4 cách chuyển đoạn cực mượt cho bài văn nghị luận văn học

Các bạn học sinh đã bao giờ viết hết một đoạn văn hay một luận điểm mà chưa biết chuyển tiếp ý sao cho mượt mà chưa? Nếu còn chưa biết thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

CÁCH 1 - SỬ DỤNG TỪ NỐI/HỆ THỐNG TỪ NỐI

Các từ nối đã rất quen thuộc đối với chúng mình rồi đúng không nào! Có thể liệt kê “sương sương” các từ thường dùng như: Đầu tiên, tiếp theo, nối tiếp, từ đó, như vậy, tóm lại, hơn nữa, bên cạnh đó,...

Đây là cách nối cơ bản nhất, dễ sử dụng nhất để tạo liên kết cho các đoạn trong bài văn nghị luận văn học.

CÁCH 2 - SỬ DỤNG PHÉP LẶP, NHẮC LẠI NỘI DUNG TƯƠNG ĐỒNG

Nhắc lại hoặc lặp lại một phần nội dung cũng là cách thông dụng để tạo tính liên kết. Tuy nhiên khi sử dụng cách này, các bạn cần chú ý viết khéo léo để không bị lặp từ. Thêm nữa, cụm từ hoặc nội dung lựa chọn để lặp cần hợp lý ở cả hai đoạn.

4-cach-chuyen-doan-cuc-muot-cho-bai-van-nghi-luan-van-hoc-8

CÁCH 3 - SỬ DỤNG LIÊN HỆ MỞ RỘNG LÀM KẾT NỐI

Đây là cách nâng cao hơn một chút. Phần liên hệ mở rộng thường được đan cài trong các phân phân tích văn bản. Đối với các phần liên hệ nằm ở cuối đoạn phân tích, chúng mình hoàn toàn có thể sử dụng để bắt sang luôn phần viết tiếp theo. Cách này không phải lúc nào cũng sử dụng được, khi học văn bản, các bạn để ý để đan cài linh hoạt nhé!

VÍ DỤ MINH HỌA

Với Quang Dũng, chết không bao giờ là hết. Bằng việc sử dụng hình ảnh “áo bào thay chiếu”, ông đã bi tráng hóa cái chết của con người, tráng lệ hóa sự hi sinh của người lính, “anh về đất” biến cái chết trở thành một sự nghỉ ngơi sau những quãng đường xông pha chiến trận làm không khí cả bài thơ bi nhưng không hề lụy. Cái chết của các anh, sự hy sinh của các anh luôn là sự nhắc nhớ trong trái tim đồng đội, đồng bào, sự hi sinh ấy lặng lẽ, âm thầm nhưng luôn cao cả và đáng trọng:

“Vui vẻ chết như như cày xong thửa ruộng.

Lòng khỏe nhẹ anh dân công vui sướng

Nằm trên liếp cỏ ngủ ngon lành"

(Tố Hữu)

Trở lại với những vần thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng không trốn tránh hiện thực mà đã khắc họa sự hi sinh của người lính một cách thanh thản, thầm lặng và cao cả, gây xúc động lòng người, lay động thiên nhiên. 

Nỗi nhớ đã trở thành cội nguồn cảm hứng sáng tạo và làm nên cấu trúc của thi phẩm. Không chỉ nồng nàn nỗi nhớ mà còn cháy bỏng niềm khát khao được thêm một lần nữa sống lại những ngày tháng hào hùng tươi đẹp đã trở thành quá khứ, nhưng không có phép màu kì diệu nào có thể quay ngược thời gian. Có lẽ vì thế mà Quang Dũng đã trở về miền núi rừng bằng con đường hoài niệm, bằng con đường của những giai thoại miền kí ức, đọng lại mãi trong một phần tâm trí nhà thơ, mãi không thể nào phai nhòa. Tây Tiến không phải là một bài thơ tình nhưng vẫn nồng nàn thắp lửa trong mỗi lời thơ bởi đó là nỗi nhớ về một miền núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, nơi Quang Dũng từng trải qua những tháng ngày hành quân gian khổ mà hào hùng: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”

Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng ấy còn thể hiện qua một không gian sương mờ bao phủ rộng cả vùng Tây Bắc. Không gian cứ mênh mông vô tận trong hình ảnh đêm khuya tưởng chừng như rất lạnh lẽo, nặng nề nhưng lại được tiếp thêm sức mạnh: 

“Sài Khao sương lấp đoàn quân

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

4-cach-chuyen-doan-cuc-muot-cho-bai-van-nghi-luan-van-hoc-67

[Phân tích] Dốc ấy, vực ấy chợt làm tôi liên tưởng đến câu hát trong bài ca “Hò kéo pháo”: 

“Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi

Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù”

 Câu hát thể hiện tinh thần quyết chiến của những người lính kéo pháo, cũng là ý chí của bất kì anh bộ đội cụ Hồ nào bước chân ra chiến trường, ý chí quyết tử cho tổ quốc quyết sinh:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa,

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét,

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.

Có thể thấy “khúc độc hành” vừa mạnh mẽ hào tráng vì là khúc ca dành cho những người chiến sĩ anh hùng, vừa phảng phất âm hưởng cô đơn, ngậm ngùi, buồn bã bởi đây là cảm giác không tránh khỏi khi đứng trước cái chết, khi phải đưa tiễn những người thân yêu trong chuyến ra đi cuối cùng.

Quả thực “Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim” (Hoài Thanh) bởi Quang Dũng đã để từng con chữ thoát ra từ lồng ngực mình. Những câu thơ thổn thức của ông về hình tượng người lính Tây Tiến hòa chung vào bản nhạc muôn điệu của thơ ca kháng chiến, bồi đắp thêm những vẻ đẹp của người lính thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thời kỳ của những đau thương và anh dũng.

(Nguồn: Học văn chị Hiên)

Xem thêm: 10 cuốn tiểu thuyết hay nhất Việt Nam ở TK 20: Người học văn nên biết

Đọc thêm

Sống Đẹp xin chia sẻ trọn bộ mở bài nâng cao cho các tác phẩm văn học lớp 12 được trích dẫn từ fanpage "Lớp Văn Thầy Nhật" để các bạn học sinh, nhất là 2k5 tham khảo.

Full mở bài nâng cao cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12 [P1]: 2k5 đừng bỏ lỡ nhé!
0 Bình luận

Sống Đẹp xin tiếp tục chia sẻ phần còn lại "full mở bài năng cao cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12" để các bạn học sinh tham khảo.

Full mở bài nâng cao cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12 [P2]: Áp dụng thi ĐH là quá chuẩn!
0 Bình luận

Theo ý kiến chủ quan từ cá nhân tác giả, đây là những tác phẩm văn học sống mãi cùng thời đại, ẩn sau nó hàm chứa nhiều triết lý nhân sinh hay.

Top 5 cuốn sách đoạt giải Nobel văn học nên đọc ít nhất 1 lần trong đời
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất