam đến bạn bè quốc tế

Hoa hậu Trân Đài sinh ra trong gia đình lao động phổ thông, mẹ làm  nghề bán nước mía. Chính vì thế rất nhiều ý tưởng thiết kế trang phục quốc phục gắn liền với tuổi thơ của Trân Đài. Một trong số đó chính là bản thiết kế "Cô Ba nước mía" mô phỏng chiếc xe nước mía gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam.

Dưới đây là một số ý tưởng thiết kế khác được đăng tải trên mạng xã hội:

chu-nhan-ban-ve-cau-tom-tai-miss-international-queen-la-ai-2
chu-nhan-ban-ve-cau-tom-tai-miss-international-queen-la-ai-3
chu-nhan-ban-ve-cau-tom-tai-miss-international-queen-la-ai-4
chu-nhan-ban-ve-cau-tom-tai-miss-international-queen-la-ai-6
Toàn văn bài giới thiệu bản vẽ của Út Lành:
Lấy ý tưởng từ “Cầu tõm”, hay được gọi với cái tên “hạnh phúc giản đơn”, tôi muốn truyền tải một nét văn hoá rất riêng trong đời sống của người Việt Nam từ xa xưa đến nay lên bộ trang phục dân tộc. Có thể hơi “táo bạo” trong ý tưởng nhưng với tôi và rất nhiều người Việt Nam, “Cầu tõm” là một phần ký ức tuổi thơ hồn nhiên và thời niên thiếu hài hước, gắn liền với con sông, bờ đê,... cùng những con người chân chất, thật thà ở vùng quê nghèo.
Nhắc đến “Cầu tõm”, ai cũng nghĩ đến miền Tây, nhưng ít ai biết rằng cầu tõm được nhắc nhiều nhất và đi vào thơ ca là ở khu vực Hà Nam Ninh (nay là Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định) và đặt biệt gắn liền với giai thoại “9 củ thành 10” mà không phải ai cũng biết. 
"Hà Nam 9 củ thành 10
Cho dân Cầu tõm mỉm cười ăn khoai
Ước mơ bao tháng năm dài
Ông ăn củ nứt phần tôi củ lành"
Câu thơ này vẫn được các cụ và các bạn trẻ sử dụng nghêu ngao, nếu ai có dịp về Hà Nam chắc chắn sẽ nghe. Và cho đến ngày hôm nay, “Cầu tõm” vẫn là hình ảnh rất quen thuộc của người dân đặc biệt ở miền Tây. Người dân nơi đây, dù cuộc sống ngày càng hiện đại hơn, có điều kiện hơn về mọi thứ nhưng họ vẫn giữ gìn nét “truyền thống” này, nhà nào cũng có một chiếc “Cầu tõm” và cũng gắn liền với 1001 câu chuyện hài hước, bình dị chốn miền quê.
Có thể nói, “Cầu tõm” chính là nét văn hoá rất riêng của người Việt chúng ta, ai chưa một lần trải nghiệm thì qua bộ trang phục có thể hiểu hơn về “hạnh phúc giản đơn” này.
Phần trên trang phục được làm từ gỗ cây và khi trình diễn thì có thể bung cửa ra để lộ bộ trang phục lộng lẫy bên trong, phần tà áo màu xanh thướt tha tái hiện lại hình ảnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy mộc mạc, nhưng bộ trang phục lại rất sang trọng và lộng lẫy, lên sân khấu vẫn toả sáng. Dù bộ trang phục có được chọn hay không, tôi vẫn rất vui khi tự mình chia sẻ những ký ức về tuổi thơ của mình bên “cầu tõm”.

Chipu tiếp tục dính "phốt" đạo nhái trong MV OST phim 'Thiên thần hộ mệnh'

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận