Chân dung cô giáo sống đẹp như bông hướng dương ngược nắng để lan tỏa nghị lực cho bao người

Tương lai tươi đẹp bỗng khép lại với cô giáo Dư Phương Liên ở tuổi 26 vì căn bệnh u não... Nhưng vượt qua nghịch cảnh cô vươn lên sống đẹp như bông hướng dương ngược nắng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gần 20 năm bệnh nặng, phải chịu đựng nhiều cuộc đại phẫu rồi bị mất thính giác, giảm nặng thị giác và giọng nói, thậm chí có lúc từng định hủy hoại bản thân, nhưng cô giáo này đã kiên cường đứng lên và tìm được niềm vui sống bằng những trang viết đầy ý nghĩa, lấp lánh tình yêu thương, nghị lực đời người.

Bão dông ập tới cuộc đời

Cô giáo Liên lại vừa trải qua cuộc đại phẫu nữa mà người nhà cũng không nhớ rõ lần mổ thứ bảy hay thứ tám. Chúng tôi ghé thăm, mua những cuốn sách cô viết, bởi đây cũng là cách để hiểu thêm về đời cô khi không thể trò chuyện trực tiếp.

"Nếu em đến thì gọi cho mẹ hoặc chồng chị, vì gọi chị cũng không nghe được", cô nhắn trong Messenger. Đây là cách cô giao tiếp với bạn bè khi không thể nghe và thị lực giảm nặng.

Căn nhà trong ngõ nhỏ đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông, Hà Nội) khá yên tĩnh. Mẹ già mở cửa đón khách, còn cô giáo Liên từ phòng bếp men tường đi ra. Cô mặc chiếc áo len đỏ, người gầy gò, mái tóc che một phần khuôn mặt bị khối u làm xiêu vẹo.

chan-dung-co-giao-song-dep-nhu-bong-huong-duong-nguoc-nang-0
Mẹ già giờ là “thông dịch viên” cho người con gái ốm đau nhưng kiên cường vượt lên số phận

Mấp máy hỏi không thành tiếng, rồi cô gật đầu tỏ ý cảm ơn đã tới thăm. Mẹ cô lấy chiếc bảng vuông lớp 1, sẵn sàng làm thông dịch cho con gái. Bà ghi câu hỏi thật to lên bảng rồi đưa sát mắt cho con. Cô lắp bắp trả lời, từ đủ từ thiếu. Cuối cùng, người mẹ cũng cố hiểu câu trả lời của con, vậy mà điều này đã diễn ra 17 năm qua.

Bà Nguyễn Thị Bắc, mẹ cô, đã ngoài 70 tuổi. Bà chỉ có người con duy nhất vì sớm chia tay chồng. Mẹ con không rời nhau, cô lấy chồng cũng thuyết phục về ở rể. Căn nhà lẽ ra ngập tiếng cười lại phủ lên mảng tối trầm buồn.

"Từ nhỏ tới lớn Liên không bệnh gì, khi lấy chồng, năm 26 tuổi mang bầu thì mắc u não ảnh hưởng đến tai, mắt, giọng nói cũng mất. Đau đớn suốt ngày đêm. Bao nhiêu lần mổ rồi không hết" - bà Bắc buồn bã kể, hy vọng con gái không phải mổ nữa và bớt những cơn đau...

Lúc này, vừa trò chuyện với tôi, hai mẹ con vừa bận rộn chuyện gửi sách cho khách hàng. Cô giáo Liên vừa ra mắt cuốn sách mới Phép màu yêu thương, lại vừa tái bản thêm 1.000 cuốn tự truyện Tôi phải sống gần đây. Và chúng tôi cũng có trên tay cuốn tự truyện về hành trình cuộc đời của cô giáo vượt lên số phận này.

"Tôi phải sống"

"Tôi buộc phải mạnh mẽ lên, phải thay đổi suy nghĩ tiêu cực rằng mình bị sống để chịu đựng bệnh tật bằng một suy nghĩ khác tích cực hơn là sống để chịu thử thách của bệnh tật" - những dòng tâm sự được viết ngoài bìa cuốn tự truyện của cô giáo Dư Phương Liên.

Ngồi trò chuyện lâu sợ cô đau, tôi viết vào bảng dòng chữ to "nếu mệt, cô có thể đi nằm bất cứ lúc nào". Cô khoát tay, lắc đầu, lắp bắp nói được "thông dịch viên" mẹ dịch lại: "Lúc nào cũng đau, ngồi đau, nằm cũng đau. Đau thế này có là gì đâu!". Suốt buổi gặp, cô luôn tay xoa vào má để giảm đau.

Trong tự truyện, cô giáo Liên đã nhắc khổ đau, tuyệt vọng cùng cực vì bệnh tật. Tới tháng thứ sáu thai kỳ của cô, mọi âm thanh đều tắt, đầu đau như búa bổ. "Tôi chính thức rơi vào thế giới vô thanh. Mọi tiếng động dù lớn, nhỏ đều im bặt hoàn toàn. Ban đầu mọi người động viên, sinh con xong sẽ hết. Tôi không tin! Tôi không tin!", cô thổn thức.

Bác sĩ quyết định mổ sinh non. May mắn bé chào đời khỏe mạnh nhưng chỉ được ở cùng mẹ ít hôm, sau đó gửi về quê cho ông bà nội để mẹ bước vào cuộc đại phẫu, bác sĩ phát hiện trong não cô có một khối u lớn.

Ca phẫu thuật não kéo dài nhiều giờ ở Bệnh viện Việt Đức, lấy từ trong não cô khối u to bằng quả trứng gà. Hy vọng lấy lại âm thanh sau mổ bao nhiêu, thực tế lại khiến cô thất vọng bấy nhiêu. Cô vẫn không thể nghe tiếng mẹ nói bên tai.

chan-dung-co-giao-song-dep-nhu-bong-huong-duong-nguoc-nang-9
Cô giáo Dư Phương Liên vừa nhận giải Tác phẩm mới

Vài năm sau, cô lại đau, lại mổ. Trên phim chụp, bác sĩ sửng sốt khi thấy các khối u chi chít. Nhưng bác sĩ trưởng khoa kết luận u tuy nhiều mà không phải ác tính, gọi chính xác là bệnh đa u xơ thần kinh. Tỉ lệ mổ thành công cao, nhưng nguy cơ tái lại cũng cao không kém.

Hai mẹ con chỉ còn biết ôm nhau, sáng mẹ khóc, tối con khóc. Cơ thể cô bị mổ phanh rồi tới mổ bằng tia Gamma... Và một bên mắt cô đỏ ngầu, mờ dần. Phần cơ mặt không hoạt động được, kéo một bên khóe miệng xuống ép mất giọng nói.

"Tôi mong được…chết!" - đó là một trong số tựa bài cô viết. "Bao nhiêu lần đứng trên cầu thang tầng ba, tôi muốn lao đầu xuống tự vẫn. Sức chịu đựng của tôi đã đến giới hạn cuối cùng… Nhưng cuối cùng không thể chết được, tôi phải sống!".

"Đó là tín hiệu tốt lành của mùa xuân, là liều thuốc tinh thần xoa dịu những đau đớn trong cơ thể và là động lực để tôi viết tiếp. Chỉ có viết tôi mới tìm thấy niềm vui và ý nghĩa thực sự của đời mình", cô giáo Phương Liên tâm sự.

Những người luôn bên cô

Khi cánh cửa tương lai khép lại, cô giáo Liên nuốt nước mắt tâm tình với người chồng rất mực yêu thương rằng hãy buông tay để tìm hạnh phúc mới. Người chồng im lặng, anh không ký đơn ly hôn. Sau 17 năm, anh vẫn im lặng và không ký.

Mỗi ngày, anh làm thầy giáo bên bục giảng rồi trở về nhà làm hai vai trò, vừa làm chồng vừa làm vợ, chăm sóc con nhỏ và mẹ già. Có hôm, chiếc xe máy nhỏ của anh chở cả bốn người, sáng đưa con đi học rồi đưa vợ và mẹ vào viện, sau đó lại lên trường dạy học. Anh lặng lẽ bên vợ con, làm tất cả việc lớn nhỏ trong gia đình. Trái tim cô coi anh là bức tường thành vững chắc để cô tựa vào vượt qua sóng gió bệnh tình.

Ông trời cũng thương cảm, cho cô gặp được bố mẹ, anh em chồng đều rất tốt. Họ thay nhau chăm sóc cháu khi cô nằm viện. Mỗi lần cô phải phẫu thuật, bố mẹ chồng lại từ quê lên viện chăm sóc con dâu. Còn con trai chị vừa lọt lòng đã phải xa mẹ, phải nằm viện.

chan-dung-co-giao-song-dep-nhu-bong-huong-duong-nguoc-nang-8
Những cuốn sách ý nghĩa Tôi phải sống, Phép màu yêu thương của Dư Phương Liên đã được trích vào sách giáo khoa và vào thư viện trường học

"Con không được bú sữa mẹ, những khoảnh khắc của cuộc đời không có bàn tay mẹ nắm: con tập đi, tập nói, ngày đầu tiên đi học, đi chơi công viên. Ngược lại, chính con đã giúp mẹ có động lực và dạy lại mẹ khi mẹ học cách trở lại cuộc sống" - cô giáo Liên đã viết trong tự truyện như thế.

Giờ ở tuổi 17, con trai đã biết làm thơ tặng mẹ, tự hào vì có mẹ dù bệnh tật thế nào. Và có những điều hai mẹ con không cần qua ngôn ngữ giao tiếp nào cũng thấu hiểu ý nhau.

Về người mẹ ruột đã sinh thành, cô giáo Liên xúc động nói có thể viết một cuốn sách riêng về bà. Khi cô mang thai và bệnh nặng, mẹ như đã sống cuộc đời của con gái. Mẹ cùng đau, cùng mất ngủ, cùng vào viện với con.

Mẹ không ngại lên rừng lên núi, đi bất cứ đâu tìm thầy tìm thuốc nếu thấy có thể giúp con bớt đau. Và niềm vui duy nhất của mẹ chính là thấy con viết sách, tìm thấy niềm sống trở lại...

"Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng"

Tự truyện của cô giáo Liên có sức hút bởi nội dung và văn phong vừa giản dị vừa sâu sắc đến nặng lòng. Là cô giáo dạy văn nhưng Liên mới chỉ viết sách ba năm trở lại đây, lại viết trong hoàn cảnh ba không: không nghe, không nói được và gần như không thấy.

Con trai 15 tuổi phải làm "thư ký riêng", hỗ trợ mẹ gõ máy tính. Mẹ nguệch ngoạc chữ to vào vở thừa của con hoặc tờ lịch treo tường, con gõ lại từng từ rồi để phông chữ thật to cho mẹ duyệt, giấy nháp chồng cao hơn bản chính nhiều lần.

Cuối cùng bản thảo được nhà văn Minh Cao đánh giá: "Tôi hết sức kinh ngạc về nét tài hoa qua những trang văn tươi rói của Liên về tuổi thơ và những trang miêu tả nỗi tuyệt vọng. Tác phẩm khi xuất bản đã tạo nên một hiện tượng và được trích đưa vào sách giáo khoa".

Từ khi viết sách, tinh thần của cô giáo Liên đã hoàn toàn thay đổi. "Liên vui vẻ hơn trước rất nhiều, những gì trong lòng được giải tỏa, không còn suy nghĩ tiêu cực nữa. Tôi thấy con viết rất thật về những điều đã trải qua, tôi ở cạnh con nhưng đọc vẫn rất xúc động", bà Bắc trải lòng.

Trang sách của cô kể khi "mọi âm thanh đều tắt", ở trong nỗi cô đơn cùng cực cô đã nỗ lực tìm cách để sống và sống có giá trị. Cô tập đi lại, tập xách đồ để rèn luyện sức khỏe. Học cách nói chuyện với con không bằng âm thanh, nhưng cô nhận ra mẹ con đã có sợi dây gắn kết tình cảm tự nhiên nên không cần học.

Cô còn cộng tác viết báo, giành giải trong cuộc thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi" của báo Tuổi Trẻ, rồi giải thưởng Tác phẩm mới...

Bạn bè, hàng xóm còn gửi con để cô dạy kèm khi thị lực chưa bị giảm quá nặng như hiện nay. Có ngày lịch làm việc của cô ngang, thậm chí còn hơn một người khỏe bình thường. Cô làm việc khi những cơn đau tạm dịu xuống, những lúc như thế cô thấy mình đang sống.

Và mục tiêu lớn nhất ấp ủ bao tháng ngày cô cũng đã thực hiện được, đó là viết tự truyện. Không dừng lại, một năm sau cô lại hoàn thành cuốn Phép màu yêu thương và vẫn đang ấp ủ cuốn sách mới như điều cô luôn mong "còn gắng sức được ngày nào tôi còn bước tiếp".

Bước xuống nhà lần đầu sau cuộc phẫu thuật trước Tết, cô bất ngờ với sắc xuân tràn ngập mà người chồng yêu thương vợ con mang về.

Cô nhớ lại cảm giác hạnh phúc vô bờ y như Tết năm 2021 cũng sau cuộc đại phẫu: "Chưa đủ khỏe nhưng tôi đã đủ vui để tận hưởng cuộc sống. Giây phút nắm tay chồng bước đi, tôi thấy mình đang giống như bao nhiêu người bình thường khác".

(Theo Tuổi trẻ)

Xem thêm: 9x tử tế: Cô giáo khiếm thị vượt khó khăn giúp người cùng cảnh ngộ

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Ban đầu chỉ là một cô giáo dạy ở CLB tiếng Anh tại Bắc Giang, nhưng giờ đây Nguyễn Thị Tuyến đã là trợ giảng ĐH Yale tại Mỹ.

Nguyễn Thị Tuyến: Từ cô giáo làng ở Bắc Giang tới trợ giảng ĐH Yale tại Mỹ
0 Bình luận

Không chỉ tận tâm với sự nghiệp trồng người, cô giáo Nguyễn Thị Hạ Lựu còn tích cực làm thiện nguyện, kết nối các mạnh thường quân để giúp đỡ học trò nghèo.

Cô giáo huyện miền núi vận động hơn 2 tỷ đồng giúp học trò nghèo
0 Bình luận

Dự án "Cùng nhau nuôi em Mường Lát" của cô giáo Phạm Thanh Huyền đã kết nối rất nhiều tổ chức, mạnh thường quan giúp các em nhỏ vùng cao có bữa ăn chất lượng tại trường học.

Cô giáo Mường và dự án 'Cùng nhau nuôi em Mường Lát': 'Ăn đủ no, ngủ đủ giấc sẽ giúp các em học tốt hơn...'
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

TikToker An Đen sống chậm rãi cùng núi rừng, miệt mài vun đắp yêu thương khắp các buôn làng

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.

Hải An
Hải An 4 giờ trước
Thầy giáo Nam Định bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để đón học sinh

Suốt 6 năm qua, thầy giáo Vũ Văn Bền – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định) bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để chào đón học sinh, một hành động nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa lớn lao.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Chàng trai “10 năm được bạn cõng đến trường” tốt nghiệp loại giỏi Bách khoa Hà Nội

Nguyễn Tất Minh – chàng trai 10 năm được bạn cõng đến trường ngày nào giờ đã tốt nghiệp loại giỏi ngành Khoa học máy tính trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung tặng gia tài 300 bài nhạc thiếu nhi cho 7000 giáo viên âm nhạc

Với mong muốn đóng góp cho hoạt động giáo dục âm nhạc thiếu nhi, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã quyết định gửi tặng 300 bài nhạc thiếu nhi anh đã sáng tác nhiều năm qua cho 7000 giáo viên âm nhạc và phụ huynh.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Nhà hàng Hội An ở tiệc buffet mời những gia đình khó khăn đến ăn uống

Một bữa tiệc buffet đặc biệt được một nhà hàng ở Hội An tổ chức nhân dịp 50 đất nước thống nhất, tại đây những gia đình khó khăn không chỉ được ăn uống thoả thích mà còn được nhận quà khi ra về.

Lòng tốt của cặp vợ chồng ở Thái Nguyên khiến chủ tiệm vàng “cúi đầu cảm tạ”

Hành động đẹp của cặp vợ chồng ở Thái Nguyên đã khiến chủ tiệm vàng ngỡ ngàng, cúi đầu cảm tạ. “Tôi vừa bất ngờ, vừa cảm phục lòng tốt của anh chị”, chủ tiệm vàng nói.

Hải An
Hải An 28/04
Cảnh giác “cuốc xe lạ” tài xế taxi cứu thành công cô gái 17 tuổi trước bẫy “việc nhẹ lương cao”

Nhận thấy nữ hành khách có biểu hiện bất thường, tài xế taxi ở Bình Định đã nhanh trí trình báo công an, cứu thành công cô gái lọt vào bẫy buôn người.

Thanh Tú
Thanh Tú 26/04
Thầy giáo U90 tặng 1 tỷ tiền tiết kiệm cho các sinh viên nghèo vượt khó

Ở tuổi 88, thầy giáo Bùi Long Biên đã cùng vợ con và các học trò cũ đến Đại học Bách khoa Hà Nội trao tặng 1 tỷ đồng tiền tiết kiệm của mình cho những sinh viên nghèo vượt khó trong học tập.

Thanh Tú
Thanh Tú 25/04
Cuộc đời truyền cảm hứng của tỷ phú chỉ biết 200 chữ

Chưa học hết lớp 1, từng sống cảnh xin ăn nhưng Lương Hi Sâm đã vượt qua tất cả, nỗ lực vươn lên để chuyển mình thành tỷ phú với biệt danh "Vua khoai tây".

Hành trình tỏa sáng của 'Doraemon' đời thực: Từ cô gái không tay đến chuyên gia trang điểm

Vụ tai nạn điện giật kinh hoàng đã biến Xu Fangyan (Từ Phương Nghiên, 28 tuổi, Tứ Xuyên, Trung Quốc) trở thành cô gái khuyết tật không tay. Nhưng cũng từ đây, cô bước sang một cuộc đời khác đầy nghị lực...

Xúc động bức thư thấm đẫm yêu thương của người lính trận

Trước mặt người lính là Tổ quốc, trong tim họ là quê hương, là gia đình, là vợ và các con. Những bức thư gửi về từ chiến trường luôn đầy ắp yêu thương và tin tưởng về ngày đoàn tụ. Họ dự liệu cả cái chết và sẵn sàng đón nhận nó nhưng vẫn đau đáu nỗi đau của người vợ ở quê nhà…

Đinh Viết Tường cùng câu chuyện truyền cảm hứng trong “Tân binh toàn năng”

Thay vì đầu hàng số phận, chàng trai trẻ Đinh Viết Tường bỏ ngoài tai những lời châm biếm, bỡn cợt của người khác, cố gắng vươn lên để thỏa sức với đam mê nghệ thuật của mình.

Vợ chồng hoa hậu H'Hen Niê trồng 700 cây xanh tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Hoa hậu H'Hen Niê và chồng Tuấn Khôi vừa có một chuyến hành trình về rừng đầy ý nghĩa. Cả hai đã trồng 700 cây xanh tại Vườn quốc gia Cúc Phương, thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Chú rể ở Hưng Yên bật khóc trong đám cưới, nghe câu chuyện phía sau ai cũng xúc động xót xa

Khoảnh khắc thắp hương gia tiên để rước đi rước vợ về dinh, chú rể ở Hưng Yên đã không kìm nén được bật khóc vì nhớ mẹ… nhà con đã xây, vợ cũng cưới về nhưng mẹ không còn nữa.

Cảm phục người phụ nữ cưu mang 102 cụ già neo đơn không nơi nương tựa

Nhiều năm qua, bà Nguyễn Thị Hồng (59 tuổi, Đồng Nai) đã không ngần ngại bán gia sản, cưu mang 102 cụ già neo đơn, không nơi nương tựa. Hành động cao đẹp của bà khiến nhiều người đem lòng cảm phục.

Cụ ông hơn 20 năm miệt mài phát gạo cho người nghèo

Hơn 20 năm qua, cụ Võ Văn Tất (86 tuổi, ngụ ấp 2A, TT.Bảy Ngàn, H. CHâu Thành A, Hậu Giang) không chỉ miệt mài tặng gạo cho người nghèo mà còn hiến đất làm đường, xây cầu,…

PC Right 1 GIF
Đề xuất