Các dạng đề nghị luận văn học mà sĩ tử 2k5 nhất định phải nắm chắc

Nghị luận văn học là một phần quan trọng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Văn. Dưới đây là các dạng đề NLVH mà sĩ tử 2k5 cần nắm chắc.

Đỗ Thu Nga
10:00 04/12/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nghị luận văn học là gì?

Nghị luận văn học (NLVH) là dùng lý lẽ của mình để phân tích, bàn bạc, thuyết phục người khác về vấn đề mà mình đang nói tới. Để thuyết phục người khác theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình và từ đó nhận ra những vấn đề nào là đúng là sai. 

Trong văn nghị luận, chúng ta thường gọi thái độ là tình, ý kiến là lý. Để thuyết phục được ý kiến của mình thì cần phải có lập luận sắc bén, dẫn chứng rõ ràng. 

Có mấy kiểu đề văn nghị luận văn học?

Các kiểu đề văn nghị luận lớp 12 thường gặp nhất trong đề thi tốt nghiệp THPT đó là:

- Nghị luận về một tác phẩm/đoạn thơ (bài thơ, đoạn thơ, tác phẩm văn xuôi, trích dẫn văn xuôi).

- Nghị luận về ý kiến bàn về văn học (ý kiến bàn về văn học sử hoặc lý luận văn học; hai ý kiến bàn về văn học đồng hướng hoặc nghịch hướng).

- Kiểu bài so sánh.

Làm một bài văn học hoàn chỉnh, không bỏ sót ý sẽ gồm những bước nào?

1. Tìm hiểu đề

- Đọc kỹ đề, xác định nội dung nghị luận trong tác phẩm.

- Thao tác lập luận.

- Phạm vi dẫn chứng.

2. Tìm ý

- Tìm ý bằng cách đặt ra các câu hỏi: Tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó mang tình cảm, tư tưởng gì? Hình thức nghệ thuật ra sao? Hình thức đó được xây dựng bằng thủ pháp nào?

- Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm...

3. Lập dàn ý

Đây là một bước vô cùng quan trọng, sĩ từ 2k5 nên thực hiện như sau:

31. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (đoạn thơ): hoàn cảnh sáng tác, vị trí.

- Dẫn bài thơ, đoạn thơ

Thân bài:

- Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (theo các ý tìm được ở phần tìm ý.

- Bình luận về vị trí đoạn thơ, bài thơ.

Kết bài:

- Đánh giá vai trò, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng, phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

3.2. Nghị luận về một ý kiến về văn học

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định…

- Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó.

Thân bài:

- Ý khái quát : tóm tắt tác phẩm

- Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề

- Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.

Kết bài:

- Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo)

3.3. Nghị luận về 1 tình huống trong tác phẩm, trích đoạn văn xuôi

Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).

- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).

- Nêu nhiệm vụ nghị luận.

Thân bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác: Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.

- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó:

Tình huống 1….ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.

Tình huống 2…ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.

- Bình luận về tình huống.

Kết bài:

- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm

- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.

4.3. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích

Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).

- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.

- Nêu nhiệm vụ nghị luận.

Thân bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.

- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật…)

- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm.

Kết bài: 

- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.

- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó.

Cuối cùng là viết thành một tác phẩm hoàn chỉnh: Để bài văn có tính liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn, cần quan tâm sử dụng các hình thức chuyển ý (có thể thông qua các từ ngữ chuyển tiếp như: mặt khác, bên cạnh đó, không chì… mù còn… hoặc chuyển ý thông qua các câu văn có ý nghĩa liên kết giữa các đoạn).

Xem thêm: "Share" về tham khảo dần: Những cách dẫn dắt từ mở bài sang thân bài trong bài nghị luận văn học

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận