Chuyện ở "tâm dịch omicron": Cuộc sống "như địa ngục", không khí u ám, lo lắng tột độ

Sau những tin tức về omicron, nhiều nước trên thế giới đồng loạt áp dụng lệnh hạn chế đi lại với Nam Phi và một số nước châu Phi. Thậm chí có nước lo ngại đến mức nhanh chóng "đóng biên" như Israel. Tại "tâm dịch omicro", không khí u ám vô cùng.

Đỗ Thu Nga
10:03 01/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sự dũng cảm của Nam Phi và cách trả ơn của thế giới

Biến chủng omicron đang khiến toàn cầu hoang mang. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến chủng omicron được xếp vào nhóm "đáng lo ngại", vì theo kết quả giải trình tự gen, biến chủng này có khoảng 50 đột biến. Trong đó có ít nhất 32 đột biến trên protein gai, một cấu trúc giúp virus tăng độ bám dính và xâm nhập vào tế bào cơ thể người, tức là có khả năng lây lan đáng sợ hơn cả Delta – biến chủng vốn "làm mưa làm gió" trên khắp thế giới trong gần 1 năm qua.

Các nhà khoa học Nam Phi đã làm việc không ngừng nghỉ để đưa ra những kết luận ban đầu về siêu biến chủng mới. Họ cố gắng cảnh báo một cách sớm nhất cho thế giới để chúng ta có thể tạo ra một lớp phòng chống hiệu quả nhất.

Thế nhưng, ngay sau khi xuất hiện các thông tin về omicron, thế đã đối xử với Nam Phi thế nào? Rất nhiều chuyến bay đến Nam Phi và một số nước châu Phi bị hạn chế, thậm chí là bị cấm bay vì lo lắng dịch bệnh. Thậm chí có nước lo ngại bóng ma ám ảnh của Delta đến nỗi nhanh chóng "đóng biên" như Israel.

bien-chung-omicron-da-duoc-ghi-nhan-o-bao-nhieu-tinh-nam-phi-8
Nhiều nước đã ra lệnh hạn chế với Nam Phi và một số nước châu Phi

Trong bài phát biểu toàn quốc đầu tiên kể từ khi phát hiện siêu biến chủng, Tổng thống Nam Phi nói rằng: "Chúng tôi kêu gọi tất cả những quốc gia đã áp đặt lệnh cấm đi lại đối với đất nước chúng tôi và các quốc gia láng giềng ở miền Nam châu Phi ngay lập tức và khẩn cấp đảo ngược quyết định đó".

Ông Ramaphosa cho rằng: "Điều duy nhất mà lệnh cấm đi lại sẽ gây ra là thiệt hại hơn nữa cho nền kinh tế của các nước vốn bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 và làm suy yếu khả năng ứng phó và phục hồi của họ sau đại dịch. Những hạn chế này là phi lý và phân biệt đối xử không công bằng đối với đất nước của chúng tôi và các nước láng giềng ở miền Nam châu Phi".

Thế nhưng, dù các nhà nghiên cứu đang cố gắng làm việc, dù chính phủ Nam Phi đã lên tiếng nhưng nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang có dấu hiệu "cô lập" họ.

Trong khi đó tại Nam Phi, một không khí u ám đang bao trùm bởi còn quá nhiều thông tin chưa rõ về loại biến chủng mới được cho kinh hoàng hơn cả Delta.

"Tâm dịch omicron" đang thế nào?

Số ca dương tính với nCoV tăng nhanh trong các sinh viên đã khiến Đại học Công nghệ Tshwane (TUT) ở thủ đô Pretoria của Nam Phi đã quyết định đình chỉ tất cả bài kiểm tra. 

"Tuần trước, giới chức kiểm tra số liệu và nhận ra có quá nhiều sinh viên TUT mắc Covid-19", Nhlanhla Africa Maphosa, sinh viên của trường, cho biết hôm 27/11. "Chúng tôi không có số liệu cụ thể, chỉ biết rằng tỷ lệ sinh viên nhiễm virus là rất cao".

Hiện có rất ít sinh viên TUT muốn nhắc đến biến chủng này, nhưng sự xuất hiện của nó đang khiến nhiều người không tiêm vaccine nghĩ lại, dù trung tâm tiêm chủng của trường đóng cửa cuối tuần qua. Chỉ 22% thanh niên 18-34 tuổi ở Nam Phi đã tiêm vaccine.

"Tôi đang cố động viên họ đi tiêm bởi làm thế có thể tránh được nCoV, loại virus gây chết người và con số tử vong đang tăng lên", Zitha nói. "Bây giờ, khi mở tivi lên, chúng ta đều thấy người dân khắp nơi đi tiêm chủng, nên các bạn tôi cũng phải đi tiêm".

bien-chung-omicron-da-duoc-ghi-nhan-o-bao-nhieu-tinh-nam-phi-5
Sinh viên trong Đại học Công nghệ Tshwane ở Pretoria, Nam Phi, ngày 27/11 (Ảnh: AP)

Tỉnh Gauteng, nơi đặt thủ đô hành chính Pretoria và thành phố lớn nhất Nam Phi Johannesburg, là tâm chấn của làn sóng COVID-19 mới. Theo các bác sĩ, các ca nhiễm biến chủng mới có triệu chứng tương đối nhẹ, số ca nhập viện không tăng đột biến.

Song các chuyên gia cảnh báo đợt lây nhiễm lần này xảy ra chủ yếu ở thanh niên Nam Phi và tình hình có thể nghiêm trọng hơn nếu virus lây lan sang người lớn tuổi chưa tiêm chủng. Có khoảng 41% người trên 18 tuổi ở Nam Phi đã tiêm chủng, nhưng tỷ lệ tiêm ở thanh niên rất thấp.

Hiện tại có ít nhất  ba cơ sở giáo dục đại học Nam Phi là Đại học Cape Town, Đại học Witwatersrand ở Johannesburg và Đại học Free State ở Bloemfontein, đã thông báo quy định tiêm chủng bắt buộc với sinh viên vào năm tới. Một số chuyên gia cho rằng Nam Phi cần đề ra biện pháp quyết liệt hơn.

"Tôi cho rằng quyết định mà Nam Phi sắp đưa ra có lẽ xoanh quanh yêu cầu bắt buộc tiêm chủng với người dân", Mosa Moshabela, giáo sư sức khỏe cộng đồng tại Đại học KwaZulu-Nata ở Durban, nói.

Người dân Nam Phi đang ngần ngại vaccine đến mức chính phủ gần đây đã yêu cầu các bên hoãn giao hàng để có thời gian tiêm hết 19 triệu liều vaccine Pfize và Johnson & Johnson còn tồn trong kho.

Tổng thống nước này đang tích cực kêu gọi người dân đi tiêm. Đây là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng chống dịch COVID-19

Các nhà khoa học từ lâu đã dự đoán sẽ xuất hiện biến chủng mới, nhưng sự trỗi dậy nhanh chóng của Omicron vẫn khiến các chuyên gia y tế Nam Phi bị sốc.

Theo tìm hiểu, làn sóng ca nhiễm mới bắt đầu sau vài bữa tiệc sinh viên viên ở Pretoria. Số ca dương tính ban đầu chỉ vài trăm mỗi ngày, nhưng nhanh chóng tăng vọt lên vài nghìn. Nam Phi hôm 27/11 ghi nhận 3.220 ca nhiễm mới, trong đó 82% được phát hiện ở điểm nóng Gauteng. Con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh của làn sóng trước, khi Nam Phi mỗi ngày ghi nhận hơn 25.000 ca nhiễm.

Tulio de Oliveira, giám đốc Nền tảng Nghiên cứu Sáng tạo và Giải trình tự gene KwaZulu-Natal, cho hay 90% ca nhiễm mới ở tỉnh Gauteng do biến chủng omicron gây ra. Biến chủng này cũng đã được ghi nhận trên toàn 9 tỉnh của Nam Phi.

Xem thêm: Chuyên gia nói gì về tác động của biến chủng Omicron đối với người tiêm 2 mũi vaccine?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận