Chân dung lão nông miền Tây sản xuất giỏi, vận động được 30 tỷ xây cầu

Lão nông "Hai Lúa" chất phác, giàu lòng thương người vừa được bình chọn là 1 trong 100 gương mặt nông dân của cả nước nhận danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Một ngày giữa tháng 8, trời vừa tờ mờ sáng, ông Nguyễn Văn Bé Hai (67 tuổi, ở xã Tân Bình, huyện Châu Thành, Đồng Tháp) chạy xe máy khoảng 15km đến xã An Khánh để khởi công xây dựng cầu Mương Dâu, dài 22m, ngang 2,7m, tổng kinh phí 600 triệu đồng. Trong đó, chính quyền địa phương hỗ trợ 300 triệu, phần còn lại do ông Bé Hai bỏ tiền túi và vận động mọi người đóng góp. 

Ông Bé Hai được mọi người gọi là "Hai Lúa" vì sự chất phác, thật thà, có lòng thương người. Ông là người tự bỏ tiền túi và vận động được hàng tỷ đồng để xây dựng cầu, làm bếp ăn từ thiện, phát gạo cho người có hoàn cảnh khó khăn. 

Nông dân sản xuất giỏi

Ông Hai sinh ra trong gia đình làm nông ở huyện Châu Thành. Lớn lên cưới vợ lập gia đình riêng, ông Hai được cha mẹ cho 10 công ruộng (10.000m2). 

Với niềm đam mê với nông nghiệp và khát khao làm giàu trên cánh đồng quê nhà, vợ chồng ông Hai chăm chỉ làm lúa, nhà ông dần khá giả. “Hồi đó làm lúa cực khổ lắm, toàn cấy, gặt lúa bằng tay chứ đâu như bây giờ làm gì cũng có máy móc. Lúc đó, bán lúa được nhiêu là vợ chồng tôi tích cóp lại, hễ thấy ai bán đất là đến mua liền. Mua để dành cho con cháu”, ông Hai cười và đến nay lão nông này đã sở hữu 9ha đất. 

Nhiều năm làm ruộng, ông Hai am hiểu từng chu kỳ phát triển của cây lúa. Đặc biệt, ông luôn ấp ủ sẽ mày mò tìm ra giống lúa mới để trồng và bán cho mọi người.

chan-dung-lao-nong-mien-tay-san-xuat-gioi-van-dong-duoc-30-ty-xay-cau-0
Cầu Mương Dâu được khởi công xây dựng hôm 23/8 với kinh phí 600 triệu đồng, trong đó ông Hai vận động và đóng góp 300 triệu đồng

“Hồi đó, tôi khao khát sẽ tạo ra một cánh đồng mà mọi người đồng loạt sạ cùng một giống lúa để ít sâu bệnh, thu hoạch cùng lúc, bán được giá. Tôi trình bày ý tưởng làm lúa giống với ngành nông nghiệp tỉnh và bất ngờ là họ đồng ý giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật. Sau đó, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long sang tiếp tục trao đổi, hướng dẫn thêm về kỹ thuật làm lúa giống”, ông nhớ lại. 

Năm 1990, ông Hai bắt đầu sản xuất lúa giống. Giống đầu tiên ông làm là IR 50404. 

“Giống lúa IR 50404 làm trúng lắm, nhưng bán thì giá thấp. Nên sau đó tôi chuyển sang sản xuất giống IR 64 – lúa này trồng trúng, giá cao, nhưng là giống lúa dài ngày (100 ngày). Thời điểm đó sản xuất lúa giống lợi nhuận cao lắm, gấp đôi lúa thương phẩm”, ông Hai nói và cho biết, cũng nhờ sản xuất lúa giống mà vợ chồng ông nuôi con ăn học thành tài, có tiền tích cóp.

Hiện trong 9ha đất, ông dành 6ha để trồng lúa, phần còn lại để trồng mít. Mỗi năm trừ hết chi phí thu về khoảng 600 triệu đồng. Ông cũng phổ biến nhiều kinh nghiệm hay của gia đình mình để bà con vươn lên thoát nghèo. Ông vừa được bình chọn là 1 trong 100 gương mặt nông dân của cả nước nhận danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023.

Vận động 30 tỷ đồng xây hơn 265 cây cầu

Nhờ cơ nghiệp vững chãi, ông Hai “mạnh tay” làm từ thiện. Năm 2000, trận lũ lịch sử đã tàn phá nhiều nhà cửa, đường xá ở Đồng Tháp. “Nước lũ cuốn trôi gần như mọi thứ. Không có cầu, giao thương cách trở khiến cho cuộc sống khó khăn lắm” ông Hai nhớ lại.

Thấy người dân cơ cực, đi lại khó khăn, ông Hai quyết tâm nghĩ cách giúp bà con. Ban đầu thấy chính quyền địa phương sửa chữa cây cầu nào ông Hai cũng tự giác đến phụ giúp. Ông còn vận động mọi người xung quanh chung tay với chính quyền sửa chữa cầu. “Lúc đó, chỉ là vác cây gỗ, tre sửa lại những cây cầu khỉ. Tiếp đến là làm, chữa những cây cầu ván. Bán lúa được 50 triệu đồng thì tôi trích ra 10 triệu để mua cây gỗ xây, sửa cầu cho mọi người đi. Cầu ván làm được ít năm là hư hỏng”, ông Hai nói.

chan-dung-lao-nong-mien-tay-san-xuat-gioi-van-dong-duoc-30-ty-xay-cau-7
Mỗi cây cầu ông Hai xây dựng có kinh phí từ 600 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng

Không nản lòng, ông Hai quyết định phải làm cầu bê tông kiên cố. Ông bắt đầu tính toán kinh phí xây cầu, rồi đi vận động mọi người đóng góp. Có kinh phí ông tập hợp mọi người xung quanh lại xây cầu. “Ban đầu chỉ xây dựng cầu bê tông nhỏ, tải trọng 1 tấn, đủ để xe máy qua sông”, ông nói. 

Thấy cầu nhỏ, các phương tiện di chuyển khó khăn, năm 2013, ông Hai chạy xe máy thẳng lên Sở GTVT Đồng Tháp gặp giám đốc trình bày “tôi là nông dân, đang xây cầu miễn phí cho người dân, nhưng không biết kỹ thuật làm thế nào để xây cầu thật kiên cố, an toàn, ô tô có thể chạy ngang được”. 

‘Nghe tôi trình bày xong, ông giám đốc sở nói sẽ cho cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, thiết kế cầu. Từ đó đến nay, cầu tôi xây đều có tải trọng 2 - 5 tấn”, ông Hai nói và cho biết, kinh phí mỗi cây cầu từ vài trăm triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng. 

“Cầu Ông Kiết vừa mới xây xong, dài 40m, ngang 4m, tải trọng 5 tấn, có tổng kinh phí 1,1 tỷ đồng. Trong đó, có tiền đóng góp của mọi người do tôi vận động”, ông Hai cười nói. Trước khi bắt tay xây cầu, ông Hai thường “ngồi lại” với chính quyền địa phương để thống nhất phương án, kinh phí xây cầu. “Chính quyền địa phương đóng góp 50% kinh phí; số còn lại tôi sẽ đi vận động mọi người. Vận động không được thì tôi bỏ tiền túi. Mà cây cầu nào tôi cũng bỏ tiền túi mình vào”, ông Hai nói. 

Ông Hai không đi xây cầu từ thiện một mình, mà người đàn ông này thành lập “Đội xây cầu ông Hai Lúa" với 15 thành viên, trong đó có 4 người là kỹ sư. Đội xây cầu từ thiện này lúc nào cũng hối hả, người vác xi măng, cát, đá, người trộn bê tông… không một ai than mệt dù đang làm giữa trời nắng như đổ lửa của những ngày hè. 

Nhấp một ngụm nước, ông Bé Hai kể, lúc đầu đi vận động tiền xây cầu rất khó khăn. “Khi đem ý định vận động xây cầu miễn phí, có người bảo tôi điên. Họ nói tôi nông dân, biết xây dựng cầu đâu mà đi vận động tiền xây cầu. Nghe vậy, tôi chỉ cười rồi mời họ đến xem những cây cầu trước đó tôi làm. Xem xong họ cười rồi đồng ý ủng hộ”, ông nói. 

chan-dung-lao-nong-mien-tay-san-xuat-gioi-van-dong-duoc-30-ty-xay-cau-4
Cầu Ông Kiết được ông Bé Hai vận động xây dựng với chiều dài 40m, ngang 4m, tải trọng 5 tấn

Ông Bé Hai tâm sự thêm: “Tôi tìm đến từng người mình quen rồi nói chuyện với họ về việc khó khăn của người dân khi không có cầu. Từ đó mọi người, nhất là người thân trong gia đình tôi đang sống ở Úc đã đóng góp, hỗ trợ để xây cầu. Rồi những người đó lại giới thiệu các nhà hảo tâm khác đóng góp. Con gái tôi kinh doanh bất động sản ở TP.HCM cũng thường xuyên đóng góp để tôi xây cầu. Từ đầu năm đến nay nó đã ủng hộ hơn 1 tỷ đồng rồi”, ông Hai nói. 

Ông Bé Hai không nhớ gia đình đã bỏ ra bao nhiêu tiền để làm từ thiện. "Mình làm vì nghĩ nhiều người cần, không để kể công với ai", ông cười nói.

Đến nay ông Hai đã vận động và đóng góp được khoảng 30 tỷ đồng để xây dựng được 267 cây cầu ở nhiều tỉnh như: Đồng Tháp, Cà Mau, Bạc Liêu… Trong đó, gia đình ông đã đóng góp hàng tỷ đồng. 

Ông còn cùng các mạnh thường quân tổ chức đưa hơn 10.000 bệnh nhân nghèo bị bệnh đục thủy tinh thể lên TP.HCM mổ mắt miễn phí. Ông vận động và tự đóng góp hàng tỷ đồng vào 5 bếp ăn từ thiện ở 5 bệnh viện tại Đồng Tháp, Tiền Giang, trong nhiều năm qua. Mỗi dịp Tết, ông hỗ trợ quà cho người nghèo tại địa phương. 

Tiếng lành đồn xa, bây giờ, người dân khắp các tỉnh ở miền Tây gọi điện đặt hàng ông Hai đến xây cầu miễn phí. "Nơi nào khó khăn, tôi đi vận động kinh phí về xây cầu cho mọi người đi lại dễ dàng”, ông tâm sự.

Hơn 20 năm làm việc thiện, ông Hai nói: “Tôi vui nhất là không chỉ xây nhịp cầu ngoài đời thực, mà còn kết nối những tấm lòng mạnh thường quân lại với nhau thành “nhịp cầu thiện nguyện” để giúp đời”. 

Tấm lòng, công sức của ông Bé Hai đã được biểu dương, ghi nhận từ cấp địa phương tới Trung ương. 

Ông Nguyễn Văn Bé Hai từng vinh dự được Thủ tướng tặng bằng khen vì có nhiều thành tích trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Bộ GTVT trao tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng và phát triển giao thông vận tải tại địa phương; tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển giao thông vận tải Việt Nam.

Ông Hai cũng nhiều lần được UBND tỉnh Đồng Tháp tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong đóng góp xây dựng cầu đường giao thông nông thôn, nhà tình thương trên địa bàn tỉnh…

Xem thêm: Lão nông An Giang chi tiền tỷ xây cầu, giúp dân nghèo và hiến đất xây trường 

Đọc thêm

Nhiều năm nay, vợ chồng ông Mai Văn Phấn (Năm Phấn) ăn ngủ với cây thuốc nam, giúp nhiều người bệnh ở miền Tây được chữa bệnh miễn phí.

Vợ chồng lão nông miền Tây gieo lòng tốt, gặt nhân thiện: 20 năm tìm thuốc miễn phí cho người nghèo
0 Bình luận

"Cuộc sống này giàu cũng khổ, nghèo cũng khổ. Ngày nào làm được việc gì thiện, việc gì lành, dù nhỏ là tui thấy khỏe trong người", ông Hai Mum tâm sự. 

Lão nông ham giúp người nghèo: Nhà không có đồng tiết kiệm nào, cứ có bao nhiêu là hùn lại đi cho
0 Bình luận

Không chỉ cho đất để người ta xây nhà, ông Quảng còn hiến đất làm nhà văn hóa, làm đường giao thông. Ngoài 70 tuổi nhưng ông vẫn cần mẫn làm đồng...

Tấm lòng hào hiệp của lão nông 73 tuổi: Cho đất, hiến đất không hề tiếc
0 Bình luận


Bài mới

Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 16 giờ trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

Đề xuất